Oxit bazo là gì? Oxit bazo nào dùng làm chất hút ẩm?

Oxit bazo là gì? Oxit bazo nào dùng làm chất hút ẩm?
5 (100%) 1 vote

Oxit bazo là một nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến trong hóa học và cả trong đời sống cũng như sản xuất công nghiệp. Bài viết hôm nay mayruaxegiadinh.com.vn sẽ giúp bạn hiểu oxit bazo là gì? Oxit bazo có mấy tính chất hóa học cũng như vận dụng để giải các dạng bài tập liên quan.

Oxit bazo là gì?

Oxit bazo là hợp chất gồm một hoặc nhiều nguyên tử kim loại kết hợp cùng một hay nhiều nguyên tử oxy và có bazo tương ứng. Các oxit bazo tan tan nước gồm các kim loại kiềm như: Na, K, Li,… cùng các kim loại kiềm thổ trừ Be như: Ba, Ca, Mg,…

Khái niệm oxit bazo là gì? Ví dụ về oxit bazo.
Khái niệm oxit bazo là gì? Ví dụ về oxit bazo.

Phân loại:

  • Oxit bazo tan: gồm các oxit bazo của các bazo kiềm hoặc kiềm thổ.
  • Oxit bazo không tan: gồm các oxit bazo của những kim loại còn lại như: Fe, Cu,… cùng các oxit khác kiềm.

Ngoài oxit bazo tan và oxit bazo không tan ra còn có oxit lưỡng tính và oxit trung tính:

  • Oxit lưỡng tính: gồm các oxit tác dụng được với các dung dịch axit và các dung dịch bazo cho ra sản phẩm là muối và nước. Ví dụ như là: Al2O3, ZnO,…
  • Oxit trung tính: gồm các oxit không phản ứng bazo hay axit để tạo muối, không phản ứng với nước để tạo ra axit hoặc bazo. Ví dụ như là: CO, NO,….

Cách gọi tên oxit bazo

  • Tên oxit đọc như sau: tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO đọc là Bari oxit, NO đọc là Nito oxit.

Oxit bazo gồm những chất nào? Cách đọc tên oxit bazo chính xác.
Oxit bazo gồm những chất nào? Cách đọc tên oxit bazo chính xác.
  • Nếu kim loại có các hóa trị II, III như Fe thì tên gọi oxit sẽ đọc như sau: tên kim loại + hóa trị + oxit.

 Ví dụ: Fe2O3 đọc là Sắt III oxit, FeO đọc là Sắt II oxit.

  • Nếu phi kim có nhiều hóa trị thì tên oxit sẽ được đọc là: tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ nguyên tố oxit).

Oxit bazo có những tính chất hóa học nào?

 Oxit bazo tác dụng với nước (Oxit bazo +  H2O)

Các oxit bazo của kim loại kiềm hay kiềm thổ mới tác dụng được với nước. Các oxit bazo tác dụng với nước như là: K2O, Na2O, CaO, BaO, SrO, Li2O, Rb2O,….

PTPU tổng quát như sau:

R2On + H2O → 2R(OH)2

Trong đó: n là hóa trị của kim loại R.

Oxit bazo tác dụng được với nước tạo thành dung dịch bazo.
Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo.

Dung dịch thu được R(OH)n là dung dịch bazo tan trong nước hay còn được gọi là dung dịch kiềm dung dịch bazo tan. Các dung dịch bazo này làm cho giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển thành màu hồng.

                                                K2O + H2O → 2KOH

                                                Na2O + H2O → 2NaOH

                                                BaO + H2O → Ba(OH)2

Oxit bazo tác dụng với axit

Oxit bazo tác dụng với axit (chủ yếu là HCl và H2SO4) tạo thành muối và nước.

CTTQ:

Oxit bazo + Axit → Muối + H2O

Một số oxit bazo tác dụng với axit ví dụ như:

 –   BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

 –   Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

 –   CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

 –   CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

 –    Na2O + 2HCl → Na2SO4 + H2O

Hình ảnh minh họa phản ứng oxit bazo + axit tạo thành muối và nước.
Hình ảnh minh họa phản ứng oxit bazo + axit tạo thành muối và nước.

Oxit bazo tác dụng với oxit axit

Các oxit bazo ví dụ như: BaO, K2O, CaO,… tác dụng được với oxit axit, sản phẩm sau phản ứng là muối.

CTTQ:

Oxit bazo + Oxit axit → Muối

Ví dụ:

 –    BaO + SO2 → BaSO3

 –    CaO + CO2 → CaCO3

 –    Na2O + CO2 → Na2CO3

Một số oxit bazo nào không tác dụng được với nước?

Oxit bazo không tác dụng với nước là những oxit bazo không tan trong nước như: CuO, FeO, Fe2O3, ZnO, Al2O3,..

Một số oxit thường được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô)

Các oxit CaO, BaO, P2O5 có thể làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm.

Giải thích: Vì các oxit này dễ dàng tác dụng được với nước (hơi nước).

Ta có các phương trình hóa học :

–    CaO + H2O → Ca(OH)2

–    BaO + H2O → Ba(OH)2

–    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

 

Một số dạng bài tập liên quan đến oxit bazo

Dạng 1: Xác định công thức của oxit bazo

Cách làm:

  • Đầu tiên cần gọi tên công thức oxit bazo cần tìm dựa vào kim loại mà đề bài đã cho hoặc đề bài chưa biết kim loại.
  • Thực hiện tính toán các mối liên quan.
  • Viết phương trình hóa học dựa vào kết quả thu được.
  • Dựa vào các phân số theo cách đặt để lập phương trình hóa học.

Ví dụ: Cho 4,48g một oxit của kim loại có hóa trị là II tác dụng hoàn toàn với 7,84g axit sunfuric (H2SO4). Hãy xác định công thức của oxit trên.

Giải:

Gọi công thức của oxit cần xác định là MO (vì kim loại có hóa trị là II).

n(H2SO4) = 0,08 mol , n(M)) = 4,48 : (M+16) (mol)

Ta có phương trình sau:

                                                MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

Theo đề bài ta có: 4,48 : (M+16) = 0,08 => M = 40 => M là Ca

Vậy oxit cần tìm là CaO.

Dạng 2: Bài toán liên quan phản ứng giữa oxit bazo với dung dịch axit

TH1: Oxit bazo + dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng → Muối sunfat + Nước

Ví dụ: Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Nhận xét: Các phản ứng hóa học trên đều có điểm chung giống nhau là: Cứ một mol axit sunfuric tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng khi chuyển từ oxit thành muối sunfat. Ta có công thức tổng quát như sau:

R + 16g → (R+96)g → 1 mol H2O sinh ra hoặc là 1 mol H2SO4 tham gia sản ứng.

TQ:                                         Muối sunfat = m(oxit) + 80nH2SO4

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm oxit bazo là gì? Tính chất hóa học, cách gọi tên cũng như các dạng bài tập áp dụng liên quan đến phần kiến thức này. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *