Lạm phát là gì? Tất tần tật những điều cần biết về lạm phát

Lạm phát là gì? Tất tần tật những điều cần biết về lạm phát
Đánh giá bài viết

Lạm phát là gì? Lạm phát là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong kinh tế và đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tỷ lệ lạm phát là gì, siêu lạm phát là gì hay bản chất và công thức tính lạm phát là gì? Do đó, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có được cái nhìn tổng quan nhất về lạm phát bạn nhé!

Bản chất của lạm phát là gì? Ví dụ

Lạm phát là gì? Theo Wikipedia, lạm phát chính là sự gia tăng của mức giá chung trên hàng hóa/dịch vụ theo thời gian. Ngoài ra, theo góc nhìn của kinh tế vĩ mô, lạm phát còn là sự mất giá của một vài loại tiền tệ nào đó.

Hay hiểu đơn giản hơn, khi lạm phát gia tăng, giá cả sẽ gia tăng, từ đó một số đơn vị tiền tệ sẽ mua hoặc chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây; khiến sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ suy giảm. 

Bản chất của lạm phát là gì?
Bản chất của lạm phát là gì?

Ví dụ:

  • Vào năm 2018, để mua được bát bún bò, người dân chỉ cần trả 30.000 VNĐ. Thế nhưng, đến năm 2022, để mua được một bát bún bò, người cần cần trả đến 45.000 – 50.000 VNĐ/bát.
  • Giá xăng dầu trong nửa đầu năm 2022 đã tăng 12 lần, trong đó xăng RON 95-III tăng 8.505 VNĐ/lít, xăng E5RON92 tăng 7.967 VNĐ/lít.

Phân loại lạm phát

Tính tới thời điểm hiện tại, lạm phát đang được phân loại theo đơn vị % và có 3 mức độ như:

STT Mức độ Đặc điểm
1 Lạm phát tự nhiên (0-10%) Các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được duy trì, hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dân vẫn có thể diễn ra ổn định.
2 Lạm phát phi mã (10-999%) Nền kinh tế của quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng, đồng tiền sẽ bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.
3 Siêu lạm phát (>1000%) Nền kinh tế của quốc gia sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại như trạng thái bình thường.

Công thức tính lạm phát

Để tính được chính xác mức lạm phát của một quốc gia, chúng ta có 2 công thức sau:

  • Công thức 1:  Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại= (Giá trị chỉ số CPI gần nhất/Giá trị CPI ban đầu) x 100
  • Công thức 2: Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại= [(Chỉ số giảm phát GDP 2024 – chỉ số giảm phát GDP 2023)/Chỉ số giảm phát GDP 2023] x 100

Ví dụ: Giả sử CPI năm 2023 là 98, CPI năm 2024 là 105, hãy tính tỷ lệ lạm phát của năm 2024 so với năm 2023?

Giải

Ta có, tỷ lệ lạm phát của năm 2024 so với năm 2023 = (Giá trị chỉ số CPI 2024/Giá trị CPI 2023) x 100

→  Tỷ lệ lạm phát của năm 2024 so với năm 2023 =  10598 x 100 = 107.14%

Hoặc, ta có: Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại= [(Chỉ số giảm phát GDP 2024 – chỉ số giảm phát GDP 2023)/Chỉ số giảm phát GDP 2023] x 100

→ Tỷ lệ lạm phát kỳ 2024 so với 2023 = 105-9898 x 100 = 107.14%

Nguyên nhân lạm phát kinh tế

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát, thế nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến các nguyên nhân phổ biến như:

Lạm phát do cầu kéo

Đây là tình trạng tăng giá của một số mặt hàng nào đó trên thị trường, kéo theo hàng loạt những mặt hàng liên quan khác cũng tăng. Do đó, lạm phát do cầu kéo chính là việc mất giá của đồng tiền khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Ví dụ: Khi giá xăng dầu tăng, các dịch vụ/hàng hóa như: giá xe khách, cước xe taxi, ngành ẩm thực,… cũng tăng theo.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi hàng hóa xuất khẩu tăng đột biến, dẫn đến tổng cầu lớn hơn tổng cung. Từ đó, hàng hóa trong nước sẽ được thu gom để xuất khẩu; khiến lượng hàng nội địa giảm mạnh. Lúc này, giá cả của hàng hóa nội địa sẽ bị tăng cao do phải thu gom cho xuất khẩu, dẫn đến tình trạng lạm phát.

Xuất khẩu lạm phát là gì?
Xuất khẩu lạm phát là gì?

Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng nông sản tăng càng nhanh (vượt quá số lượng quy định) thì mặt hàng nông sản trong nước sẽ được thu gom lại, xuất khẩu đi thị trường nước ngoài. Lúc này, mặt hàng trong nước sẽ trở nên khan hiếm, kết hợp với nhu cầu tiêu dùng không giảm, khiến tình trạng giá bán được đẩy lên cao hơn.

Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do nhập khẩu là tình trạng thuế nhập khẩu gia tăng hoặc mức giá chung của cả thế giới bị gia tăng, kéo theo giá hàng hóa nhập khẩu, giá bán sản phẩm cũng tăng. 

Hiện nay, ta có thể thấy rõ nguy cơ của lạm phát trong thị trường Việt Nam khi giá nhập khẩu của xăng dầu, sắt thép đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Do đó, giá thành của các mặt hàng khác trong nước cũng tăng theo.

Nhập khẩu lạm phát là gì?
Nhập khẩu lạm phát là gì?

Ví dụ: Hiện nay, giá mặt hàng phân bón trên thế giới đang tăng cao. Trong khi Việt Nam là xuất nhập khẩu 100% phân NPK, do đó giá phân NPK trong nước ta sẽ có giá cao hơn bình thường.

Lạm phát tiền tệ

Thông thường, lạm phát tiền tệ chỉ xảy ra khi ngân hàng mua quá nhiều ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn so với quy định, dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều. Từ đó, nhu cầu giá hàng hóa/dịch vụ cũng tăng cao.

Tác hại của lạm phát là gì?

Từ các phân tích trên, ta có thể thấy lạm phát có ảnh hưởng không hề nhỏ tới nền kinh tế quốc gia. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến một số khía cạnh sau đây:

Sản xuất

Khi lạm phát tăng, giá của các mặt hàng là nguồn cung cho hoạt động sản xuất cũng tăng, khiến cho chi phí sản xuất và giá cả thị trường cũng tăng theo. Mặc dù ảnh hưởng xấu đến thị trường và người tiêu dùng, thế nhưng những nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ thu được nhiều lợi hơn khi lạm phát xảy ra. Do đó, những người này thường cố gắng mua thật nhiều sản phẩm để dự trữ nhằm chờ đợi cơ hội tăng giá bán.

Việc làm & thu nhập

Do lạm phát tăng nên nhu cầu tiêu dùng và chi phí mà người dân phải chi trả sẽ cao hơn. Vì thế nên tiền lương của người lao động cũng phải được tăng tương ứng.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chưa trả cho người lao động tiền lương theo tốc độ tăng giá thành sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa trên thị trường. Từ đó tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, mức sống của người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội.

Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Đây có thể coi là tác hại lớn nhất của một quốc gia khi có tỷ lệ lạm phát cao. Bởi, chúng sẽ:

  • Nâng độ chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua, sản lượng, giá cả của dịch vụ/hàng hóa.
  • Tạo ra sự phân hóa giàu – nghèo rõ rệt
  • Giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia
  • Có nguy cơ khiến nền kinh tế quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng khi đồng tiền mất giá nhưng giá thành liên tục leo thang.

Biện pháp kiểm soát lạm phát

Giảm bớt lượng tiền

Có thể nói, một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát chính là sự mất giá của đồng tiền, do đó, nhà nước nên ngừng phát hành tiền để giảm lượng tiền lưu thông. Đồng thời, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tiền gửi cần tăng cao để thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nhà nước có thể tăng thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu của người dân; tăng lượng hàng hóa/dịch vụ cung cấp cho thị trường trong nước.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ lượng tiền lưu thông trên thị trường, thúc đẩy cung cấp hàng hóa cũng là biện pháp cần được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Bởi, chỉ khi lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tương đương với nhu cầu mua hàng hóa thì tỷ lệ lạm phát mới có thể giảm dần. 

Đặc biệt, các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt được diễn biến thị trường hàng hóa, nhất là các loại dịch vụ, sản phẩm thiết yếu. Qua đó, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tương ứng, phù hợp với tình hình thực tế.

Mộ vài biện pháp khác

Ngoài ra, để kiểm soát được lạm phát, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng các điều sau:

  • Đáp ứng đủ số lượng lương thực, thực phẩm trong và ngoài nước.
  • Các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, hỗ trợ người dân giảm thuế, hỗ trợ tiền thuê nhà, tăng lãi suất, giảm lãi vay,… nhằm bình ổn giá cả và giảm áp lực lạm phát gia tăng.
  • Đề xuất, triển khai các biện pháp bình ổn giá ngay lập tức khi có biến động lớn về giá.
  • Tích cực kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đầu cơ hoặc tăng giá bất hợp lý.

XEM THÊM: Nhân viên QA là gì? Những công việc mà QA phải làm

Trên đây là toàn bộ thông tin về lạm phát mà Thợ Sửa Xe muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu lạm phát là gì, tỷ lệ, chỉ số lạm phát là gì, công thức tính lạm phát,… Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *