Oxit trung tính là gì? Tính chất hoá học & các oxit trung tính thường gặp

Oxit trung tính là gì? Tính chất hoá học & các oxit trung tính thường gặp
Đánh giá bài viết

Bạn đang quan tâm oxit trung tính là gì? Loại chất này có đặc điểm tính chất ra sao?… Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu tài liệu về oxit trung tính trong bài viết này nhé!

Oxit trung tính là gì?

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố mà trong đó có một nguyên tố là oxi.

Oxit trung tính là một hợp chất hóa học mà trong đó có chứa một nguyên tố hóa học có liên kết với một hoặc nhiều nguyên tử oxy. Hợp chất này không có tính chất axit hoặc bazơ.

Định nghĩa oxit trung tính là gì?
Định nghĩa oxit trung tính là gì?

Vì không có tính chất axit hoặc bazơ nên chúng không thể tạo sản phẩm muối khi phản ứng với axit và bazơ.

Các oxit trung tính thường gặp

Một số những oxit trung tính thường gặp nhất là: Nitơ monoxit (NO), nitơ oxit (N2O), cacbon monoxit (CO).

Tính chất hóa học của oxit trung tính là gì?

Oxit trung tính không phản ứng được với nước để tạo axit hay bazơ cũng như không phản ứng được với axit hay bazơ để tạo muối.

Ví dụ như: CO (cacbon monoxit), NO (nitơ monoxit),….

Oxit trung tính và oxit lưỡng tính khác nhau như thế nào?

Như đã nói ở trên thì oxit là hợp chất hóa học mà trong đó có chứa một nguyên tố hóa học là kim loại hoặc phi kim được liên kết với một hoặc nhiều nguyên tử oxy.

Phân biệt oxit trung tính và oxit lưỡng tính.
Phân biệt oxit trung tính và oxit lưỡng tính.

Oxit trung tính và oxit lưỡng tính là hai trong số bốn loại hợp chất oxit chính. Giữa oxit trung tính và oxit lưỡng tính thì sự khác biệt cơ bản nhất chính là các oxit lưỡng tính có cả tính axit và tính bazơ còn oxit trung tính thì không có tính chất axit cũng như tính bazơ.

Vì thế mà oxit lưỡng tính thì có thể phản ứng với axit hoặc bazơ tạo thành muối và nước, trong khi oxit trung tính thì không thể phản ứng với axit hoặc bazơ để tạo muối và nước.

Vì vậy, xuất phát từ sự khác biệt trước đó mà chúng ta có thể coi đây là một sự khác biệt nữa giữa oxit trung tính và oxit lưỡng tính.

Bài tập trắc nghiệm vận dụng liên quan oxit trung tính

Câu 1: Oxit trung tính là gì?

  1. Các oxit chỉ tác dụng với muối
  2. Các oxit tạo thành muối và nước khi tác dụng với dung dịch bazơ
  3. Các oxit không tác dụng được với nước, axit và bazơ
  4.  Các oxit tạo thành muối và nước khi tác dụng với dung dịch axit

=> Đáp án: C

Câu 2: CO là oxit trung tính đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

=> Đáp án: B

Câu 3: Oxit trung tính là những oxit nào trong các oxit dưới đây:

  1. N2O5
  2. Cl2O7
  3. NO
  4. P2O5

=> Đáp án: C

Câu 4: Dãy chất nào dưới đây đều là các oxit axit

  1. BaO, K2O, Na2O, CO
  2. CO2, SO3, P2O5, P2O5
  3. CO, CaO, MgO, N2O
  4. CO, SO3, P2O5, N2O

=> Đáp án: B

Câu 5: Oxit nào thuộc loại oxit trung tính?

  1. Na2O
  2. K2O
  3. CrO3
  4. N2O

=> Đáp án: D

Câu 6: Đâu là dãy các chất đều tan trong nước?

  1. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
  2. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
  3. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
  4. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, NO

=> Đáp án: C

Câu 7: Trong công nghiệp, khí CO thường được sử dụng làm chất đốt. Có thể sử dụng hóa chất rẻ tiền nào dưới đây để có thể loại bỏ những tạp chất CO2 và SO2 ra khỏi khí CO khi mà CO bị lẫn tạp chất?

  1. H2O cất
  2. Dung dịch HCl
  3. Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong)
  4. Dung dịch xút

=> Đáp án: C

Câu 8: Trong tất cả các oxit: CO2, NO, CuO và CO đâu là oxit làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?

  1. CO2
  2. NO
  3. CuO
  4. CO

Câu 9: Oxit nào dưới đây tạo ra dung dịch axit khi tác dụng với nước?

  1. K2O
  2. CO
  3. CaO
  4. P2O5

=> Đáp án: A

Câu 10: Dãy các chất nào dưới đây tan được trong nước?

  1. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
  2. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
  3. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
  4. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, CO2

=> Đáp án: C

Câu 11: Đâu là oxit không thể điều chế được bằng phản ứng phân hủy?

  1. Na2O
  2. CO2
  3. SO2
  4. CaO

=> Đáp án: D

Câu 12: Dãy các chất nào dưới đây tác dụng được dung dịch axit sunfuric loãng?

  1. Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO
  2. Fe2O3, CuO, Al2O3, CO
  3. P2O5, CuO, Al2O3, MgO
  4. P2O5, CuO, SO3, MgO

=> Đáp án: A

Câu 13: Dãy các chất nào sau đây tác dụng được với lưu huỳnh đioxit?

  1. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2
  2. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2
  3. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3
  4. Na2O, CuO, SO3, CO2

=> Đáp án: B

Câu 14: Các cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng được với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí?

  1. Axit sunfuric loãng và bari oxit
  2. Axit sunfuric loãng và bari hiđroxit
  3. Axit sunfuric loãng và bari cacbonat
  4. Axit sunfuric loãng và bari clorua

=> Đáp án: C

 

Lời Kết

Trên đây là những kiến thức liên quan đến oxit trung tính, hy vọng bạn đã hiểu oxit trung tính là gì? Oxit trung tính gồm những chất nào cũng như các loại oxit trung tính,…. Theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật các thông tin hữu ích hơn trong cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *