Rau má có tác dụng gì? Ăn rau má nhiều có tốt không?

Rau má có tác dụng gì? Ăn rau má nhiều có tốt không?
Đánh giá bài viết

Rau má là một loại rau chứa nhiều dưỡng chất được dùng rất phổ biến trong đời sống. Chúng mọc hoang khắp nơi và được trồng rộng rãi trong nhân dân nhưng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng, là nguồn dược liệu quý giúp điều trị nhiều bệnh.

Vậy những tác dụng của rau má là gì? Ăn rau má nhiều có tốt không?….. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu rau má có tác dụng gì cũng như đặc điểm đặc trưng của loại rau này cùng một số món ngon chế biến từ rau má trong bài viết dưới đây nhé!

Rau má là cây gì?

Rau má có tên tiếng Anh là gì? Rau má hay còn biết đến với tên tiếng Anh là Centella asiatica. Một số tên gọi khác của rau má là: tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Chúng thường mọc ở những nơi râm mát, ẩm ướt, ở các thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp ở những vùng nhiệt đới.

Rau má hay còn biết đến với tên tiếng Anh là Centella asiatica
Rau má hay còn biết đến với tên tiếng Anh là Centella asiatica

Một số đặc điểm hình thái của cây rau má như sau:

  • Phần rễ của cây rau má được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Phần rễ này có màu trắng kem, gồm rễ chùm ở gốc cùng những rễ đốt mọc ở đốt thân.
  • Thân cây gầy và nhẵn nhụi có màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, là loại thân bò lan và có rễ ở các mấu.
  • Các lá mọc ra từ phần cuống dài khoảng từ 5-20cm, có màu xanh và dáng hình thận, phần cuống dài và đỉnh lá tròn. Các chiếc lá này có kết cấu trơn nhắn với những gân lá dạng lưới hình chân vịt.
  • Hoa rau má mọc thành những tán nhỏ, tròn gần mặt đất có màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ.
  • Quả của cây rau má có hình mắt lưới dày đặc và chín sau thời gian khoảng 3 tháng. Toàn bộ cây, bao gồm cả rễ sẽ được thu hái bằng các công đoạn thủ công.

Thành phần hóa học của cây rau má

Trong rau má nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học nổi bật nhất là nhóm Terpene. Trong đó, chiếm hàm lượng nhiều nhất là Asiaticoside – một triterpene. Người ta cho rằng, trong cơ thể Asiaticoside thủy phân thành Asiatic Acid – một sản phẩm của trao đổi chất chịu trách nhiệm trong việc chữa bệnh và đường.

Hơn nữa, Asiaticoside còn có khả năng kháng khuẩn, hoạt tính diệt nấm chống lại được mầm bệnh và nấm. Đặc biệt, trong rau má cũng chứa một lượng nhỏ tinh dầu có khả năng kháng khuẩn.

Cây rau má có tác dụng gì?

Chữa các bệnh về tĩnh mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng đồng thời tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người đang mắc các bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch – một căn bệnh gây ứ máu ở chân.

Rau má trị bệnh gì? Rau má hỗ trợ giảm sưng, tăng cường lưu thông máu huyết.

Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố trong ngành mạch học vào năm 2001 đã theo dõi những đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch dùng rau má hoặc giả dược trong vòng 4 tuần. Thấy rằng, các triệu chứng như sưng tấy, phù mắt cá, đau nhức, mệt mỏi, chuột rút ở chi dưới để giảm ở những đối tượng uống rau má một cách đáng kể.

Những nhà nghiên cứu ghi nhận rằng những người sử dụng rau má mỗi ngày khoảng 180mg thường có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm những triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

Phục hồi vết thương

Rau má vốn được dùng để trị những vết thương nhẹ bởi trong chúng có chứa những hóa chất được gọi là triterpenoids. Đây là một hóa chất có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng những chất chống oxy hóa ở các vùng da bị thương giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến những vùng cơ thể đang bị thương.

Rau má giúp phục hồi các vết thương nhanh chóng.
Rau má giúp phục hồi các vết thương nhanh chóng.

Theo một nghiên cứu thử nghiệm tác dụng phục hồi của rau má trên những vết thương ở chuột được tiến hành vào năm 2006. Kết quả cho thấy rằng những vết thương được điều trị bằng chiết xuất lá rau má có tốc độ hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với những vết thương không được chữa trị.

Và dù rằng còn thiếu những thử nghiệm trên người tuy nhiên thông qua bằng chứng này có vẻ cũng đã củng cố cách dùng truyền thống của rau má như là một loại thảo dược trị thương.

Giảm lo âu

Chất triterpenoid có trong thành phần của rau má có thể giúp bạn giảm đi cảm giác lo âu đồng thời tăng cường những chức năng thần kinh ở nhiều người.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng vào năm 2000, các bệnh nhân sau khi uống rau má từ 30 – 60 phút thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn.

Dù rằng nghiên cứu này cho thấy rằng tác dụng của rau má có thể chống lo lắng ở người tuy nhiên những nhà nghiên cứu này vẫn chưa thể xác định rõ về hiệu quả của rau má trong việc điều trị những triệu chứng lo lắng.

Cải thiện khả năng nhận thức

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tác dụng của rau má có sự ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nhận thức. Nguyên nhân chính là vì chiết xuất rau má có tác dụng tích cực tới hệ tuần hoàn trong cơ thể, đặc biệt giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não, cải thiện những hoạt động nhận thức. Hơn nữa, chất chống oxy hóa có trong rau má còn góp phần tích cực trong việc kích thích những đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ những mảng bám cùng cũng như các gốc tự do trong não.

Chính điều này đã “biến” rau má trở thành một loại “thuốc bổ” phổ biến được sử dụng nhiều cho người cao tuổi. Theo một nghiên cứu đã được chứng minh rằng rau má có thể làm giảm tốc độ ảnh hưởng của bệnh Alzheimer cũng như chứng mất trí.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Từ xưa, người ta đã ứng dụng những tác dụng của lá rau má trong việc trị những cơn đau dạ dày – một chứng bệnh mà hiện nay người ta còn gọi là loét dạ dày. Bài thuốc truyền thống sử dụng lá rau má này vẫn còn tác dụng, đồng thời hoạt tính chống viêm nhiễm, chống oxy hóa của lá rau má còn có tác dụng rõ rệt giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

Hỗ trợ hệ tuần hoàn

Rau má giữ vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn, có lợi cho cơ thể người. Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, đồng thời giúp ngăn ngừa xuất huyết, tối ưu hóa hệ tuần hoàn.

Hơn nữa, rau má có khả năng kích thích lưu thông máu và giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận của cơ thể người cũng như các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó, các hoạt chất có trong rau má giúp các bộ phận, cơ quan nội tạng này được hoạt động một cách hiệu quả.

Thanh lọc cơ thể

Rau má có tác dụng trong việc thanh lọc cơ thể.
Rau má có tác dụng trong việc thanh lọc cơ thể.

Từ bao đời nay, ông bà ta vẫn thường dùng rau má tương tự như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Vì thế, rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các loại độc tố cùng muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể thông qua đường tiểu.

Quá trình đào thải này giúp thanh lọc cơ thể, giảm bớt áp lực đối với thận. Nhìn chung, tác dụng của rau má không thể không kể đến tác dụng giúp thải độc tố nhanh chóng mà vẫn giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.

Một số lợi ích khác của rau má

Các thầy thuốc từ xa xưa cho tới nay đã sử dụng rau má trong việc chữa trị nhiều loại bệnh như: bệnh phế quản, bệnh chàm, nhiễm trùng đường hô hấp hay bệnh vẩy nến, loét, viêm gan, hen suyễn, giang mai, cảm lạnh, động kinh, mệt mỏi và sốt.

Rau má trong ý học Trung Hoa còn được gọi là thảo dược “suối nguồn của cuộc sống”. Lý do là vì người dân cho rằng rau má giúp kéo dài tuổi thọ. Dù rằng vẫn chưa được nghiên cứu khoa học nào chứng minh tuy nhiên các nhà thảo dược học khi chữa mất ngủ, xơ cứng bì, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, sẹo, chứng sần vỏ cam hay ung thư vẫn kê đơn có rau má đi kèm.

Ăn rau má nhiều có tốt không? Bao nhiêu thì đủ?

Việc sử dụng rau má mỗi ngày quá nhiều có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng mang thai và thậm chí còn tăng nguy cơ sảy thai đối với người sắp làm mẹ. Uống nước ép rau má quá nhiều còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Theo các chuyên gian, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích nhất cho cơ thể:

  • Chỉ nên uống 1 cốc nước ép rau má (khoảng 40g) mỗi ngày. Đối với những vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu như suy tĩnh mạch ở chân thì nên uống khoảng 60-180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
  • Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ thì không nên sử dụng rau má diễn ra liên tiếp quá 6 tuần.
  • Đối với những người có tiền sử mắc bệnh về gan hoặc đã từng mắc những bệnh tổn thương da hay ung thư cũng không nên sử dụng rau má.
  • Đối với từng người thì liều dùng của loại rau má này có thể khác nhau và nó còn tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Để có một liều dùng thích hợp với bản thân bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ.
Ăn rau má nhiều có tốt không
Ăn rau má nhiều có tốt không

Rau má kỵ với gì? Tác hại của rau má khi lạm dụng

Tuy là thực phẩm lành tính nhưng rau má cũng có dược tính cao. Do đó, không nên lạm dụng rau má khi sử dụng bởi dùng nhiều rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu sau đây:

Ảnh hưởng tới tiêu hóa:

Rau má là loại rau có tính hàn nên có thể gây lạnh bụng và tiêu chảy nhẹ. Vì thường được uống sống (như nước ép rau má) nên trong quá trình chế biến rau má nếu không đảm bảo vệ sinh rất có thể sẽ gây ra những rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

Làm giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sảy thai:

Phụ nữ nếu sử dụng rau má lâu ngày có thể sẽ làm giảm khả năng mang thai. Đồng thời, loại rau này cũng gây ra nguy cơ sảy thai ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở hay phụ nữ đang trong thai kỳ không nên dùng nhiều loại rau này.

Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu:

Rau má có chứa các chất có khả năng làm tăng lượng cholesterol cùng lượng đường trong máu nên những người có cholesterol cao và những người đang mắc bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng quá nhiều rau má.

Hơn nữa, đối với những người đang mắc cùng 2 căn bệnh trở nên, khi sử dụng chung rau má trong thời gian điều trị với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Một số bài thuốc rau má theo kinh nghiệm

Từ xa xưa đã có rất nhiều bài thuốc cực kỳ hiệu quả từ cây rau má. Những bài thuốc này có cách thực hiện tương đối đơn giản vì vậy bạn có thể tự làm được tại nhà.

  • Sử dụng rau má điều trị táo bón: Dùng rau má tươi khoảng 35gr đã rửa sạch và giã nát. Sử dụng bã của nó rồi đắp lên rốn khoảng 1 -2 tiếng.
  • Sử dụng rau má chữa tiểu tiện ra máu: tình trạng này thông thường là biểu hiện của một cơ thể đang nóng và cần được giải nhiệt. Bạn chỉ cần sử dụng cây rau má tương khoảng 35gr rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt uống hàng ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.
  • Sử dụng rau má điều trị tiêu chảy: Dùng rau má tươi khoảng 35gr sắc cùng với nước vo gạo. Thực hiện uống chia thành 3 lần mỗi ngày cho tới khi tình trạng được cải thiện.
  • Sử dụng rau má chữa vàng da: Dùng rau má tươi khoảng 35gr sắc cùng đường phèn (30gr) cùng 1 lít nước. Sắc cho tới khi còn 2 bát nước thì ngưng và lấy nước này để uống trong ngày.
  • Sử dụng rau má trị mụn: Dùng rau má tươi khoang 35gr rửa sạch rồi giã nát để vắt lấy nước cốt uống trong ngày. Ngoài ra, phần bã có thể sử dụng để đắp lên vùng da mặt bị mụn nhọt. Thực hiện kiên trì cả 2 bước này mỗi ngày thì sau một tuần mụn nhọt sẽ biến mất.
Rau má được dùng để điều trị nhiều bệnh
Rau má được dùng để điều trị nhiều bệnh

Rau má nấu gì ngon? Một số món ngon được chế biến từ rau má

  • Nước ép rau má đậu xanh.
Nước ép rau má đậu xanh.
Nước ép rau má đậu xanh.
  • Canh rau má nấu tôm khô.
Canh rau má nấu tôm khô.
Canh rau má nấu tôm khô.
  • Rau má xào thịt bò.
Rau má xào thịt bò.
Rau má xào thịt bò.
  • Rau má xào tỏi.
Rau má xào tỏi.
Rau má xào tỏi.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin về chủ đề cây rau má mà mayruaxegiadinh.com.vn đã tổng hợp và vừa chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bạn đã hiểu rau má có tác dụng gì, tác hại của rau má, rau má kỵ với gì,…. và những thông tin liên quan.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều những thông tin hữu ích nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *