Thuỷ quyển là gì? Vai trò, đặc điểm của thuỷ quyển

Thuỷ quyển là gì? Vai trò, đặc điểm của thuỷ quyển
Đánh giá bài viết

Thủy quyển là gì? Đặc điểm và thành phần của thủy quyển gồm những gì? Vai trò của thủy quyển ra sao?…. sẽ được trình bày ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu trong bài viết dưới đây của mayruaxegiadinh.com.vn. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Thủy quyển là gì?

Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao xung quanh Trái Đất, nó bao gồm nước ngọt và nước mặn tồn tại ở cả 3 trạng thái cứng – lỏng – hơi. Theo đó thì toàn bộ nước có trên Trái Đất bao gồm trên bề mặt và bên trong của Trái Đất đều tạo nên thủy quyển.

Tìm hiểu khái niệm thủy quyển là gì?
Tìm hiểu khái niệm thủy quyển là gì?

Trên Trái Đất, nước ở trạng thái lỏng chủ yếu tập trung tại trên bề mặt dưới dạng đại dương, hồ, sông ngòi, suối,…. Ngoài ra, nó cũng tồn tại ở dưới mặt đất như là nước ngầm hay trong giếng nước cùng các tầng ngậm nước.

Hơi nước chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất chính là mây cùng sương phù. Còn phần đông lạnh của thủy quyển Trái Đất thì được làm từ băng như ở sông băng, băng,…. thường được gọi với tên riêng là tầng lạnh.

Nước di chuyển qua thủy quyển theo chu kỳ. Theo đó, nước được thu thập từ các đám mây sau đó rơi xuống Trái Đất dưới dạng mưa hoặc tuyết. Lượng nước này được thu thập trong sông, hồ hay đại dương. Tiếp đó thì nó lại bay hơi vào bầu khí quyển để bắt đầu diễn ra một chu kỳ mới. Và chu kỳ này lặp lại như vậy được gọi là chu trình nước.

Đặc điểm và thành phần của thủy quyển

Như chúng ta đã vừa đề cập trong phần tìm hiểu khái niệm thủy quyển là gì thì hủy quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi cùng nước ngầm và băng tuyết và nó có khối lượng khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó, chiếm 97,4% khối lượng của toàn bộ thủy quyển đó là đại dương, 1,98% là băng trên núi cao cùng 2 cực của Trái Đất, 0,6% là nước ngầm và còn lại 0,02% là ao, hồ, sông, suối và hơi nước.

Tỷ lệ các thành phần của thủy quyển.
Tỷ lệ các thành phần của thủy quyển.

Thủy quyển được xác định với ranh giới trên là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Tuy nhiên, đối với ranh giới dưới của thủy quyển thì lại khá phức tạp. Ranh giới dưới này được tính từ các đáy đại dương với độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở những thấu kính nước ngầm cho tới vài chục cen-ti-mét ở những vùng đất ngập nước.

Theo diện tích che phủ thì thủy quyển chiếm đến 70,8% bề mặt của Trái Đất hay tương đương bằng 361 triệu km2 cùng độ sâu trung bình khoảng 3.800m. Sự phân bố của thủy quyển là không đồng đều trên bề mặt Trái Đất, ở bắc bán cầu là 60,7% và ở nam bán cầu là 80,9%.

Đại dương - thành phần của thủy quyển là phần quan trọng của Trái Đất.
Đại dương – thành phần của thủy quyển là phần quan trọng của Trái Đất.

Ngoài ra, đại dương là yếu tố chiếm phần quan trọng của Trái Đất bao gồm: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Trong đại dương, người ta lại chia chúng thành các diện tích nhỏ hơn như: biển Nam Trung Hoa, biển Đông, biển Ban Tích hay biển Bắc,….

Thế nhưng có một số biển không có bất cứ một liên hệ nào với đại dương điển hình như: biển Caspi hay biển Aral và chúng được gọi là biển hồ. Một số khác là một phần nào đó của đại dương hay biển ăn sâu vào đất liền được gọi chung là vị như: vịnh Bắc Bộ hay vạn Thái Lan.

Vai trò của thủy quyển

Ước tính Trái Đất được bao phủ không đều bởi mặt nước lên tới 71% tức khoảng 361 triệu km2 và toàn bộ nước này tạo nên thủy quyển. Vì vậy mà tài nguyên nước là một thành phần chủ yếu của môi trường sống và nó hầu như quyết định đến sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch cũng như các kế hoạch cho sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Có thể nói rằng con người cũng như tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này khó mà duy trì được sự sống nếu thiếu đi nước. Bởi vậy mà nước được xem là một tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người cũng như mọi sinh vật trên Trái Đất.

Vai trò của thủy quyển - nước đối với sự sống trên Trái Đất.
Thủy quyển – nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.

Con người cần 250 lít nước mỗi ngày dành cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho các hoạt động công nghiệp cùng 2.000 lít nước cho các hoạt động nông nghiệp được diễn ra. Hơn nữa, nước chiếm tới 99% trọng lượng của sinh vật sống trong môi trường nước và chiếm tới 44% trọng lượng cơ thể của con người. Ví dụ như: Cần có đủ 250 tấn nước cho việc sản xuất ra được 1 tấn giấy, cần 600 tấn nước để sản xuất 1 tấn đạm hay cần 1.000 tấn nước để sản xuất 1 tấn chất bột.

Nước chiếm tỷ trọng đến 99% trọng lượng của sinh vật sống trong môi trường nước.
Nước chiếm tỷ trọng đến 99% trọng lượng của sinh vật sống trong môi trường nước.

Vai trò của thủy quyển nói chung hay vai trò của nước không chỉ dừng lại với chức năng tham gia vào chu trình sống trên mà nó còn là chất mang năng lượng như: hải triều hay thủy năng; là chất mang vật liệu cũng như là tác nhân giúp điều hòa khí hậu và thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Bởi vậy mà chúng tôi lời khẳng định đầu tiên của phần nội dung này rằng: sự sống của con người cũng như mọi sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước.

Theo tính toán thì tài nguyên nước ở trên thế giới hiện nay là 1,39 tỷ km3. Trong đó, tập trung chủ yếu trong thủy quyển chiếm tới 97,2% (tương đương 1,35 tỷ km3) và phần còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt thường tập trung trong băng ở cả 2 cực của Trái Đất, 0,6% là nước ngầm và phần còn lại là nước ở sông và hồ.

Lượng nước trong khí quyển chiếm khoảng 0,001% tổng lượng nước trên Trái Đất, trong sinh quyển là 0,02% và trong sông suối là 0,00007%. Lượng nước ngọt mà con người sử dụng chủ yếu xuất phát từ nước mưa.

Hàng năm lượng mưa trên Trái Đất vào khoảng 105.000km3/ năm. Theo đó, con người sử dụng với lượng nước khoảng 35.000 km3/năm, trong đó 8% dành cho sinh hoạt, 23% dành cho công nghiệp và 63% dành cho các hoạt động nông nghiệp.

Chu trình của nước - tạo mưa xuống bề mặt Trái Đất.
Chu trình của nước – tạo mưa xuống bề mặt Trái Đất.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay rất quý hiếm và vô cùng quan trọng này đang phải đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm trầm trọng và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước và đặc biệt là nước ngọt và nước sạch đang là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất.

Lời Kết

Hiểu được vai trò của thủy quyển quan trọng như thế nào, con người cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp để bảo vệ cũng như sử dụng nguồn tài nguyên nước này một cách hợp lý, đặc biệt trong khung cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.

Hy vọng bài viết về chủ đề thủy quyển là gì mà mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ trên đây hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết này và đừng quên truy cập website để cập nhật nhiều hơn những thông tin bổ ích hơn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *