Phương thức biểu đạt là gì? Có mấy loại? Cách xác định các phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt là gì? Có mấy loại? Cách xác định các phương thức biểu đạt
1 (20%) 1 vote

Phương thức biểu đạt là phần kiến thức mà các bạn học sinh đã được làm quen trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Vậy khái niệm phương thức biểu đạt là gì? Phương thức biểu đạt có mấy loại? Cách xác định các phương thức biểu đạt chính ra sao?…. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu các phương thức biểu đạt cũng như những dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt trong bài viết dưới đây nhé!

Phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt được hiểu một cách đơn giản chính là cách thức hay phong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu,…. để biểu đạt một thái độ hay tình cảm, ý nghĩa nhất định nào đó. Và thông qua phương thức biểu đạt thì chúng ta còn truyền tải được thông điệp đối với người đọc, người nghe một cách rõ ràng hơn.

Tìm hiểu sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong bài văn, bài nói.
Tìm hiểu sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong bài văn, bài nói.

Trong một bài viết hoặc bài nói và thậm chí là những tác phẩm nghệ thuật văn chương, người ta thường có xu hướng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt khác nhau. Điều này sẽ cho phép tác giả thể hiện được ý đồ của bản thân một cách rõ ràng và đa dạng hơn.

Các phương thức biểu đạt chính

Trong văn học Việt Nam gồm có 6 phương thức biểu đạt chính. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm cũng như cũng như cách xác định phương thức biểu đạt trong phần nội dung dưới đây nhé!

các phương thức biểu đạt chính trong văn học Việt Nam.
Các phương thức biểu đạt chính trong văn học Việt Nam.

Phương thức biểu đạt tự sự

Phương thức tự sự là gì? Phương thức biểu đạt tự sự là phương thức trình bày những sự vật hay sự kiện tạo nên một mạch hoàn chỉnh mà không quan tâm đến quan điểm cũng như thái độ của tác giả. Hay hiểu đơn giản hơn là là kể lại một chuỗi câu chuyện có diễn biến liên quan đến nhau nhằm mục đích khơi gợi về một nhân vật hoặc vấn đề có ý nghĩa đối với người đọc.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt tự sự như sau:

  • Có cốt truyện, có chủ đề và tư tưởng rõ ràng, đầy đủ. Ngoài ra, ở phương thức biểu đạt này có có nhân vật tự sự, sự việc hay sự kiện xảy ra theo từng diễn biến và có ngôi kể thích hợp.
  • Phương thức biểu đạt tự sự thường gặp ở các văn bản như: Văn bản thuyết minh, bản tin báo chí, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật như truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích,…. hay trong các bản tường thuật tường trình,….

Ví dụ:

“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa 1 cái giỏ rồi sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa rằng sẽ thưởng một cái yếm đỏ cho đứa nào bắt được đầy giỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ bị dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám vì quen được nuông chiều và chỉ ham chơi nên mãi đến chiều vẫn chẳng bắt được gì.”

Cách xác định phương thức biểu đạt chính thông qua những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt riêng từng loại.
Cách xác định phương thức biểu đạt chính thông qua những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt riêng từng loại.

Phương thức biểu đạt miêu tả

Phương thức biểu đạt miêu tả là dùng ngôn ngữ giúp người đọc hay người nghe có thể hình dung ra được cụ thể sự vật hay sự việc như đang hiện trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt miêu tả như sau:

  • Có câu văn, câu thơ nhằm tái hiện lại diện mạo, hình dáng hay màu sắc,… của con người và sự vật (là người, tả cảnh, tả tình,….).
  • Phương thức biểu đạt miêu tả thường gặp trong văn tả người, tả phong cảnh, trong thơ hay trong bút ký,….

Ví dụ:

“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi và trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên và những con sóng nhỏ thì lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào 2 bên bờ sông cát.”

Trích “Cơn gió lốc” – Khuất Quang Thụy.

Đoạn văn trên nhằm miêu tả cảnh dòng sông trong một đêm trăng sáng.

Phương thức biểu đạt biểu cảm

Phương thức biểu đạt biểu cảm là gì? Là phương pháp dùng ngôn ngữ để bộc lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc của bản thân về thế giới xung quanh.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt biểu cảm như sau:

  • Trong văn viết hoặc văn nói có các câu văn, câu thơ miêu tả thái độ, cảm xúc của người viết hoặc là của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đó là cảm xúc của người viết, của tác giả chứ không hẳn là cảm xúc của các nhân vật có trong truyện.
  • Thường gặp trong phần lớn nhiều loại như thơ, truyện hoặc vè,….

Ví dụ:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

(Ca dao)

Câu ca dao trên nhằm miêu tả cảm xúc nhớ thương của một người đang yêu. Phương thức biểu đạt của thơ là phương thức biểu đạt biểu cảm.

Phương thức biểu đạt thuyết minh

Khái niệm phương thức biểu đạt thuyết minh là gì? Là phương thức cung cấp, giới thiệu hay giảng giải,…. các tri thức về một sự vật hay hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng vẫn còn chưa biết.

Cách xác định phương thức biểu đạt thuyết minh như sau:

  • Tuy dấu hiệu nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối nhưng trong các văn bản thường có các câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng mà người ta cung cấp những kiến thức về đối tượng đó. Mục đích là giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về một đối tượng nào đó.
  • Thường gặp ở những văn bản chủ đề tiểu sử về một nhân vật hay kiến thức về một vấn đề khoa học nào đó,….
Các xác định phương thức biểu đạt chính thông qua những đặc điểm riêng của các phương thức biểu đạt.
Các xác định phương thức biểu đạt chính thông qua những đặc điểm riêng của các phương thức biểu đạt.

Phương thức biểu đạt nghị luận

Phương thức biểu đạt nhằm mục đích chính là để đưa ra ý kiến, đánh giá hoặc bàn luận về một sự vật, sự kiện hoặc một sự kiện nào đó. Và thông qua việc dùng các dẫn chứng, luận điểm, luận cứ mà bày tỏ quan điểm cá nhân, dẫn dắt thuyết phục người đọc đồng tình theo quan điểm của bản thân.

Cách xác định phương thức biểu đạt nghị luận như sau:

  • Các văn bản nghị luận thường có quan điểm, vấn đề cần bàn luận, phân tích và đặc biệt có luận điểm và luận cứ để giải thích, bình luận, chứng minh hay phân tích,….
  • Thường gặp ở văn bản về một hiện tượng đời sống hay nghị luận về một tư tưởng đạo lý,….

Ví dụ:

“Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh thì cần có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh cần ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có khả năng để trở thành những người tài giỏi trong tương lai.”

(Tài liệu hướng dẫn đội viên).

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

Đây là một phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân hay giữa nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này với nước khác trên cơ sở pháp lý gồm: thông tư, nghị định, đơn từ, hợp đồng, hóa đơn, báo cáo,…

Một lưu ý đến các em học sinh rằng trong những đề thi đọc hiểu sẽ ít khi xuất hiện văn bản sử dụng phương thức biểu đạt hành chính – công vụ.

Tìm hiểu 6 phương thức biểu đạt chính.
Tìm hiểu 6 phương thức biểu đạt chính.

Lời Kết

Việc hiểu các phương thức biểu đạt là gì giống như việc áp dụng một cách hợp lý và khoa học luôn là điều hết sức quan trọng. Nó giúp chúng ta không chỉ giao tiếp với mọi người xung quanh một cách dễ dàng hơn mà còn đảm bảo sự phù hợp trong từng tình huống nhất định.

Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi đã đề cập về cách thức biểu đạt cũng như cách xác định phương thức biểu đạt có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực giao tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *