Phép nối được xem là một trong những phép liên kết quan trọng nhất của văn bản, giúp nối các câu đơn lẻ lại với nhau thành một thể thống nhất. Vậy phép nối là gì? Phép nối có chức năng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phép nối thông qua phạm vi bài viết dưới đây nhé!
Phép nối là gì? Cho ví dụ
Phép nối là gì? Trong Ngữ văn lớp 9, phép nối được hiểu là việc các cụm từ chuyển tiếp, có khả năng liên kết 2 hoặc nhiều câu lại với nhau. Chúng có thể là từ nối, quan hệ từ, trợ từ, phụ từ, kết ngữ, tính từ hoặc một số quan hệ về các chức năng ngữ pháp trong câu.
Ví dụ:
“Trong suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có tới thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con cùng đến. Nhưng cái cảnh thăm chồng ở chiến trường miền Đông không hề đơn giản” – Trích “Chiếc lược ngà” – tác giả Nguyễn Quang Sáng.
→ Trong câu trên, tác giả đã sử dụng từ “nhưng” để liên kết câu trước và câu sau, nhằm thể hiện sự tương phản và làm nổi bật lên sự khó khăn trong những năm tháng kháng chiến.
Phân loại phép nối lớp 9
Căn cứ vào mục đích sử dụng mà phép nối được chia thành 4 loại chính sau: phép nối quan hệ từ, phép nối tổ hợp từ, phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp và phép nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ.
Dưới đây là bảng phân loại 4 phép nối phổ biến và ví dụ của chúng, mời bạn tham khảo:
Các loại phép nối | Định nghĩa | Ví dụ |
Phép nối tổ hợp từ | Là loại phép nối gồm có từ kết hợp/đại từ phụ như: với lại, thế thì, bởi thế, do đó, nếu vậy, vì vậy, tuy vậy,…
Là tổ hợp những từ có khả năng liên kết như cụ thể là, tóm lại là, nhìn chung, ngược lại, nghĩa là, tiếp theo, trên đây … |
Em đang rất mệt và muốn được nghỉ ngơi một chút. Vì thế, trong lúc em nghỉ ngơi đừng ai làm phiền em nhé!
→ Từ “vì vậy” có vai trò liên kết 2 câu đơn với nhau. |
Phép nối quan hệ từ | Là cách sử dụng các hư từ nhằm liên hệ các từ ngữ trong cùng một ngữ pháp câu, cụ thể như: vì, nếu, nhưng, còn, tuy mà, thì, với,… | Lan là một cô gái gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống: không thể tự mình đi lại, có một sức khỏe yếu ớt,… Thế nhưng bạn ấy vẫn luôn tỏ ra vui vẻ, niềm nở với tất cả mọi người.
→ Từ “thế nhưng” có chức năng liên kết 2 câu đơn với nhau, đồng thời thể hiện sự tương phản của câu thứ nhất và câu thứ hai; làm nổi bật tính cách và sự tích cực của Lan. |
Phép nối trợ từ, tính từ, phụ từ | Là phép nối sử dụng một số tính từ, phụ từ, trợ từ như: khác, cũng, cả là,… để làm phương tiện liên kết và nối các đoạn riêng biệt trong văn bản | Khi tôi quyết định tham gia nghệ thuật, đa phần bạn bè và người thân đều ủng hộ. Cả bố mẹ tôi cũng vậy!
→ Từ “cả” được sử dụng trong câu với mục đích thể hiện sự vui mừng của người nói khi nhận được sự đồng thuận những người quan trọng, bao gồm bố mẹ. |
Phép nối bằng quan hệ chức năng hoặc cú pháp | Là phép nối sử dụng những câu tương đương với chức năng hoặc bộ phận nào đó trong câu.
Thường được sử dụng trong các văn bản có tính nghệ thuật cao. |
Đêm. Trên trời cao, ta có thể thấy được hàng tá những vì sao đang âm thầm, lặng lẽ tỏa sáng.
→ Từ “đêm” là một trạng ngữ được dùng thành một câu riêng biệt, thế nhưng chúng lại có dụng ý nhấn mạnh ngữ cảnh nên 2 câu trên vẫn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung. |
Ý nghĩa của phép nối
Bên cạnh việc tìm hiểu định nghĩa về phép nối là gì, thì ý nghĩa của phép nối cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm.
Trên thực tế, phép nối được hiểu đơn giản là phương thức liên kết câu, giúp câu văn mang thể hiện được đầy đủ ý nghĩa, mục đích mà tác giả muốn truyền tải. Bên cạnh đó, phép nối còn giúp tăng tính mạch lạc cho câu, tránh sự trùng lặp và tạo ra sự logic của đoạn văn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phép nối mà Thợ Sửa Xe muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết phép nối là gì, phép nối có những loại nào và ý nghĩa của chúng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi ngay khi có thể!
Ngoài ra, đừng quên truy cập vào website của MAYRUAXEGIADINH để tìm hiểu thêm về ngữ văn và những môn học khác, nhằm phục vụ cho quá trình học tập cũng như thi cử bạn nhé!