Nhân viên QA là gì? Những công việc mà QA phải làm

Nhân viên QA là gì? Những công việc mà QA phải làm
Đánh giá bài viết

Mặc dù đã từng nghe nhiều đến việc làm nhân viên QA nhưng chưa hẳn bạn đã biết công việc cụ thể của một nhân viên QA là gì? Yêu cầu công việc có khó không là điều nhiều người tìm việc thắc mắc. Nắm được mô tả chi tiết những công việc mà nhân viên QA phải làm sẽ giúp ứng viên có những định hướng tương lai và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng.

Nhân viên QA là gì?

Nhân viên QA là từ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Quality Assurance, chỉ người thực hiện hoạt động theo dõi, giám sát và quản lý để đảm bảo quy trình phát triển sản phẩm được thực hiện theo một quy chuẩn nhất định. 

Bên cạnh đó, họ cũng xây dựng các quy định, song song đó là kiểm tra và đánh giá thường xuyên để đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên ngày càng gia tăng.

Nhân viên QA - Quality Assurance thực hiện theo dõi, giám sát và quản lý quy trình phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp.
Nhân viên QA – Quality Assurance thực hiện theo dõi, giám sát và quản lý quy trình phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp.

Như vậy qua định nghĩa trên thì bạn đã biết được nhân viên QA hay bộ phận QA là gì. Sau đây là những thông tin chi tiết về công việc cụ thể mà bộ phận QA phải làm.

Nhiệm vụ, công việc của nhân viên QA là gì?

Nhiệm vụ của bộ phận QA ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc theo loại sản phẩm được sản xuất cũng như yêu cầu của mỗi công ty và có thể bao gồm các công việc như sau:

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Quản lý hệ thống quy trình, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của sản phẩm
  • Phối hợp với các tổ trưởng bộ phận, nhân viên thiết lập hệ thống quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm thành phẩm, và hướng dẫn quản lý chất lượng sản phẩm,….
  • Tiến hành thực hiện, kiểm soát hệ thống các quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn,… nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra đạt chất lượng và tiêu chuẩn theo yêu cầu.
  • Quản lý hệ thống các báo cáo cùng tài liệu liên quan.
Kiểm soát quy trình sản xuất
  • Kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào. Đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
  • Giám sát những thông số kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
  • Kiểm tra và giám sát xuyên suốt quá trình sản xuất theo các công đoạn của công nhân.
  • Tiến hành phân loại, phát hiện những sản phẩm, bán phẩm chưa đạt tiêu chuẩn và yêu cầu công nhân sửa chữa.
  • Hàng ngày kiểm tra, đánh giá chất lượng của các sản phẩm thành phẩm, bán thành phẩm, vật tư đầu ra và thực hiện ký xác nhận lô sản phẩm đạt yêu cầu.
Báo cáo và giải quyết sự cố
  • Khi phát sinh sự cố ví dụ như: Dây chuyền sản xuất bị hỏng, sản phẩm bị trả về,… phải báo cáo ngay với quản lý sản xuất để lên phương án giải quyết kịp thời.
  • Phối hợp với những bộ phận liên quan tìm hiểu về nguyên nhân và đề ra hướng xử lý, đồng thời triển khai thực hiện và đánh giá kết quả của việc xử lý.
  • Thông báo cho những ca khác được biết nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại gây ra cho nhà máy.
Những công việc khác
  • Kiểm tra mẫu, chất lượng của sản phẩm mới.
  • Hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho những công nhân mới.
  • Phối hợp cùng những bộ phận liên quan đến cải tiến sản phẩm, hệ thống quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
  • Lập các báo cáo chất lượng theo các quy định của nhà máy.
  • Thực hiện việc ghi chép và lưu trữ hồ sơ, thông tin đúng quy trình.
  • Báo cáo công việc hàng ngày/ tuần/tháng cho người quản lý trực tiếp.
  • Thực hiện những công việc khác khi được cấp trên giao phó.

Yêu cầu trình độ và kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QA

Nhân viên QA là một phần quan trọng không thể thiếu trong các ngành đặc thù như may mặc, xây dựng,…. Đối với một nhân viên QA, các kỹ năng cơ bản và phẩm chất cá nhân trong công việc là yếu tố quan trọng hơn bất cứ loại bằng cấp nào. Nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tuyển nhân viên QA dựa trên kỹ năng và tính cách của họ và sau đó sẽ đào tạo bổ sung chuyên môn cao trong quá trình làm việc.

Yêu cầu trình độ và kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QA
Yêu cầu trình độ và kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QA

Yêu cầu bằng cấp của nhân viên QA là gì?

Ứng viên tốt nghiệp Trung cấp hoặc thậm chí chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 nhưng có kiến thức sâu rộng về ngành nghề mà họ theo đuổi cũng như sở hữu các kỹ năng cần thiết, họ sẽ có ưu thế hơn so với những người dù tốt nghiệp Đại học nhưng lại thiếu kiến thức thực tế.

Các kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QA giỏi

Để trở thành nhân viên QA giỏi, bên cạnh kiến thức chuyên môn ứng viên còn phải sở hữu các kỹ năng cần thiết như sau:

  • Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này giúp bạn thu thập và phân tích thông tin, từ đó tìm ra những xu hướng mới nhất cũng như những điểm khác biệt. Do đó, bạn hãy trau dồi kỹ năng phân tích để có thể áp dụng vào công việc của một nhân viên QA một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng tổ chức công việc: Giúp theo dõi các quy trình kiểm tra, kết quả và tài liệu, đồng thời đưa ra các đề xuất.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản: Để soạn thảo những văn bản tài liệu chính xác và đúng theo yêu cầu thực tế cũng như đọc hiểu được những hướng dẫn của công ty và đối tác.
  • Kỹ năng giao tiếp: Để tham gia vào quá trình đào tạo nhân viên QA cũng như nhân viên sản xuất và cùng nhau phát hiện, sửa lỗi trong suốt quá trình làm việc.
  • Tỉ mỉ, chi tiết: Để phát hiện ra các điểm còn chưa đúng, chưa tuân thủ quy định, hướng dẫn và đưa ra những gợi ý để khắc phục. Hơn nữa kỹ năng này giúp bạn đọc và phân tích từng chi tiết trong những văn bản hướng dẫn và nội quy của từng ngành, từng công ty.
Một nhân viên QA giỏi đáp ứng đủ kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng mềm cần thiết.
Một nhân viên QA giỏi đáp ứng đủ kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng mềm cần thiết.
  • Tư duy logic: Để phát hiện các vấn đề và đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng của quy trình sản xuất.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Công việc của một nhân viên QA là thực hiện kiểm tra tất cả các công đoạn. Tuy nhiên các trường hợp kiểm tra không phải tất cả đều mất một khoản thời gian như nhau. Theo đó, bạn cần phải đưa ra mức độ ưu tiên đối với các công việc phải thực hiện trong một ngày.
  • Thừa nhận lỗi của bản thân: Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi dù lớn, dù nhỏ quan trọng là có biết thừa nhận chúng là lỗi của bản thân hay không. Trong quá trình kiểm tra chất lượng, có đôi khi bạn có thể bỏ sót một vài lỗi quan trọng hay xác định vấn đề, lỗi ở các công đoạn sai dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến cãi nhau và tranh luận hơn thua, thay vào đó hãy thừa nhận lỗi và cố gắng không lặp lại nữa.
  • Luôn học hỏi: Những phần mềm quản lý, kiểm tra đều là công nghệ mà công nghệ thì ngày một phát triển. Là một nhân viên QA, bạn cần chuẩn bị để theo kịp những xu hướng công nghệ mới nhất nhằm tránh bị lạc hậu. Hơn nữa, việc biết càng nhiều thì giúp bạn ngày càng tiến bộ đồng thời giá trị trong công ty của bạn sẽ ngày càng cao và đương nhiên cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn.
Luôn cập nhật các phần mềm quản lý, kiểm tra mới nhất.
Luôn cập nhật các phần mềm quản lý, kiểm tra mới nhất.

XEM THÊM: 

Lời Kết

Có thể nói rằng một nhân viên QA khá giống với một người cảnh sát đang chấp hành nhiệm vụ đảm bảo cho mọi người tuân theo pháp luật. Còn nhiệm vụ của người nhân viên QA là giám sát, đảm bảo cho mọi người tuân thủ theo quy định, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng để hạn chế tối đa những rủi ro, đem lại thêm nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi thế QA thực sự là một vị trí rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Với những thông tin trên đây, mayruaxegiadinh.com.vn hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang muốn tìm hiểu và lựa chọn ngành QA để phát triển sự nghiệp. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *