San hô là gì? Là động vật hay thực vật? Có lợi hay có hại?

San hô là gì? Là động vật hay thực vật? Có lợi hay có hại?
Đánh giá bài viết

San hô là một trong những dạng sống thú vị nhất trên hành tinh này của chúng ta và được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên hệ sinh thái đầy màu sắc này đang đứng trước nguy cơ bị “chết” bởi một số vấn đề về môi trường sống.

Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu về san hô là gì cùng những điều thú vị về san hô: San hô là động vật hay thực vật? San hô có lợi hay có hại? San hô thuộc giới sinh vật nào? San hô di chuyển được không? San hô sinh sản bằng cách nào? San hô khác hải quỳ ở điểm nào? Vai trò và cấu tạo của san hô?….

San hô là gì?

Khái niệm san hô là gì?

Theo Wikipedia, san hô là những sinh vật biển. San hô thuộc ngành nào? San hô thuộc lớp san hô Anthozoa, tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ tương tự hải quỳ và thường sống thành những quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Những cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo ra bộ xương cứng và xây thành những rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.

San hô tiếng Anh là coral.
San hô tiếng Anh là coral.

Một “đầu” san hô được tạo bởi hàng trăm đến hàng ngàn những polyp với cấu tạo gen giống hệt nhau, mỗi polyp chỉ có đường kính vài milimet. Các polyp này sẽ để lại một khung xương sau hàng hàng thế hệ và đây chính là đặc trưng của loài san hô. Mỗi đầu san hô phát triển dựa vào sự sinh sản vô tính của các polyp.

Rạn san hô là gì?

Polyp san hô rất nhỏ nhưng vì chúng mọc bằng cách phát triển khoang hình cốc theo chiều dọc và đôi khi chia thành vách ngăn tạo một đĩa nên trông mới cao hơn. Kiểu phát triển này qua nhiều thế hệ tạo nên những quần xã san hô lớn.

Rạn san hô được xây dựng bởi rất nhiều quần xã san hô tạo rạn như vậy cùng những sinh vật khác có cấu tạo cơ thể chứa canxi cacbonat tương tự như san hô. Cho tới hiện nay, quần thể rạn san hô Great Barrier ở Úc với chiều dài khoảng 2600 kilômét được xem là rạn san hô lớn nhất thế giới và chúng lớn đến mức có thể nhìn thấy từ những tàu thám hiểm vũ trụ.

Rạn san hô được xây dựng bởi rất nhiều quần xã san hô
Rạn san hô được xây dựng bởi rất nhiều quần xã san hô

San hô được tìm thấy ở những vùng biển nhiệt đới và ôn đới tuy nhiên những rạn san hô chỉ được hình thành tại khu vực nằm trong đường xích đạo trải dài từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam mà thôi. Những loài san hô có khả năng tạo rạn thường không sống ở những độ sâu quá 46m và nhiệt độ dưới 20°.

Bản đồ phân bố rạn san hô trên thế giới.
Bản đồ phân bố rạn san hô trên thế giới.

Rạn san hô được ví tương tự như các thành phố thu nhỏ của các loài sinh vật biển. Trong thế giới đại dương, những rạn san hô cung cấp nơi cư trú cũng như thức ăn cho khoảng 4000 loài, 800 loài san hô và hàng trăm sinh vật biển khác.

Rạn san hô là một trong các hệ sinh thái đặc sắc của biển Việt Nam, nơi có đa dạng sinh học rất cao và cảnh quan thì vô cùng kỳ thú. Những rạn san hô của biển Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với diện tích lớn khoảng hơn 1100 km2. Trong đó, tại biển Miền Trung và Miền Nam là những nơi có diện tích san hô lớn nhất và có tính đa dạng sinh học lớn nhất.

Hình ảnh rạn san hô ở Việt Nam. Tác giả Huỳnh Lê Viễn Duy tham dự cuộc thi ảnh One Ocean, One Future.
Hình ảnh rạn san hô ở Việt Nam. Tác giả Huỳnh Lê Viễn Duy tham dự cuộc thi ảnh One Ocean, One Future.

San hô ở Việt Nam rất phong phú với khoảng 400 loài san hô cứng thuộc 79 chi. Quần thể san hô có mặt ở biển Việt Nam hoàn toàn có thể so sánh được với sự đa dạng của san hô tại những vùng san hô xuất hiện nhiều nhất trên thế giới.

Phân loại san hô

San hô gồm 2 loại: san hô cứng và san hô mềm. Đối với san hô cứng người ta đã tìm ra được khoảng 800 loài hay còn gọi là san hô “xây dựng rạn san hô”.

San hồ mềm bao gồm: quạt biển, lông biển và roi biển. San hô loại này có đặc điểm không có bộ xương đá vôi như ở những loài khác. Thay vào đó, để hỗ trợ chúng phát triển lõi giống như gỗ và vỏ thịt để bảo vệ.

San hô mềm cũng sống thành từng đàn và chúng thường giống với thực vật hoặc cây cối mang màu sắc rực rỡ. Do đó, để phân biệt với san hô cứng là khá dễ dàng bởi các polyp của san hô mềm có những xúc tu xuất hiện với số lượng là 8 và những xúc tu này có vẻ ngoài giống lông vũ đặc biệt.

San hô mềm được tìm thấy chủ yếu ở những đại dương từ xích đạo cho tới cực bắc và cực nam, trong những hang động hoặc những gờ đá. Tại đây, san hô mềm có thể thả mình để chụp được thức ăn xuôi theo dòng chảy, đặc trưng của những nơi này.

San hô là động vật hay thực vật?

Theo RFI, những nhà khoa học đã thống kê có khoảng 1.200 cho đến 1.300 loài san hô xuất hiện trên toàn thế giới. Một nửa trong số những loài này nằm trong những rạn san hô. Những vành đai san hô mà chúng ta thấy chính là kết quả của quá trình khoảng 18.000 – 20.000 năm xây dựng.

Thường có sự nhầm lẫn san hô là thực vật tự dưỡng quang hợp.
Thường có sự nhầm lẫn san hô là thực vật tự dưỡng quang hợp.

 Chúng là sinh vật thường được sinh trưởng trong vùng biển nông và ấm, có dòng chảy nhanh và trong sạch. Vì phần lớn cá thể san hô đều có khả năng nảy mầm và sinh trưởng và những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ nên tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có hình dạng nhánh cây. Điều này gây cho chúng ta hiểu nhầm san hô là thực vật.

Vậy thực chất san hô là động vật hay thực vật? San hô bản chất là động vật không xương sống. Vậy san hô thuộc ngành nào? San hô thuộc nhóm động vật bậc thấp, thuộc ngành ruột khoang.

San hô có hai lá phổi và bắt mồi bằng những xúc tu quanh miệng. Tuy nhiên, 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô lại đến từ hình thức quang hợp cùng với loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đồng thời, quang hợp cũng cung cấp một phần oxy cho môi trường nên nhiều người vẫn hiểu lầm san hô là loài thực vật tự dưỡng quang hợp.

San hô có lợi hay có hại? Vai trò của san hô là gì?

San hô có ăn được không? Khi nhắc tới san hô thì chúng ta cần lưu ý rằng chúng không thể ăn được các bạn nhé!

Vậy san hô có lợi hay có hại? Vai trò của san hô cụ thể như sau:

  • Những rạn san hô chiếm một phần nhỏ của đại dương (chưa đến 1%) nhưng chúng là nơi cư trú sinh sống của khoảng 25% sinh vật biển trên thế giới. Có tới hơn 4.000 loài cá khác nhau sống dựa vào những rạn san hô.
  • Những rạn san hô cung cấp thức ăn cho nhiều loại cá và từ đó gián tiếp cung cấp thức ăn cho con người. Theo thống kê, ước tính rằng có đến khoảng 500 triệu người trên thế giới tiêu thụ cá được tìm thấy chủ yếu trên những rạn san hô.
  • Những rạn san hô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những cộng đồng ven biển khỏi bão cũng như hiện tượng nước dâng. Chúng hoạt động tương tự như một bộ đệm và có khả năng làm chậm tốc độ của dòng nước cũng như chống xói mòn cho bờ biển.
  • Một điều thực tế rằng chúng ta sẽ không bao giờ tìm được những rạn san hô ở những vùng nước bẩn. Nhiều loài san hô và cả bọt biển ăn những hạt được tìm thấy trong đại dương bởi vậy mà nó giúp nước trở nên vô cùng trong xanh.
  • Mỗi năm có đến khoảng 71 triệu người đã đến thăm những rạn san hô vào kỳ nghỉ. Điều này chứng minh sự quan trọng của chúng đối với nền kinh tế địa phương.

Cấu tạo của san hô

Cấu tạo cơ thể san hô gồm những polyp nhỏ. Tuy nhìn một đầu của san hô tương tự như một cơ thể sống nhưng thực chất chúng chính là phần đầu của nhiều cá thể có gen di truyền giống nhau (polyp). Các polyp này là sinh vật đa bào và chúng thường ăn những loài nhỏ hơn như những sinh vật phù du hoặc những loài cá nhỏ.

Một polyp thường có đường kính khoảng một vài milimet và bên ngoài là một lớp biểu mô còn lớp mô bên trong là ngoại chất tương tự cấu tạo của loài sứa. Hình dạng của polyp san hô thường là hình trụ đối xứng trục, đặc biệt phần đầu có rất nhiều xúc tu mọc quanh miệng.

Như đã tìm hiểu ở phần trên thì chúng ta đều biết rằng san hô là một loài động vật nên chúng cũng bắt mồi và có hệ tiêu hóa. Thức ăn bắt được sẽ đi qua miệng chính để đi đến xoang vị hay còn gọi là dạ dày. Đặc biệt, không chỉ thức ăn mà kể cả chất thải đều được đi qua miệng của san hô.

Tìm hiểu cấu tạo của một polyp san hô.
Tìm hiểu cấu tạo của một polyp san hô.

Phần đáy của polyp chính là dạ dày, nơi mà lớp biểu mô tạo thành bộ xương để bảo vệ bên ngoài san hô. Bộ xương này có thành thành chính là canxi và chúng sẽ dày dần lên theo thời gian. Đây chính là quá trình kết hợp của polyp cùng aragonit từ ion canxi trong nước biển. Tốc độ hình thành bộ xương này sẽ khác nhau ở từng loài san hô.

Các phần cấu trúc khác của san hô đều phát triển theo một chiều điển hình là chiều thẳng đứng tạo thành một dạng ống. Điều này cho phép các bộ phận này của san hô có khả năng co vào bên trong xương khi cần được bảo vệ.

Những polyp chia sẻ các chất dinh dưỡng dễ dàng thông qua việc kết nối với nhau qua hệ thống hô hấp và tiêu hóa. Từ đó, quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, ngay cả những sinh vật cộng sinh (symbiosis) cũng được chia sẻ chất dinh dưỡng thông qua hệ thống này. Ở những loại san hô thân mềm thì hệ thống này thường có đường kính khoang 50 – 500 micromet.

Những xúc tu của san hô bẫy mồi bằng cách sử dụng các tế bào châm hay còn được gọi là nematocyst. Những tế bào châm này có chức năng bắt và làm tê liệt những con mồi bằng việc tiêm chất độc vào cơ thể nạn nhân. Vậy san hô ăn gì? Thức ăn của san hô chủ yếu là động vật phù du hay cá nhỏ,….

Quan sát quá trình bắt mồi của san hô.
Quan sát quá trình bắt mồi của san hô.

Chất độc của polyp thông thường là khá yếu nên ít gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể con người. Tuy nhiên, có một loại san hô đó chính là san hô lửa là loại có độc mạnh gây những tổn thương nhất định đối với con người. Do đó, chúng ta cần hết sức cẩn trọng khi tiếp xúc với loài san hô này.

San hô sinh sản như thế nào?

San hô sinh sản bằng cách nào? San hô có 2 cách sinh sản gồm: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Trong đó, sinh sản hữu tính là phương pháp phát tán và giúp đưa san hô đến những môi trường khác tốt nhất.

Sinh sản hữu tính của san hô

San hô cũng giống như đa số những loài động vật khác có thể sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản của san hô phụ thuộc phần lớn vào tảo để có thể phát tán con non đi xa hơn. Chúng sẽ phóng các giao tử bao gồm trứng và tinh trùng vào trong nước tương tự như cách thụ tinh của cá.

Những giao tử này khi được kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành những ấu trùng nhỏ hay còn gọi là planula thường có hình ô van và có màu hồng. Với mỗi rạn san hô mỗi năm có thể tạo ra trung bình vài nghìn ấu trùng.

San hô có 2 phương pháp sinh sản hữu tính cụ thể như sau:

  • San hô gieo rắc: Cả trứng và tinh trùng đều được phóng ra nước sau đó chúng sẽ được kết hợp tạo thành ấu trùng. Thời điểm mà các giao tử được phóng ra sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ nước, chu kỳ mặt trăng và mặt trời,….
  • San hô ấp trứng: Chỉ có tinh trùng sau khi được phóng ra sẽ đi vào cơ thể chứa trứng và khi trứng, tinh trùng kết hợp thành ấu trùng thì chúng sẽ giải phóng những planula này để chúng có thể phát tán ra môi trường.

Những planula sẽ bơi về phía chứa nhiều ánh sáng thường là lên bề mặt nước để phát triển. Và chúng sẽ quay trở lại đáy biển sau một thời gian rồi tìm một khu vực thuận lợi để bám và sinh trưởng thành một quần thể mới.

Ấu trùng planula của san hô từ đó sẽ phát triển thành polyp và chúng lại tạo ra nhwungx polyp mới bằng chính phương pháp sinh sản vô tính. Và từ đó chúng có thể tạo nên một quần thể rộng lớn.

Sinh sản vô tính của san hô

Điều đặc biệt ở san hô – một loài động vật đó chính là chúng lại có thể sinh sản vô tính như ở thực vật. Lý do là vì những polyp giống nhau về di truyền nên san hô có thể sử dụng phương pháp này để mở rộng được quần thể.

Tìm hiểu san hô sinh sản vô tính như ở thực vật.
Tìm hiểu san hô sinh sản vô tính như ở thực vật.

San hô sinh sản vô tính bằng những cách sau:

  • Mọc chồi: Những polyp mới mọc ra và chúng hình thành lên xoang vị, miệng và các tua. Việc mọc chồi này được diễn ra theo chiều dọc, chiều ngang và chúng mọc ở tua cảm.
  • Phân đôi: Sự phân đôi này diễn ra phổ biến ở những loài fungiidae. San hô có khả năng tự tách thành những cá thể khác nhau trong giai đoạn khi mới hình thành quần thể.

Ngoài ra, san hô còn có khả năng sinh sản vô tính theo hình thức phân mảnh hoặc các polyp thoát ra ngoài để tạo thành một quần thể mới.

Một số điều thú vị về san hô

San hô đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta từ rất lâu, khoảng 400 triệu năm trước.

  • San hô là một hệ sinh thái đa dạng nhất trên Trái Đất tính cho đến thời điểm hiện nay. Chúng được xem như là một ngôi nhà an toàn của hơn 25% những loài động vật sinh sống dưới biển. Trong đó, có hơn 4000 loài cá, 700 loài san hô khác nhau cùng hàng nghìn loại động thực vật biển đa dạng khác.
  • San hô và cá có một mối quan hệ tương hỗ khá thân thiết với nhau trong đời sống ở biển. Trong mối quan hệ này, cá đóng vai trò bảo vệ các rạn san hô bởi đây chính là nhà nơi mà chúng ẩn náu và sinh sống. Mối quan hệ này tương hỗ lẫn nhau và chúng hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đặc biệt, đối với một số loài sinh vật thì san hô trở thành một trong những tối tác quan trọng nhất trong đời sống của chúng.
  • Mỗi một rạn san hô được hình thành bởi một lớp mỏng  CaCO3. Lớp mỏng này được tích tụ qua hàng năm bằng hàng tỷ các cơ thể động vật nhỏ mềm chết đi được những nhà khoa học nghiên cứu và chúng được gọi là polyp san hô.

Các rạn san hô đang biến mất

Theo một số nghiên cứu, có đến khoảng 70% những rạn san hô trên thế giới hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cụ thể, chỉ trong vòng 50 năm qua mà một diện tích lớn rạn san hô trên toàn cầu đã bị mất đi (theo NASA mất khoảng 27%).

Hiện tượng san hô bị bạc màu hay còn gọi là bị tẩy trắng đã và đang diễn ra một cách rất nhanh chóng. Hiện tượng này cho đến những năm 1980 thì gần như là chưa từng xảy ra, sau đó thì một loạt những quần thể san hô bạc màu xuất hiện và tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương cùng vùng biển Caribe.

Rạn san hô Great Barrier tại Úc là rạn san hô lớn nhất thế giới đã bị tẩy trắng và phá hủy lên đến 67% vào năm 2016. Theo đó, có tới 1500km bờ biển của rạn san hô bị tẩy trắng trong tổng số hơn 2300km. Một mất mát lớn hơn nữa của rạn san hô lớn nhất thế giới này là vào năm 2017 có đến 93% rạn san hô bị phá hủy và tẩy trắng.

Rạn san hô Great Barrier tại Úc với 500 nghìn năm tuổi đã mất gần một nửa số san hô so với năm 1990.
Rạn san hô Great Barrier tại Úc với 500 nghìn năm tuổi đã mất gần một nửa số san hô so với năm 1990.

Theo những dự đoán, Great Barrier Reef rất có thể sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 1 thập kỷ tới. Với thực trạng này, có thể xuất hiện rất nhiều rạn san hô trên thế giới sẽ nằm trong danh sách bị bức tử và có nguy cơ biến mất hoàn toàn như 2 rạn san hô lớn kể trên.

Trong vòng 25 năm trở lại đây khi mà nhiệt độ tăng đã đẩy nhanh quá trình tẩy trắng và phá hủy những rạn san hô. Vào những năm 1998 và 2005, thời điểm nhiệt độ đại dương tăng cao đã làm chết rất nhiều rạn san hô và các rạn san hô này hầu như là không có khả năng cho sự phục hồi.

Qua những đánh giá của các nhà khoa học chứng minh rằng quá trình tẩy trắng san hô đã phá hủy phần lớn những rạn san hô trên toàn thế giới. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các rạn san hô khi được bảo vệ tốt thì mới có nhiều khả năng cho sự phục hồi.

Hình ảnh rạn san hô đảo Samoa ở nhiều trạng thái từ khỏe mạnh đến lụi tàn và chết. Nguồn ảnh: XL Caitlin - Seaview survey.
Hình ảnh rạn san hô đảo Samoa ở nhiều trạng thái từ khỏe mạnh đến lụi tàn và chết. Nguồn ảnh: XL Caitlin – Seaview survey.

San hô là một hệ sinh thái lớn và cũng là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật biển. Do đó, đi cùng sự suy thoái của san hô là sự biến mất của rất nhiều loài sinh vật biển quý hiếm bởi môi trường sống của chúng bị biến mất và bởi hệ sinh thái bị thay đổi.

Ở Việt Nam, theo Sách Đỏ Việt Nam có tới 36 loài sinh vật thuộc hệ sinh thái rạn san hô đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng gồm: thực vật ngập mặn (1 loài), rong biển (5 loài), cá rạn san hô (9 loài), động vật đáy (10 loài) và san hô cứng (11 loài).

Ngoài ra, các rạn san hô biến mất còn gây ra hiện tượng nước biển xâm thực. Khi hệ sinh thái và rạn san hô biến mất đồng nghĩa với việc thềm lục địa bị mất đi một hàng rào bảo vệ. Do đó, hiện tượng nước biển xâm thực tăng một cách nhanh chóng hơn và con người thì sẽ mất đi nhiều diện tích bờ biển cũng như những bãi biển đẹp.

Những loài san hô có nguy cơ tuyệt chủng

Theo các nhà khoa học thì nhiệt độ nước biển ngày càng tăng cao cùng một số yếu tố tác động khác như khai thác quá mức và ô nhiễm đại dương là những nguyên nhân khiến những rạn san hô có nguy cơ bị tuyệt chủng trong vòng 30 – 50 năm tới.

Cùng điểm qua 10 loài san hô đang có nguy cơ cao tuyệt chủng dưới đây:

  • San hô não Ctenella chagius (thuộc quần đảo Chagos)
  • San hô Acropora palmata
  • San hô Catalaphyllia jardinae
  • San hô Dendrogyrra cylindrus
  • San hô Dichocoenia stokesii ( của vùng biển Caribbean)
  • San hô Horastrea indica
  • San hô Parasimplastrea sheppardi
  • San hô nấm Heliofungia actiniformis
  • San hô Physogyra lichtensteini

Bảo vệ những rạn san hô đẹp nhất thế giới như thế nào?

  • Tuyệt đối không dẫm lên rạn san hô: Đây là điều có vẻ là hiển nhiên nhưng lại là điều vô cùng quan trọng, không nên dẫm lên hoặc chạm vào những rạn san hô. Chúng ta cần nhớ một điều quan trọng rằng san hô là động vật và chúng nếu chịu sự tác động của con người có thể bị làm hỏng hoặc thậm chí là bị giết chết.
  • Ngăn cấm xả rác bừa bãi: Một trong những chất gây ô nhiễm lớn nhất của đại dương chính là rác thải và chúng cũng là nguyên nhân gây hại cho tất cả những loài sinh vật biển.
  • Trong trường hợp không có thùng rác thì mọi người cần đảm bảo mang theo rác đến nơi cho phép đổ rác hoặc mang về nhà để không vô tình thải chúng vào đại dương, nơi có thể gây những nguy hại cho những rạn san hô. Đặc biệt, cần hạn chế tối đa các rác thải nhựa, loại rác thải khó phân hủy, thậm chí là không thể phân hủy.
  • Không khuấy cặn lên khi lặn để ngắm san hô: Việc khuấy động trầm tích có thể làm chết san hô bởi san hô sẽ không thể quang hợp được và thậm chí là chúng còn có thể mắc bệnh.
  • Nói không với việc trao đổi mua bán quà lưu niệm san hô: San hô cũng như những đồ lưu niệm sinh vật biển khác đã bị lấy đi từ môi trường sống tự nhiên của chúng đồng thời làm phá vỡ môi trường.

Có thể chúng ta không biết rằng chỉ một chi tiết nhỏ như những chiếc vỏ rỗng cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Do đó, chúng ta nên hạn chế tối đa nhất có thể hoặc từ chối việc nhận lấy bất cứ thứ gì từ đại dương hay những rạn san hô (cả sống và chết). Thay vào đó, hãy mua quà tặng bền vững để hỗ trợ du lịch địa phương.

Bảo vệ những rạn san hô trong các đại dương.
Bảo vệ những rạn san hô trong các đại dương.

Những khu bảo tồn biển cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ san hô, đặc biệt nhất là có một cộng đồng cá khỏe mạnh và đảm bảo một nguồn nước biển sạch sẽ cho sự phát triển của san hô.

Cá đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những rạn san hô, nhất là những loài cá ăn rong biển và giữ cho rong biển không mọc lấn lên san hô cũng như những loài cá ăn thịt cũng làm cho sao biển gai không thể tiếp cận và ăn san hô.

Các khu vực rạn san hô được bảo vệ nghiêm ngặt thường có các quần xã san hô khỏe mạnh hơn và chúng cũng có khả năng phục hồi tốt hơn sau những thiên tai. Vì vậy, việc ủng hộ những khu bảo tồn biển hay tham gia những chương trình bảo tồn rạn san hô là một việc làm tốt mà bạn có thể làm nếu có điều kiện nhé!

Đã quá muộn cho việc cứu vãn để hồi phục lạ rạn san hô Great Barrier Reef nhưng con người vẫn còn cơ hội cho việc cứu vãn những hệ sinh thái san hô khác trên toàn thế giới. Thông qua việc cắt giảm khí nhà kính cũng như hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch và đặc biệt là ở những nước phát triển.

Ngay từ bây giờ hãy thực hiện áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường và thay đổi từ chính tư duy của mỗi người nhằm kìm hãm tốc độ nóng lên toàn cầu và hạ nhiệt cho trái đất để giúp những rạn san hô có thời gian cho việc phục hồi.

Kết Luận

Hy vọng những thông tin về rạn san hô là gì mà mayruaxegiadinh.com.vn đã tổng hợp và vừa chia sẻ trên đây hữu ích với bạn đọc. Từ đó, bạn nắm rõ được san hô là động vật hay thực vật, san hô có lợi hay có hại, san hô có di chuyển được không, san hô sinh sản như thế nào, san hô ăn gì cũng như những đặc điểm cấu tạo và vai trò của san hô.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi chúng tôi để củng cố những kiến thức trong mọi lĩnh vực xung quanh cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *