Cây cỏ xước có tác dụng gì? 10+ Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tác dụng gì? 10+ Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước
Đánh giá bài viết

Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất tuy không đắt tiền, không quý hiếm hay khó tìm như sâm, nhung hay quy nhưng lại là một loại thảo dược có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe chẳng thua kém gì những loại dược liệu quý hiếm đắt tiền.

Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu những thông tin liên quan đến cây cỏ xước như: cách nhận biết cây cỏ xước, cây cỏ xước có tác dụng gì, cây cỏ xước chữa bệnh gì,…. cũng như những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này nhé!

Contents

Mô tả cây cỏ xước

Cây cỏ xước là cây gì?

Cây cỏ xước là một loại cây dại rất đỗi quen thuộc ở nhiều nơi tại vùng quê ở Việt Nam. Tuy nhiên có rất nhiều người không phân biệt được loại cây này vì chúng mọc hoang ở nhiều nơi và thường bị nhầm với một loại cỏ dại ven đường.

Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất
Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất

Thông tin về cây thuốc cỏ xước:

  • Tên dược liệu: Cây cỏ xước
  • Tên gọi khác: Ngưu tất, Ngưu tất nam, Ngưu kinh, Ngưu tịnh, Nam ngưu tất, Hoài ngưu tất hay Thổ Ngưu tất, Hồng ngưu tất.
  • Tên khoa học theo tiếng anh của cây cỏ xước: Achyranthes Aspera L
  • Cây cỏ xước thuộc họ Rau dền – Amaranthaceae.

Đặc điểm thực vật của cây cỏ xước

Trong Y học cổ truyền, cỏ xước là một loại thảo dược còn được gọi với một tên khác phổ biến là ngưu tất. Cái tên này được lý giải như sau: “trên thân cây có những mấu phình to và chúng có hình dáng gần giống những khớp đầu gối đang bò trên mặt đất vì vậy mà được đặt tên là ngưu tất. Trong đó, “ngưu” nghĩa là bỏ và “tất” nghĩa là đầu gối.”

Hình ảnh cây cỏ xước cùng các bộ phận.
Hình ảnh cây cỏ xước cùng các bộ phận.

Cây có xước mang một số đặc điểm thực vật cụ thể như sau:

  • Cây cỏ xước thuộc loại loại thân thảo, chúng có tuổi đời dao động khoảng 3-7 năm, dễ sinh trưởng trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
  • Thân cây cỏ xước cao khoảng 0,5 – 1m, có dáng hình vuông, được bao phủ bên ngoài bằng một lớp lông mềm và những cành cây mọc đối xứng với nhau.
  • Rễ của cỏ xước có màu vàng, hình trụ dài và phần rễ chính đâm sâu xuống đất phình to còn những rễ con mọc đâm lan tỏa xung quanh.
  • Những lá đơn nguyên mọc đối so le nhau có dạng hình trứng nhọn ở phía đầu và nhỏ ở cuống lá. Mỗi lá có chiều dài khoảng 5-12cm và chiều ngang khoảng 2-4cm. Phần mép lá lượn sóng, có hình bắc nhọn giống gai và chúng thường dính vào quần áo khi ta vô tình chạm phải.
  • Cây cỏ xước có nhiều hoa và chúng thường nở rộ vào thời gian khoảng từ tháng 6 đến tháng 8. Hoa của cỏ xước có màu trắng hoặc xám hơi đỏ, mọc thành chùm hoa dài khoảng 20-30cm tại phần đầu cành hoặc kẽ lá và mọc hướng thẳng lên trên.
  • Cây cỏ xước ra quả vào tầm tháng 10, quả mỏng có hình túi hoặc hình bầu dục và bên trong có chứa một hạt hình trứng dài.

Cây cỏ xước có mấy loại?

Theo sách “Từ điển thảo mộc dược học” thì cây cỏ xước gồm có 4 loại chính cụ thể:

  • Achyranthes Aspera var.Argentea – Cây cỏ xước lông trắng: Loại cỏ xước này được tìm thấy ở nhiều nước nhiệt đới như: Việt Nam. Lào, Thái Lan,….
  • Achyranthes Aspera var.Indica – Cây cỏ xước Ấn Độ: Được tìm thấy chủ yếu là ở Ấn Độ.
  • Achyranthes Aspera var.Aspera – Cây cỏ xước xù: Loại này mọc nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên,….
  • Achyranthes Aspera var.Rubrofuscus – Cây cỏ xước có màu xám pha đỏ: Loại cỏ xước này mọc chủ yếu ở Ấn Độ.

Ở Việt Nam, cây cỏ xước phổ biến nhất đó là loại cây cỏ xước lông trắng. Loại cây cỏ xước này là thảo dược được sử dụng nhiều trong những bài thuốc chữa bệnh.

Khu vực phân bố cây cỏ xước

Thảo dược cỏ xước được tìm thấy phần lớn ở những nước châu Á và châu Phi như ở: Việt Nam, Lào, Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Nepal,….

Cây cỏ xước thường mọc chủ yếu ở những sườn đồi, ven rẫy, ven đường hay ven bờ sông và chúng ưa sinh trưởng ở những nơi có đủ ánh sáng và nơi đất ẩm có nhiều dinh dưỡng.

Như đã đề cập ở trên, tại Việt Nam thì xuất hiện chủ yếu là giống cỏ xước lông trắng và chúng mọc hoang ở nhiều nơi khác nhau, chỉ cần đáp ứng có đủ ánh sáng cùng dưỡng chất. Cây cỏ xước mọc nhiều nhất là ở các địa phương có khí hậu thuận lợi điển hình như: Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai,….

Quy trình bào chế dược liệu từ bộ phận của cây cỏ xước

Cây cỏ xước rất dễ sinh sôi ở điều kiện khí hậu của nước ta tuy nhiên chúng phát triển mạnh nhất vào thời gian khoảng từ tháng 2 đến tháng 10. Cây lụi tàn và chết khi chuyển qua mùa đông rồi những hạt cây rơi xuống mặt đất, tiếp tục nảy lộc khi vào mùa xuân.

Loại thảo dược này được thu hái quanh năm để sử dụng làm thuốc. Thông thường, người dân sẽ tận dụng lấy toàn bộ cây và đặc biệt là thân và rễ là được dùng nhiều nhất. Riêng với phần rễ cây, chỉ thu hoạch vào mùa đông nếu muốn dùng làm thuốc khi mà thân lá đã héo và rễ cây phình to.

Cây cỏ xước sau khi thu hoặc có thể được dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần đều được.

Nếu là dược liệu tươi thì cần rửa thật sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hoàn toàn đất cát, tạp chất rồi thái thành đoạn nhỏ và dùng ngay. Cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh nếu không dùng hết một lần.

Bào chế dược liệu từ cây cỏ xước ở dạng sấy khô.
Bào chế dược liệu từ cây cỏ xước ở dạng sấy khô.

Đối với dược liệu khô sẽ có 3 cách làm thuốc như sau:

  • Phơi khô: Sau khi thu hái về cần rửa sạch cây thuốc, thái thành đoạn nhỏ rồi phơi trong bóng râm tới khi khô héo và cây quắt lại. Tới khi cây thuốc đã khô quắt lại hoàn toàn thì bảo quản để dùng dần.
  • Sao vàng hạ thổ: Rửa sạch bụi đất bám trên thảo dược rồi để ráo nước và cắt thành từng đoạn nhỏ. Tiến hành phơi cho tới khi cây thuốc héo khoảng 70% thì đem sao vàng hạ thổ cho khô hoàn toàn.
  • Hun khói: Thường dùng cho việc bào chế rễ cây cỏ xước. Nghĩa là, rễ cây sau khi đào lên thì cần cắt bỏ những rễ nhỏ xung quanh rồi phơi cho tới khi thấy lớp vỏ rễ nhăn lại thì đem hun khói nhiều lần cùng lưu huỳnh. Cắt phần đầu nhọn ở rễ cây ra rồi thái thành những lát mỏng rồi lại phơi cho tới khi khô thì đem đi bảo quản để dùng dần.

Lưu ý: Vị thuốc khô chúng ta cần bảo quản trong lọ kín và để tại nơi khô thoáng, đặc biệt tránh nguồn nước và môi trường ẩm ướt làm mốc.

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Cây cỏ xước có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người khi lần đầu biết đến loại cây này là một vị thuốc thay vì nghĩ nó là một loại cỏ. Cây cỏ xước được người ta tận dụng toàn bộ phần từ thân, lá, hoa cho đến rễ để làm thuốc.

Thông thường, vào mùa hè người ta sẽ bắt đầu thu hoạch cây sau đó mang về rửa sạch rồi dùng làm thuốc. Theo Đông y, cây cỏ xước có tính mát, vị chua và cả vị đắng. Theo đó, loại thảo dược này rất hiệu quả trong việc điều trị một số trứng bệnh cụ thể như sau:

  • Bổ gan, mạnh gân cốt
  • Chữa tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
  • Chống viêm rất tốt ở giai đoạn mạn, cấp tính.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như: phong tê thấp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp cùng những bệnh lý cột sống khác.

Ngoài ra, một số công dụng khác của cây cỏ xước cần kể đến như: trị cảm cúm, sổ mũi và sốt rét. Hỗ trợ điều trị những bệnh về đường nước tiểu như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu tiện không lợi; chữa bệnh phụ nữ như kinh nguyệt không đều hay đau bụng kinh.

Cây cỏ xước chữa bệnh gì?

Cây cỏ xước chữa sỏi thận, sỏi mật

Cây cỏ xước có khả năng thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật và giảm đau cho đường mật, hỗ trợ làm giảm những triệu chứng do sỏi thận gây nên đồng thời làm giảm hiện tượng vàng da ở người bệnh.

Cây cỏ xước hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh sỏi mật, sỏi thận.
Cây cỏ xước hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh sỏi mật, sỏi thận.

Hơn nữa, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần lá cây cỏ xước chứa chất có tác dụng chống tăng sinh trên những tế bào ung thư, gồm có ung thư tuyến tụy. Có thể tham khảo một số bài thuốc chữa những vấn đề về sỏi mật như sau:

Cỏ xước chữa suy thận, vàng da, phù thũng và nặng chân:

Bài thuốc gồm những vị sau:

  • Rễ cỏ xước sao vàng (30g), mã đề cả cây (30g), cúc bách nhật cả cây (30g) và cỏ mực (30g).
  • Sắc tất cả những nguyên liệu trên với mực nước vừa đủ.
  • Uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi ngày 1 thang và uống duy trì trong khoảng từ 7-10 ngày.

Cỏ xước chữa vàng da, phù thũng:

Bài thuốc gồm các vị: cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề và dây khố rách, mỗi loại sử dụng 20-25g.

  • Rửa sạch và sắc cùng nước để uống.
  • Sử dụng 2 lần mỗi ngày, sáng và tối.

Cỏ xước chữa vàng da do tắc mật:

  • Bài thuốc gồm các vị: cây cỏ xước (100g), 1 bộ gan lợn. Tiến hành nấu chung với nhau cho thật nhừ.
  • Sau khi đun xong, chắt lấy nước và uống trong ngày.

Cây cỏ xước chữa tiết niệu

Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, cây cỏ xước có công dụng trong việc giúp ngăn chặn và làm giảm giúp sự phát triển của sỏi oxalate canxi trong mô thận và giảm những tổn thương thận, đặc biệt giảm ure huyết thanh và creatinine huyết thanh.

Ngoài ra, việc sử dụng cỏ xước trong điều trị còn làm giảm các thay đổi trong cấu trúc mô thận, giảm kích thước của những tinh thể. Nhờ đó, làm giảm những triệu chứng của tổn thương thận như là đái đục hay tiểu tiện đau buốt,….

Bài thuốc chữa đái ra máu với cây cỏ xước:

Sử dụng: rễ cỏ xước (20g), củ mài sao vàng (40g), hạt sen sao vàng (40g), bông mã đề, cỏ nhọ nồi sao đen và lá trắc bách diệp sao cháy.

  • Tán tất cả những nguyên liệu này thành bột mịn.
  • Sử dụng bột tán để pha nước uống, 2 lần mỗi ngày và mỗi lần 12g.

Bài thuốc cây cỏ xước chữa tiểu tiện đau buốt:

  • Sử dụng khoảng 20g cỏ xước sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).

Bài thuốc cây cỏ xước chữa đái đục:

  • Bài thuốc gồm những vị: rễ cỏ xước (20g), củ mài (20g), rễ bấn trắng (12g), rễ cỏ tranh (12g), bông mã đề sao (12g). Sắc tất cả với nước để uống trong ngày chữa sốt sóng và sổ mũi.
  • Sử dụng cỏ xước cùng lá diễn và đơn buốt mỗi loại khoảng 30 để sắc nước uống.

Cây cỏ xước chữa bệnh về xương khớp

Cây cỏ xước trong dân gian được dùng để trị những bệnh viêm khác nhau trong đó có viêm khớp. Theo một số nghiên cứu, cây cỏ xước có cơ chế chống viêm dựa vào hợp chất saponin giúp giảm những cơn đau sưng đồng thời cải thiện mức độ vận động của người bệnh.

Ngoài ra, cỏ xước còn làm giảm đáng kể sự tăng sản hoạt dịch thâm nhiễm tế bào viêm làm phá hủy xương khớp nhờ vào thành phần có saponin.

Cây cỏ xước trong dân gian được dùng để điều trị bệnh viêm khớp.
Cây cỏ xước trong dân gian được dùng để điều trị bệnh viêm khớp.

Tham khảo một số bài thuốc chữa xương khớp sau:

Chữa viêm khớp dạng thấp

  • Bài thuốc gồm những vị: Rễ cây cỏ xước ngâm rượu sao vàng (20g), tang sinh ký (16g), dây đau xương (16g), độc hoạt (12g), đương quy (12g), tục đoạn (12g), bạch thược (12g), đảng sâm (12g), tần giao (12g), thục địa (12g) cùng quế chi (8g), xuyên khung (8g), tế tân (6g) và cam thảo (6g).
  • Sắc tất cả những nguyên liệu cùng với lượng nước vừa đủ.
  • Nước sau khi sắc xong chia làm 3 phần uống sáng, trưa và tối. Mỗi ngày uống một thang và duy trì trong khoảng 10 ngày.

Chữa đau nhức xương khi thay đổi thời tiết

  • Sử dụng 15-20g cỏ xước sao vàng hạ thổ rồi sắc nước uống trong ngày. Uống theo từng đợt, mỗi đợt diễn ra trong khoảng 15 ngày.
  • Sử dụng 40g rễ cỏ xước, 20g rễ lá lốt, thêm hoặc không thêm vào 40g rễ cây ké đầu ngựa. Sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa đau thần kinh tọa

  • Sử dụng 20g rễ cỏ xước, 16g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 12g củ ráy, 12g tô mộc, 12g cầu tích, 16g đỗ trọng, 12g ngải cứu, 20g ý dĩ, 12g lá thông cùng 1 lít nước.
  • Sắc tất cả nguyên liệu trên cùng 1 lít nước tới khi cạn còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

Trị bệnh gout

  • Bài thuốc gồm các vị: cỏ xước, rễ cây cẩu trùng vĩ, lá tất bát và rễ bưởi bung, mỗi vị sử dụng 15g. Thái mỏng và sao vàng tất cả những nguyên liệu trên.
  • Sắc nguyên liệu trên cùng 4 bát nước cho tới khi cạn còn 2 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Duy trì dùng trong vòng 7-10 ngày.

Cây cỏ xước chữa tai mũi họng

Cây cỏ xước trong dân gian hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
Cây cỏ xước trong dân gian hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến tai mũi họng.

Trong cỏ xước có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm như là: axit phenolic, ancaloit, terpenoid, glycoside và tannin. Vì vậy, sử dụng cỏ xước có thể làm giảm những tổn thương trong trường hợp bị viêm lở loét.

Ngoài ra, trong cỏ xước còn được cho là có chứa fructan và saponin nên có tác dụng điều hòa miễn dịch nhờ vào khả năng tăng cường những phản ứng miễn dịch có chọn lọc.

Cỏ xước chữa miệng lưỡi lở loét

  • Sử dụng một nắm cây cỏ xước ngâm rượu nhai nát và ngậm nuốt nước.
  • Có thể sử dụng nước sắc cây cỏ xước cô đọng và ngậm uống.

Cỏ xước chữa hóc xương thông thường

Sử dụng 1 nắm cỏ xước, nhai nuốt dần nước và lấy phần bã để đắp ở cổ.

Cỏ xước chữa viêm mũi dị ứng

  • Bài thuốc gồm các vị: Rễ cỏ xước (30g), lá diễn (20g) và đơn buốt (20g).
  • Sắc cùng 400ml cho tới khi còn 100ml. Sử dụng uống trong ngày và tốt nhất là uống khi thuốc còn ấm.
  • Duy trì sử dụng trong 5 ngày.

Cỏ xước chữa máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch

Theo một số khảo sát trên chuột chỉ ra rằng uống nước cỏ xước trong vòng 4 tuần có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và triglycerid, LDL cholesterol một cách đáng kể, đồng thời tăng lượng lớn HDL cholesterol ở chuột bị tăng lipid máu. Đặc biệt, cỏ xước còn không làm ảnh hưởng gì tới chức năng gan.

Cây cỏ xước hiệu quả trong việc điều trị tình trạng máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Cây cỏ xước hiệu quả trong việc điều trị tình trạng máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.

Để chữa mỡ máu hay xơ vữa với cây cỏ xước, bạn có thể tham khảo áp dụng một số cách sau:

Cách 1:

  • Sao vàng 20g sao vàng và cỏ xước 30g rồi sắc chung với ngưu tất.
  • Sử dụng nước để uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi ngày 1 thang.

Cách 2:

  • Bài thuốc gồm các vị: Cỏ xước (16g), đương quy (16g), hạt lạc giời sao vàng (12g), cỏ cứt lợn (12g), nấm mèo (10g) và hạn liên thảo (20g).
  • Sắc tất cả những nguyên liệu trên cùng lượng nước vừa đủ rồi chia thành 3 lần uống.
  • Duy trì sử dụng trong khoảng 20-30 ngày.

Cách 3:

  • Sử dụng: 6g cỏ xước, 10 cây thành ngạch.
  • Sắc tất cả các nguyên liệu trên cùng một lượng nước vừa đủ cho đến khi cạn còn ⅓.
  • Thời điểm tốt nhất là uống sau ăn 30 phút và duy trì uống trong 2 tháng.
  • Nghỉ 3 ngày rồi dùng liệu trình tiếp theo nếu chưa dứt bệnh.

Cây cỏ xước chữa bệnh trĩ

Theo y học, nước sắc của cỏ xước có vị đắng, chua và hơi chát, hơi khó uống nhưng có tính bình và không độc. Phần rễ cây có chứa axit oleanolic giúp kháng viêm, lợi tiểu, chống oxy hóa, thanh nhiệt nên nó hữu ích trong việc chữa trị bệnh trĩ.

Sử dụng cây cỏ xước trong chữa trị bệnh trĩ.
Sử dụng cây cỏ xước trong chữa trị bệnh trĩ.

Cách sử dụng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ khá đơn giản như sau:

  • Các vị gồm: cây cỏ xước (30g), cỏ gấu (30g) và mần trầu.
  • Cỏ gấu cần sơ chế kỹ đảm bảo được dược  tính. Cỏ gấu chia làm 4 phần, 1 phần ngâm với nước gừng 5%, 1 phần ngâm giấm, 1 phần ngâm rượu 35-40 độ và 1 phần ngâm với nước muối 5% trong vòng 12 giờ.
  • Thái nhỏ tất cả nguyên liệu trên rồi đem đi sao vàng và sắc cùng 3 bát nước.
  • Đun cạn tới khi còn 1 bát nước thì chắt ra và chia nước làm 2 -3 lần uống.
  • Duy trì sử dụng từ 5-7 ngày.

Cây cỏ xước chữa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường xảy ra ở những người hay nạp vào cơ thể nhiều đồ ngọt, béo phì, thừa cân,…. Bệnh tiểu đường là một bệnh lý khá nguy hiểm, gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Theo y học cổ truyền, cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nếu biết sử dụng đúng cách. Cách dùng là sử dụng cỏ xước sắc cùng với mộc thông, rễ cỏ tranh, cỏ tháp bút sắc, mã đề cùng 15g bột hoạt thạch. Lấy phần nước cốt và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Một số bài thuốc khác từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tác dụng gì chúng ta đã trả lời được qua những thông tin ở trên. Tiếp sau đây chúng ta cùng tham khảo một số công dụng khác của loại thảo dược này. Cụ thể, cỏ xước còn giúp cải thiện những tình trạng như: quai bị, trị mụn, chướng bụng hay kinh nguyệt không đều,….

Cây cỏ xước chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều

  • Bài thuốc gồm các vị: rễ cây cỏ xước (20g), rễ gai (30g), cỏ cú (16g), ích mẫu (16g), nghệ xanh (16g).
  • Sắc tất cả những nguyên liệu trên cùng lượng nước vừa đủ.
  • Chia uống 3 lần trong 1 ngày, mỗi ngày 1 thang.
  • Duy trì sử dụng trong 10 ngày.

Cây cỏ xước chữa quai bị

  • Sử dụng rễ cỏ xước, thêm nước để xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Chắt lấy phần nước để súc miệng và uống, còn phần bã dùng đắp lên chỗ bị sưng đau.

Cây cỏ xước chữa chướng khí và mê man nguy cấp

  • Sử dụng khoảng 1 nắm khoảng 30g cây cỏ xước sắc nước uống trong ngày.

Cây cỏ xước trị mụn, đẹp da

  • Cỏ xước cần rửa sạch với nước muối, thêm nước lọc và xay nhuyễn.
  • Lấy phần nước cốt thoa lên da hoặc các nơi có mụn mọc.
  • Đắp mỗi lần khoảng 30 phút, sử dụng 2 lần cho mỗi tuần.
Cây cỏ xước hỗ trợ làm đẹp da.
Cây cỏ xước hỗ trợ làm đẹp da.

Sử dụng cây cỏ xước có tác hại gì không?

Trước khi sử dụng cây cỏ xước chúng ta cần biết được một số tác hại (tác dụng phụ) của loại cây này.

Theo các nghiên cứu, mặc dù cây cỏ xước hoàn toàn không gây ra những biến chứng khi sử dụng tuy nhiên với các bệnh nhân mắc những bệnh liên quan đến tiêu hóa hay dạ dày cần chú ý khi sử dụng loại thảo dược này.

Lý do là vì nếu không sử dụng đúng cách cũng như đúng liều lượng thì rất có thể người bệnh sử dụng nó sẽ gặp những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài kéo dài.

Cần kiêng không được sử dụng các bài thuốc với cỏ xước cho những đối tượng gồm:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong những bài thuốc.
  • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú, đặc biệt cần cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, các bệnh về đường ruột có thể gặp các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy,…. thì không nên dùng.
  • Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng cây cỏ xước khi có sự chỉ định cùng hướng dẫn kỹ càng từ bác sĩ nếu không muốn gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Lời Kết

Cỏ xước là một vị thuốc cổ truyền có nhiều tác dụng quý nên được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nó có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng laoij thảo dược này để có thể phát huy hết công dụng của nó đối với sức khỏe cũng như kiểm soát được rủi ro và những tác dụng phụ không mong muốn.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu được cây cỏ xước là cây gì, cây cỏ xước chữa bệnh gì,…. cũng như cách nhận biết cây cỏ xước. Cảm ơn bạn đã theo dõi, truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để tìm kiếm nguồn kiến thức bổ ích về mọi lĩnh vực trong cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *