Trùng sốt rét có đặc điểm gì? Lây nhiễm qua đường nào?

Trùng sốt rét có đặc điểm gì? Lây nhiễm qua đường nào?
Đánh giá bài viết

Sốt rét là một trong số những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Chúng gây cho người bệnh những triệu chứng đặc trưng như sốt (theo chu kỳ), vã mồ hôi, ớn lạnh và đặc biệt thiếu máu tán huyết và lách to.

Vậy trùng sốt rét là gì? Vòng đời của trùng sốt rét ra sao? Nơi kí sinh của trùng sốt rét như thế nào? Trùng sốt rét sống ở đâu? Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào? Tác hại của trùng sốt rét là gì?…. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này ngay sau đây nhé!

Trùng sốt rét là gì?

Trùng sốt rét plasmodium falciparum vốn là một trong số các chi của ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử. Trùng sốt rét ký sinh trên cơ thể vật để có thể tồn tại và phát triển.

Khi xâm nhập vào cơ thể người thì chúng sẽ ký sinh trong nội bào (gan và hồng cầu) và đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Ngoài ra, chúng còn ký sinh trong thành ruột và cả trong nước bọt của muỗi anophen, theo đó khi bị loại muỗi này cắn con người cũng sẽ bị nhiễm.

Trùng sốt rét là gì? 
Trùng sốt rét là gì?
  • Ký sinh trùng sốt rét gồm 4 loại là: P.falciparum; P.vivax; P.malariae và P.ovale. Đặc điểm chi tiết của từng loại cụ thể như sau:
  • P.falciparum: ký sinh trùng sốt rét loại này xuất hiện nhiều ở vùng nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều điển hình như ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Mỹ La Tinh và châu Phi.
  • P.vivax: thường xuất hiện nhiều ở châu  u và một số nơi ở châu Phi, châu Á.
  • P.malariae: xuất hiện chủ yếu ở châu Phi, châu Mỹ, châu  u và rất hiếm gặp ở châu Á.
  • P.ovale: xuất hiện chủ yếu ở châu Phi.

Trùng sốt rét có đặc điểm gì?

Đặc điểm sinh học là phần được chú trọng đặc biệt trong những bài giảng về ký sinh trùng sốt rét với những nghiên cứu thực tiễn. Những đặc điểm cơ bản nhất của trùng sốt rét sẽ được tìm hiểu ngay sau đây.

Đặc điểm về hình thể của trùng sốt rét

Tùy theo hình thái cũng như những sắc tố mà có những loại ký sinh trùng sốt rét gồm: Thể tư dưỡng trẻ (thể nhẫn) (Early Trophozoite), Thể tư dưỡng già (Late Trophozoite), Thể phân liệt (Schizont) và Thể giao bào (Gametocyte).

Tìm hiểu cấu tạo của ký sinh trùng sốt rét.
Tìm hiểu cấu tạo của ký sinh trùng sốt rét.

Ký sinh trùng sốt rét có cấu tạo như thế nào? Cấu tạo chung nhất là:

  • Cơ thể không có bất kỳ cơ quan di chuyển nào.
  • Nhân có màu chuyển dần từ đỏ thẫm đến đỏ tím
  • Tế bào chất có màu từ xanh nhạt đến màu xanh tím
  • Phần không bào là phần không màu
  • Những hạt sắc tố gồm màu đen, nâu đen và nâu ánh vàng
  • Những hạt đặc hiệu màu đỏ nâu và hồng nhạt.

Dinh dưỡng và sinh sản của ký sinh trùng sốt rét

Hình thức dinh dưỡng của trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét không có không bào bởi thế mà mọi hoạt động về dinh dưỡng đều được thực hiện thông qua màng tế bào và khi chúng ký sinh trong cơ thể người thì lấy những chất dinh dưỡng có trong hồng cầu.

Trùng sốt rét sinh sản như thế nào?

Tuy đời sống của trùng sốt rét tương đối ngắn nhưng chúng sinh sản rất nhanh và nhiều bởi thế nên chúng tồn tại lâu dài trong cơ thể. Trùng sốt rét có 2 phương thức sinh sản gồm: sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc các động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính (muỗi).

Vòng đời của trùng sốt rét

Ở tất cả các loài Plasmodium thì vòng đời của ký sinh trùng sốt rét về cơ bản là như nhau.

Tìm hiểu vòng đời của trùng sốt rét.
Tìm hiểu vòng đời của trùng sốt rét.
  • Quá trình truyền bệnh bắt đầu từ muỗi Anopheles loài cái hút máu có chứa bảo tử từ một người đã bị nhiễm sốt rét.
  • Các giao tử bên trong muỗi bắt đầu sinh sản và sau khoảng 1 -2 tuần sẽ tạo ra các thoa trùng.
  • Muỗi mang mầm bệnh này khi đốt sang người khác đồng nghĩa những thoa trùng sẽ được tiêm vào bên trong cơ thể, sau đó nhanh chóng đến gan và xâm nhập vào tế bào gan.
  • Tại đây, những thoa trùng trưởng thành những thể phân liệt (schizonts).
  • Tiếp đó, những thể phân liệt này sẽ vỡ ra rồi giải phóng những mảnh trùng (merozoites). Ký sinh trùng sốt rét phát triển nhân lên số lượng trong gan và sự nhân lên này được gọi là chu kỳ tiền hồng cầu.
  • Những mảnh trùng bắt đầu di chuyển dần vào hồng cầu sau đó tiến hành quá trình nhân đôi vô tính và giai đoạn này gọi là chu kỳ hồng cầu. Trong đó, những mảnh trùng phát triển thành thể tư dưỡng (trophozoites) sau đó trường thành những thể phân liệt tại đây.
  • Những thể phân liệt này tiếp tục vỡ ra rồi giải phóng những thoa trùng. Chúng sẽ tiến hành phá vỡ các tế bào hồng cầu sau từ 48 – 72 giờ và đồng thời giải phóng thoa trùng vào huyết tương. Tại thời điểm này, người nhiễm sẽ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét do ký sinh trùng này gây ra.
  • Một số có thể biệt hóa để trở thành thể hữu tính (các giao tử) khi chúng vẫn còn trong giai đoạn hồng cầu. Khi đốt vào cơ thể người, muỗi sẽ hút những giao tử đực cũng như giao tử cái, từ đó bắt đầu quá trình sinh sản hữu tính hay còn gọi là chu kỳ bào tử sinh.
  • Giao tử đực sẽ thâm nhập vào giao tử cái trong dạ dày của muỗi để tạo ra hợp tử.
  • Những hợp tử sau đó bắt đầu biến đổi dài ra, đặc biệt có khả năng di chuyển và phát triển thành những trứng di động.
  • Trứng di động này chui qua mặt ngoài của thành dạ dày muỗi tồi phát triển thành thể trứng nang.
  • Thể trứng nang phát triển rồi vỡ ra để giải phóng những thoa trùng
  • Những thoa trùng bắt đầu di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Tại đây, chúng sẵn sàng để được xâm nhập vào các vật chủ mới và tiếp tục vòng đời của trùng sốt rét.

Đối với một số loài ký sinh trùng sốt rét điển hình như Plasmodium ovale hay Plasmodium vivax, thoa trùng tồn tại thêm một giai đoạn bất hoạt hay còn gọi đơn giản là thể ngủ (hypnozoites).

Thể ngủ này có khả năng tồn tại trong nhiều tuần và thậm chí nhiều năm ở gan rồi sau đó gây tái phát sốt rét triệu chứng bằng cách chúng xâm nhập vào dòng máu. Thể ngủ hầu như là không thể đáp ứng với tất cả những loại thuốc điều trị sốt rét dùng để tiêu diệt ký sinh trùng trong máu.

Chu kỳ tiền hồng cầu hay còn gọi là giai đoạn gan trong vòng đời của trùng sốt rét sẽ không xảy ra bởi nếu bệnh bị lây truyền thông qua truyền máu hay sử dụng chung kim tiêm hoặc bởi nguyên nhân bẩm sinh. Vì vậy, các phương thức lây truyền này không gây ra bất kỳ triệu chứng tiềm ẩn nào hoặc sự tái phát sau này.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét xuất hiện khi mà những thoa trùng được giải phóng vào huyết tương trong giai đoạn hồng cầu. Và nếu trầm trọng hơn, sự tan máu này có thể sẽ dẫn tới thiếu máu và vàng da. Đây là một gánh nặng cho lách để thực bào các hồng cầu nhiễm bệnh. Thiếu máu sẽ là một tình trạng nghiêm trọng hơn nếu nhiễm phải ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc Plasmodium vivax mạn tính.

Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc Plasmodium vivax mạn tính khiến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn.
Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc Plasmodium vivax mạn tính khiến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn.

Trùng sốt rét gây bệnh gì? Tác hại của trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét là thay đổi hồng cầu

Thay đổi hồng cầu là vấn đề đáng được quan tâm nhất. Khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét màng hồng cầu sẽ có những thay đổi cụ thể:

  • Khiến hình dạng của hồng cầu bị biến đổi.
  • Các nút lồi xuất hiện trên bề mặt hồng cầu vì vậy nên dễ kết dính cùng với những hồng cầu khác cũng như nội tâm mạc mạch máu.
  • Làm giảm tính thẩm thấu với Kali và giảm đối với Natri nên dễ gây vỡ hồng cầu.
  • Giảm khả năng vận chuyển oxy.
  • Ngoài ra, vỡ hồng cầu còn bởi một nguyên nhân khác là sự tham gia của yếu tố miễn dịch (những kháng thể hồng cầu và phức hợp miễn dịch) gắn mô cầu gây ra hiện trạng vỡ hồng cầu. Hơn nữa, những hồng cầu không bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét cũng sẽ bị vỡ làm nặng thêm tình trạng thiếu máu.

Ký sinh trùng sốt rét gây tổn thương thành mao mạch

Khi bị nhiễm ký sinh trùng ở thể nặng, những mao mạch tăng tính thẩm thành mạch gây ra hiện tượng thoát huyết tương và hồng cầu, đặc biệt là ở não, gan và thận.

Ký sinh trùng sốt rét làm thay đổi ở vi tuần hoàn

Những vi động mạch bị co thắt trong khi những vi tĩnh mạch lại bị giãn nở là nguyên nhân gây rối loạn vi tuần hoàn thân hay cục bộ. Sự rối loại này chính là bởi rối loạn hệ giao cảm và bởi sự thay đổi màng hồng cầu khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

Từ đó dẫn đến tắc nghẽn mạch máu cũng như thiếu dưỡng khí ở những mô, đồng thời làm hạ đường huyết là hiện tượng dẫn tới suy đa phủ tạng trong sốt rét ác tính.

Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào? Tác hại của trùng sốt rét là gì?
Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào? Tác hại của trùng sốt rét là gì?

=> Hậu quả:

  • Sốt bởi hiện tượng hồng cầu bị phá hủy hàng loạt hay bởi đại thực bào tiết ra những cytokin, TNF. Các chất này tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt độ đồng thời gây ra cơn sốt có chu kỳ mà chu kỳ mà nó tương ứng với bốn loại ký sinh trùng sốt rét (24 giờ, 48 giờ, 72 giờ).
  • Thiếu máu bởi tình trạng hồng cầu bị vỡ, tiêu huyết gây ra tình trạng thiếu máu tổ chức.
  • Lách to và đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân sốt rét trường diễn bởi lách tham gia vào quá trình tiêu hủy hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
  • Thiếu oxy tổ chức gồm: tắc nghẽn vi mạch hay thiếu hồng cầu vận chuyển oxy là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh sốt rét nặng bởi rối loạn ý thức phù phổi cấp, suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa, hạ đường huyết và tăng lactic máu.

Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào?

Như đã đề cập trong phần tìm hiểu vòng đời của trùng sốt rét chúng ta cũng đã biết rằng trùng sốt rét lây lan qua muỗi anophen. Chúng còn được gọi là muỗi “cắn đêm” bởi chúng thường cắn nhiều nhất vào trong khoảng thời gian từ hoàng hôn cho tới lúc bình minh.

trùng sốt rét lây lan qua muỗi anophen
Trùng sốt rét lây lan qua muỗi anophen

Khi muỗi đốt một người đã bị nhiễm bệnh sốt rét thì nó sẽ mang theo ký sinh trùng này và lây truyền cho người tiếp theo mà nó cắn. Theo đó, ký sinh trùng sốt rét không thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác được mà trùng sốt rét truyền bệnh qua vật trung gian là muỗi.

Sau khi bị muỗi đốt, ký sinh trùng sốt rét sẽ xâm nhập vào máu rồi di chuyển dần đến gan. Trong gian, chúng phát triển từ vài ngày cho đến vài tuần trước khi tái xâm nhập vào máu. Đây chính là thời điểm xuất hiện những triệu chứng của bệnh nên cần phải điều trị khẩn cấp. Mặc dù rất hiếm nhưng bệnh sốt rét cũng có khả năng lây từ người bị nhiễm ký sinh trùng qua truyền máu hoặc là khi dùng chung kim tiêm.

Trùng sốt rét có lối sống như thế nào - những tác hại của trùng sốt rét gây ra ở người bị nhiễm.
Trùng sốt rét có lối sống như thế nào – những tác hại của trùng sốt rét gây ra ở người bị nhiễm

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp về chủ đề trùng sốt rét là gì? Hy vọng qua bài chia sẻ này bạn đọc có thể nắm bắt được nơi ký sinh của trùng sốt rét, vòng đời của trùng sốt rét cũng như những đặc điểm và biết được trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào.

Đừng quên thường xuyên truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *