Oxit lưỡng tính là gì? Sự khác biệt giữa oxit lưỡng tính và oxit trung tính

Oxit lưỡng tính là gì? Sự khác biệt giữa oxit lưỡng tính và oxit trung tính
Đánh giá bài viết

Oxit lưỡng tính là gì? Oxit lưỡng tính gồm những chất nào? Tính chất hóa học của oxit lưỡng tính ra sao? Các oxit lưỡng tính thường gặp là gì? Oxit lưỡng tính khác gì so với oxit trung tính?… Tất cả những thắc mắc liên quan đến oxit lưỡng tính sẽ được mayruaxegiadinh.com.vn giải đáp ngay sau đây!

Tính lưỡng tính là gì?

Tính lưỡng tính hiểu đơn giản là khả năng của một số các chất tùy theo điều kiện mà nó thể hiện tính chất bazo hoặc tính chất axit; tạo ra muối khi tác dụng với bazo cũng như khi tác dụng với axit.

Ví dụ:

                                                Al2O3 + 6HCl →  3AlCl3 + 3H2O

                                                Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

                                                Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

                                                Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O

Tóm lại, các chất như: Zn(OH)2 và Al2O3,… đều có tính lưỡng tính.

Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Al2O3  là oxit lưỡng tính.

Như đã nói ở trên, những chất có tính lưỡng tính thì tác dụng được với axit và bazo vậy liệu các chất tác dụng được với axit và bazo thì đều là những chất có tính lưỡng tính hay không?

Qua các thí nghiệm thì các chất có tính lưỡng tính thường gây ra phản ứng trung hòa khi tác dụng với axit hoặc bazo nhưng cũng có những chất khi tác dụng với axit hoặc bazo thì không gây ra phản ứng trung hòa. Điều này đồng nghĩa rằng không phải tất cả các chất tác dụng được với axit và bazo đều là những chất có tính lưỡng tính.

Đa số các muối khi tác dụng với axit hoặc bazo đều tạo ra muối mới cùng các axit và bazo tương ứng.

Ví dụ:

                                                CuCl2 + H2SO4 → CuSO4 + 2HCl

                                                CuCl2 + NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2

Oxit lưỡng tính là gì?

Oxit lưỡng tính là gì? Một số các oxit lưỡng tính thường gặp.
Oxit lưỡng tính là gì? Một số các oxit lưỡng tính thường gặp.

Oxit lưỡng tính là các hợp chất oxit mang cả tính axit lẫn tính bazo. Vì thế, các oxit lưỡng tính có thể phản ứng được với cả axit và bazo, sản phẩm sau phản ứng gồm các hợp chất muối ở cuối và nước.

Hơn nữa, các oxit lưỡng tính khi phản ứng với axit thì nó thể hiện tính bazo và ngược lại khi phản ứng với bazo thì các oxit lưỡng tính thể hiện tính axit. Tuy nhiên, ở cả hai phản ứng thì đều tạo ra muối và nước. Một số ví dụ như sau:

Kẽm oxit (ZnO) phản ứng với hợp chất bazo NaOH tương tự như một axit:

                                    ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Kẽm oxit phản ứng với hợp chất axit tương tự như một bazo:

                                    ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Oxit Nhôm (Al2O3) phản ứng với NaOH tương tự như một axit:

                                    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Oxit Nhôm (Al2O3) phản ứng với hợp chất axit tương tự như một bazo:

                                    Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Các oxit lưỡng tính thường gặp

Các oxit lưỡng tính thường gặp trong bài tập như là: Cr2O3, Al2O3, ZnO, Fe2O3, SnO, PbO, SnO2, PbO2, MnO2,…

Sự khác biệt giữa oxit lưỡng tính và oxit trung tính

Oxit là các hợp chất hóa học gồm các nguyên tố kim loại hoặc phi kim liên kết với một hoặc nhiều nguyên tử oxy. Oxit lưỡng tính và oxit trung tính là 2 trong 4 loại hợp chất oxit chính. Sự khác biệt giữa oxit lưỡng tính và trung tính chính là các oxit có cả tính chất axit và tính bazo trong khi oxit trung tính thì không có.

Do đó, các oxit lưỡng tính khi phản ứng với hợp chất axit hoặc bazo có thể tạo thành muối và nước, trong khi đó các oxit trung tính thì không thể phản ứng với axit hoặc bazo để tạo thành muối và nước.

Oxit lưỡng tính là gì? Phân biệt oxit lưỡng tính và trung tính.
Oxit lưỡng tính là gì? Phân biệt oxit lưỡng tính và trung tính.

Một số câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan

Câu 1: Oxit lưỡng tính là gì?

  1. Là các oxit tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  2. Là các oxit tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch bazo tạo thành muối và nước.
  3. Là các oxit tác dụng được với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.
  4. Là các oxit chỉ tác dụng được với muối

=> Đáp án: B

Câu 2: Oxit lưỡng tính là oxit nào sau đây?

  1. Na2O
  2. K2O
  3. CrO3
  4. Cr2O3

=> Đáp án: d

Câu 3: Dãy các chất nào dưới đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl lại vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2

Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Cu(OH)2, Zn(OH)2, Sn(OH)2

Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2

=> Đáp án: A

Câu 4: Cho các oxit của crom gồm: (1) Cr2O3, (2) CrO, (3) CrO3. Hãy xác định: Oxit axit, oxit bazo, oxit lưỡng tính theo thứ tự lần lượt là:

  1. (2), (1), (3)
  2. (3), (2), (1)
  3. (3), (1), (2)
  4. (1), (2), (3)

=> Đáp án: b

Câu 5: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  1. CrO3
  2. MgO
  3. CaO
  4. Cr2O3

=> Đáp án: D

Vì: CrO3 là oxit axit; MgO và CaO là oxit bazo và Cr2O3 mới là oxit lưỡng tính.

Câu 6: Hợp chất nào dưới đây không có tính lưỡng tính?

  1. Al2(SO4)3
  2. Cr2O3
  3. Al2O3
  4. Al(OH)3

=> Đáp án: A

Câu 7: Dãy các chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3

Al2O3, MgO, PbO, SnO2

CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3

PbO2, Al2O3, K2O, SnO2

=> Đáp án: A

Câu 8: Cho dãy gồm các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3. Số chất lưỡng tính có trong dãy là bao nhiêu?

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 1

=> Đáp án:C

Câu 9: Dãy các oxit nào dưới đây vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazo?

  1. CaO, CuO
  2. CO, Na2O
  3. CO2, SO2
  4. P2O5, MgO

=> Đáp án: C

Câu 10: Dãy các chất nào dưới đây chỉ gồm các oxit?

MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl

MgO, CaO, CuO, FeO

SO2, CO2, NaOH, CaSO4

CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO

=> Đáp án: B

Lời Kết

Trên đây mayruaxegiadinh.com.vn đã vừa gửi tới bạn đọc phần lý thuyết oxit lưỡng tính là gì cùng với tính chất hóa học của oxit lưỡng tính và một số bài tập vận dụng liên quan. Hy vọng phần kiến thức này hữu ích giúp bạn xác định được các oxit lưỡng tính và phân biệt được oxit lưỡng tính và trung tính.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này, truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật thêm những phần kiến thức bổ ích khác bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *