Thiền là gì? Cách ngồi thiền đúng cách tại nhà

Thiền là gì? Cách ngồi thiền đúng cách tại nhà
Đánh giá bài viết

Thiền tại nhà ngày càng được nhiều người yêu thích và tập luyện để giúp giải tỏa căng thẳng, muộn phiền trong cuộc sống sau những ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên muốn học thiền tại nhà bạn cần tự chuẩn bị và tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu về cách ngồi thiền sao cho được hiệu quả nhất.

Dưới đây là những hướng dẫn về cách ngồi thiền đúng cách, đem lại hiệu quả, lợi ích tốt cho sức khỏe mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng, mời các bạn cùng theo dõi!

Thiền là gì?

Từ trước đến nay, khi nhắc đến thiền thì thường nhiều người sẽ nghĩ ngay tới một phương pháp tu tập của Phật giáo nhưng trên thực tế, thiền đã có từ trước cả khi mà Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Có nguồn gốc từ triết học Ấn Độ cổ đại, thiền không chỉ có trong Phật giáo mà còn xuất hiện trong nhiều tôn giáo khác như: Đạo giáo, Kitô giáo, Jaina giáo,….

Thiền trong Tiếng Anh có nghĩa là Meditation
Thiền trong Tiếng Anh có nghĩa là Meditation

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thiền, chẳng hạn như trong Phật giáo thì thiền được dùng để chỉ những pháp thực hành với mục đích rèn luyện tâm. Trong yoga, thiền được xem là một trạng thái tinh khiết, tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không có gì ngăn trở và hoàn toàn đắm mình vào trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Do đó, thiền trong yoga hay còn được gọi là Dhyana nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”.

Hoặc theo từ điển Cambridge, thiền định được định nghĩa là hướng sự chú ý của mình vào một điều duy nhất và nó được dùng như một hành động tôn giáo hoặc một phương tiện để giúp lấy lại được sự bình tĩnh, đặc biệt làm thư giãn cơ thể.

Một định nghĩa khác lại cho rằng, thiền là bất cứ một hành động nào nhằm mục đích giữ sự chú ý một cách thoải mái vào giây phút hiện tại. Khi tâm ta an tịnh, chú ý vào giây phút hiện tại thì ta sẽ không còn có những phản ứng đối với những sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc tương lai. Mà trong đó, chính những sự việc trong quá khứ và tương lai lại là hai nguyên nhân chính dẫn tới căng thẳng thần kinh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Nhìn chung, thiền dù được diễn đạt theo cách nào đi nữa nhưng về bản chất thì các định nghĩa này để cho thấy đây là một phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người. Từ đó, có thể giúp con người trở nên bình tĩnh, biết lắng nghe nhiều hơn để làm dịu xuống và cảm nhận được sự bình an từ trong sâu thẳm.

Thiền cũng được chia thành nhiều loại hình thức khác nhau như là: thiền quán, thiền định,…. Trong đó thiền định tiếng Anh là samadhi là một phương pháp phổ thông nhất và thường được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc một đối tượng cụ thể nào đó nhằm mục đích làm dịu tâm trí và phát triển sự chú tâm, tĩnh lặng. Thông thường, chúng ta khi nhắc tới thiền một cách chung chung thì tức là đang nhắc tới thiền định.

Ngồi thiền có tác dụng gì?

Cuộc sống nhiều bộn bề, lo toan như hiện nay khiến con người thường xuyên rơi vào trạng thái stress, căng thẳng và mất tập trung,…. Vì thế, không khó hiểu khi mà hiện nay có rất nhiều người đã và đang tìm tới thiền như một cách để giải tỏa những căng thẳng, nâng cao sức khỏe cho bản thân. Vậy tác dụng của thiền là gì?

Tác dụng của thiền đối với con người
Tác dụng của thiền đối với con người

Một số tác dụng mà thiền đem lại cho con người vô cùng đa dạng, nổi bật nhất mà chúng ta có thể kể đến như: Giải tỏa căng thẳng, giảm stress; Giảm buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ; Tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch; Giảm đau; Cải thiện chứng tăng động; Làm chậm quá trình lão hóa. Cụ thể như sau:

Thiền giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress

Theo nhiều nghiên cứu của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên có khả năng làm giảm mật độ chất xám ở những vùng não liên quan tới lo lắng và căng thẳng.

Do đó, việc thực hành thiền giúp cải thiện nhiều vấn đề về cảm xúc, giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng và cải thiện chứng rối loạn lo âu, đồng thời giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Trên thực tế, chúng ta đều phải nhận định rằng những người thường xuyên tập thiền thường sẽ có xu hướng yêu đời, suy nghĩ tích cực và an nhiên hơn so với những người không tập.

 Thiền giúp giảm buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ

Theo một số nghiên cứu của Mỹ cho thấy việc thường xuyên ngồi thiền có tác dụng làm giảm đi tình trạng buồn ngủ mà vẫn giữ được sự tập trung cao độ. Lý do là vì việc tập thiền thường sẽ giúp chúng ta ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Bên cạnh đó, thiền còn giúp tăng cường trí nhớ bởi nó kiểm soát hiệu quả sự căng thẳng và stress. Trong đó, căng thẳng, stress là yếu tố hàng đầu gây ra sự mất tập trung và suy giảm trí nhớ.

Thiền giúp giảm buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ
Thiền giúp giảm buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ

Thiền giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh tim mạch

Trong quá trình ngồi thiền, cơ thể chúng ta sẽ cần ít oxy hơn vì thế tim sẽ đập ít hơn đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm xuống. Hơn nữa, thiền cũng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì đột quỵ hay bởi nhồi máu cơ tim ở những người đang mắc bệnh tim, đặc biệt nó còn làm tăng kháng thể, giúp hệ miễn dịch phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn.

Thiền giúp giảm đau

Theo một số nghiên cứu cho rằng thiền có tác dụng làm giảm đau đầu một cách tuyệt vời còn hơn cả morphine. Theo đó, một giờ tập thiền có thể làm giảm tới 40% cường độ đau và làm giảm đi cảm giác khó chịu do đau tới 57%.

Thiền cải thiện chứng tăng động

Trong một số nghiên cứu mới đây với các bệnh nhân là người lớn bị rối loạn tăng động giảm chú ý thì người ta đã nhận thấy rằng, thiền định giúp nhóm người này giảm đi tính hiếu động, bốc đồng và cải thiện được kỹ năng “hành động có ý thức”.

Thiền làm chậm quá trình lão hóa

Tốc độ mà bạn tiêu thụ oxy sẽ quyết định tới quá trình lão hóa diễn ra nhanh hay chậm ở bạn. Trong khi đó, trong quá trình ngồi thiền làm cơ thể bạn có khả năng thực hiện việc điều chỉnh lại hô hấp và nạp ít oxy hơn. Do đó, những người thường xuyên ngồi thiền thường sẽ có ngoại hình trẻ hơn khá nhiều so với tuổi thật của họ.

Có thể nói rằng thiền định đem lại nhiều tác dụng tới con người một cách tích cực cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Vì thế, hiện nay, rất nhiều người đã quan tâm và bắt đầu tự thực hành thiền tại nhà nhằm cải thiện sức khỏe và sắc đẹp cũng như thanh lọc tinh thần và tâm trí. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ngồi thiền đúng cách tại nhà. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu phần nội dung này ngay trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách tại nhà

Để học thiền tại nhà bận cần phải chuẩn bị thật kỹ tròng từng quá trình. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị không gian, trang phục và cả thời điểm học thiền tại nhà trước khi bước vào học thiền. Trong quá trình thiền cũng được chia thành các bước rõ ràng để bạn có thể học một cách dễ dàng.

Với những người mới bắt đầu, bạn có thể tự học thiền miễn phí qua nhiều kênh khác nhau. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn đi tìm hiểu quá trình để chuẩn bị cho việc học thiền tại nhà ngay sau đây.

 Thiền tại nhà cần chuẩn bị những gì?

  • Không gian thiền tại nhà

Nếu là một người mới tập thiền tại nhà thì bạn cần chú ý tới không gian thiền bởi đây là điều cực kỳ quan trọng. Lý do là vì bạn có thể tập vào thiền định chỉ khi không có bất kỳ một sự quấy rầy nào ảnh hưởng tới bạn. Hãy đảm bảo rằng TV hay những vật dụng điện tử phát ra tiếng động được tắt và cửa được đóng để tránh tiếng ồn phát ra từ xung quanh.

Bạn nên lựa chọn một không gian thoáng mát, yên tĩnh mà bạn cảm thấy được sự an toàn, thoải mái nhất. Bạn cũng có thể chuẩn bị một số cây nến thơm hoặc hương trầm để tăng hứng thú cho mình, giúp cơ thể được thả lỏng.

Ngoài ra, không gian được lựa chọn cũng cần được đảm bảo không quá sáng mà cũng không được quá tối. Sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị thêm cho mình một chút nhạc thiền du dương, nhẹ nhàng giúp tăng tập trung cho tâm trí dễ dàng hơn.

  • Trang phục phù hợp khi thiền tại nhà

Bạn có thể lựa chọn sử dụng những trang phục mặc khi tập thể thao, tập yoga, những trang phục rộng rãi và thoải mái, đặc biệt cần tránh những trang phục bó sát sẽ gây khó chịu cho cơ thể.

sử dụng những trang phục mặc khi tập thể thao, tập yoga
Sử dụng những trang phục mặc khi tập thể thao, tập yoga

Không chỉ riêng việc tập thiền tại nhà mà với bất cứ bài thiền nào cũng đều rất quan trọng đến việc hít thở. Do đó, hãy lựa chọn cho bản thân trang phục thoáng mát và thoải mái nhất. Bởi khi cơ thể hoàn toàn buông xuôi và thả lỏng thì mới giúp tâm trí được thoải mái và tập trung vào việc thiền định.

  • Sử dụng đệm ngồi thiền tại nhà

Tấm đệm để ngồi thiền có tên gọi là Zafus, loại đệm có hình tròn và đặt trên mặt đất bằng phẳng. Loại đệm ngồi này không có phần tựa lưng nên khi thiền tại nhà bạn sẽ cần ngồi thẳng lưng trên tấm đệm và tuyệt đối không được sụp lưng.

Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc gối mềm nhỏ để tạm nếu chưa kịp chuẩn bị cho mình một chiếc Zafus. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải hiểu rằng đệm thiền là yếu tố quan trọng trong quá trình thiền tại nhà bởi nó tránh cho bạn gặp phải tình trạng đau nhức mỗi khi bạn cần duỗi cơ thể hoặc bắt chéo chân trong thời gian dài.

Tuy nhiên bạn có thể bắt đầu với chiếc ghế có tựa lưng nếu tư thế ngồi thẳng làm bạn cảm thấy mỏi. Cần cố gắng để giữ cơ thể ở tư thế thoải mái nhất và ngồi thẳng lưng. Bạn hãy thả lỏng cơ thể rồi từ từ dựa ra sau ghế khi cảm thấy mỏi cho tới khi cơ thể cảm thấy thoải mái thì hãy tiếp tục cho việc luyện tập trở lại.

  • Chọn thời gian hợp lý để ngồi thiền tại nhà cho người mới

Với những người mới bắt đầu thường sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tập trung toàn bộ cơ thể lẫn tinh thần vào một vấn đề nào đó. Vì vậy, hãy xác định khoảng thời gian mà bạn cảm thấy cơ thể được thoải mái nhất. Và thời điểm tốt nhất trong ngày đó là vào buổi sáng sớm hoặc sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Một khi bạn đã quen với việc tập thiền tại nhà thì bạn có thể hành thiền tại thời gian và địa điểm mà bạn thích một cách dễ dàng. Hãy cố gắng để loại bỏ khỏi trong đầu những suy nghĩ lan man trước khi bạn ngồi thiền, yoga tại nhà. Đặc biệt, bạn cần chú ý ăn nhẹ và đi vệ sinh trước để đảm bảo trong quá trình thiền bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lý do nhỏ nhặt không đáng có này.

  • Chuẩn bị đồng hồ để bấm giờ

Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc đồng hồ bấm giờ để không bị phân tâm, cài đặt đồng hồ ở chế độ thời gian mà bạn mong muốn dành cho việc tập thiền. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng điện thoại để hẹn giờ cho các buổi tập hoặc sử dụng một số ứng dụng học thiền online với phần bấm giờ tập thích hợp cho từng trình độ mà bạn theo đuổi.

  • Suy nghĩ về điều tích cực mà bạn mong muốn khi tập thiền tại nhà

Khi ngồi thiền nên nghĩ gì? Mỗi người trong chúng ta khi tìm đến với thiền tại nhà sẽ mang những lý do khác nhau. Có người để hoàn thiện khả năng tập trung, tư duy sáng tạo nhưng cũng có những người là vì mong muốn loại bỏ đi những gánh nặng, ồn ào và căng thẳng và đôi khi với mục đích là mối liên kết tâm linh.

Bạn nên nghĩ đơn giản hơn việc thiền định của mình và không nên phức tạp hóa mục tiêu của bản thân. Ý nghĩa của việc thiền là giúp chúng ta được thư giãn và loại bỏ những lo lắng ra khỏi tâm trí. Nhờ đó mà bạn loại bỏ được stress cũng như những căng thẳng, lo toan trong cuộc sống.

Các bước thiền tại nhà đúng cách

Tư thế ngồi thiền

Luôn giữ thẳng lưng và thả lỏng cơ thể.
Luôn giữ thẳng lưng và thả lỏng cơ thể.
  • Khởi động các khớp và cơ: hãy thực hiện một vài bài khởi động nhỏ để cơ thể được giãn ra một cách thoải mái. Đặc biệt cần chú ý kỹ tới khớp chân, khớp háng, đầu gối và phần cổ chân.
  • Tư thế ngồi thiền trên ghế hay đệm ngồi thiền: Hai chân bắt chéo nhau, trong đó chân trái đặt lên đùi phải và chân phải đặt lên đùi trái. Đừng quá cố để nhích người về phía trước, thay vào đó hãy ngồi lên xương háng để lưng không bị cong.
  • Không cần lo lắng về việc phải thủ thế như thế nào với bàn tay: Việc bàn tay có thủ thế hay là không không phải điều gì quan trọng khi ngồi thiền. Bạn nên để tay của mình được thả lỏng, có thể nắm hờ hoặc đặt lên đầu gối tùy theo sở thích cá nhân.
  • Giữ thẳng lưng và thả lỏng cơ thể: Một tư thế ngồi thiền đúng là cần hạ phần vai xuống và luôn đảm bảo lưng được giữ thẳng để luồng không khí được di chuyển dọc theo cơ thể. Việc ngồi thiền tại nhà ít phút mỗi ngày sẽ giúp cho việc rèn luyện cột sống và tư thế đi đứng của bạn hằng ngày.
  • Đầu hướng về phía trước và cằm hơi nghiêng như lúc bạn nhìn xuống dưới: Khi nghiêng nhẹ đầu xuống sẽ giúp cho lồng ngực được nở ra vì vậy mà việc hít thở được dễ dàng hơn.

Cách hít thở khi ngồi thiền tại nhà

Phình bụng khi hít vào và bóp bụng lại khi thở ra.
Phình bụng khi hít vào và bóp bụng lại khi thở ra.
  • Luôn khép miệng khi thở: Không cần phải cắn chặt hàm hay nghiến răng, thay vào đó bạn chỉ cần khép môi lại một cách nhẹ nhàng, đảm bảo thư giãn để không khí không vào trong miệng là được.
  • Chú tâm vào nhịp thở: Hãy luôn giữ trong đầu bạn ý nghĩ rằng nhịp thở là âm thanh duy nhất mà bạn có thể nghe thấy và tập trung vào nó, thở một cách đều đặn. Cùng lúc với hít thật sâu bằng mũi, bạn nên cảm nhận tới luồng không khí đang từ từ tiền vào cơ thể mình và chúng đang di chuyển khắp bộ phận trên cơ thể.
  • Tiếp đó, hãy tưởng tượng rằng bạn đang tập hợp toàn bộ khí thải trong người và những lo âu phiền muộn rồi sau đó thở hết ra bên ngoài. Lặp lại chu trình này nhiều lần trong suốt quá trình thiền.

Xả thiền

Thực hiện việc thả lỏng cả cơ khớp sau thời gian dài ngồi thiền.
Thực hiện việc thả lỏng cả cơ khớp sau thời gian dài ngồi thiền.

Đây là giai đoạn làm cơ thể hết tê mỏi và giúp khí huyết được lưu thông một cách bình thường sau khi chúng ta đã giữ tư thế ngồi thiền quá lâu. Hãy cử động và xoa bóp cơ thể từ trên xuống dưới, từ cơ mặt, cổ, vai rồi xuống dần tới hết toàn thân. Thời gian xả thiền sẽ phụ thuộc vào thời gian ngồi thiền. Nếu bạn ngồi càng lâu thì thời gian xả thiền càng lâu, việc xả thiền cần kỹ lưỡng hơn để lưu thông các mạch máu.

Một số lưu ý khi thực hiện tư thế ngồi thiền

Ngồi thiền tưởng dễ nhưng lại không hề đơn giản bởi để hoàn thành tốt việc ngồi thiền thì ngoài các bước hướng dẫn cách ngồi thiền đúng cách tại nhà trên bạn cũng cần lưu ý tới một số điều như sau:

  • Tuyệt đối không nên tập trung vào việc tính toán hơi thở của bản thân vì điều này sẽ khiến cho tâm trí của bạn bị lan man và khó để có thể tập trung lại được.
  • Không khắt khe với bản thân, cố gắng tập trung cao độ khi thiền. Khi bạn cố gắng là lúc mà tâm trí của bạn chỉ nghĩ đến làm như thế nào để cố gắng vì thế khiến cho não bộ hoạt động. Điều này đi ngược lại với lợi ích của ngồi thiền.
  • Giữ tinh thần không căng thẳng hay lo âu khi ngồi thiền.
  • Ngồi thiền là một quá trình dài để đạt tới việc ngồi thiền đúng nhất vì thế bạn đừng nên nóng vội. Lý do là bởi nóng vội chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung.
  • Khi ngồi thiền cần đảm bảo đúng tư thế.
  • Lựa chọn nơi ngồi thiền yên tĩnh, tránh bị làm phiền bởi những người xung quanh. Có thể chuẩn bị âm thanh không lời nhẹ nhàng thì càng tốt. Hoặc bạn cũng có thể nghe tiếng chim hót, tiếng suối, tiếng nước chảy,….
  • Chuẩn bị sẵn một chiếc nệm ngồi thiền thoải mái để giúp tư thế ngồi thiền được thư giãn hơn.
  • Mặc quần áo thoải mái.
Chọn tư thế ngồi thiền cảm thấy thoải mái nhất.
Chọn tư thế ngồi thiền cảm thấy thoải mái nhất.

Ngồi thiền sai cách có sao không? Mặt trái của thiền định

Không thể phủ nhận rằng việc tập thiền sẽ rất tốt cho chúng ta tuy nhiên việc tập thiền không đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Mất hứng thú để làm việc

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền sai cách sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản và dễ từ bỏ, mất hứng thú trong công việc cũng như các hoạt động trước đây mà bạn đã từng thích, Hay có thể nói cách khác, thiền không đúng sẽ vô tình đẩy bạn vào tình trạng trầm cảm.

Thay đổi cảm xúc

Nếu quá gò ép, bó buộc bản thân vào việc tập thiền đồng nghĩa rằng bạn đã đi ngược lại với giá trị vốn có của thiền rồi đấy. Hậu quả của điều này chính là khiến cho cảm xúc của bạn thay đổi, lúc nóng lúc lạnh khó nắm bắt.

Thêm vào đó, những cảm xúc bị kìm nén trong quá khứ sẽ là yếu tố dẫn bạn tới những điều tiêu cực. Và lâu dần, những cảm xúc này sẽ bùng nổ dẫn tới tình trạng bạn bị lo sợ, hoang tưởng và thường xuyên không khống chế được cảm xúc của bản thân.

Ảnh hưởng tới các mối quan hệ

Điều này chính là hậu quả của việc quá lạm dụng vào việc thiền. Khi bạn lún sâu vào thiền quá lâu, quá nhiều thì suy nghĩ của bạn sẽ bị thay đổi ít nhiều. Có thể bản thân bạn sẽ cảm thấy sợ hãi trước những tác động của xã hội.

Thâm chí, theo nghiên cứu đã từng công bố kết quả vào năm 2017 cho thấy nhiều người thiền chuyên nghiệp thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Lý do là vì bản thân họ cảm thấy sợ bị những ảnh hưởng của xã hội tác động lên suy nghĩ của mình.

Bị đau nhức

Khi bạn ngồi thiền không đúng cách tại nhà, tư thế ngồi thiền bị sai hay cố gắng thiền nhiều trong thời gian dài rõ ràng đang khiến cơ thể bạn phải chịu đựng rất nhiều. Bởi vậy, bạn không những không cảm thấy hiệu quả, cải thiện bản thân sau khi thiền mà cơ thể còn cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Nhịn ăn để ngồi thiền khiến cơ thể bị suy nhược

Ngồi thiền giúp giảm cân là có thật nhưng hiện nay có khá nhiều các bạn nữ kết hợp giữa việc giảm cân bằng ngồi thiền và nhịn ăn. Đây là một việc làm không hề tốt bởi nó sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và trở nên mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mặt trái của thiền định là gì?
Mặt trái của thiền định là gì?

Lời khuyên cho bạn khi ngồi thiền tại nhà

Thiền mang lại cho chúng ta sức khỏe, nhan sắc và một tinh thần phấn chấn, lạc quan. Hơn nữa, thiền còn giúp chúng ta thanh tịnh và tập được thói quen kìm chế sự nóng giận khi có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, việc ngồi thiền cần đảm bảo đúng cách mới đem lại hiệu quả cao bởi mặt trái của thiền định khi chúng ta tập sai cách là dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho bạn chính là hãy đặt ra mục đích của mình khi ngồi thiền, cố gắng để thực hiện từng chút một mỗi ngày để đạt được trình độ tốt nhất. Đặc biệt, không nên nóng vội mà cũng đừng quá lạm dụng việc ngồi thiền bởi đôi lúc làm một điều gì đó quá nhiều cũng không tốt.

Lời Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp về cách ngồi thiền tại nhà và vừa chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn đúng đắn về việc ngồi thiền cũng như có cho mình những kiến thức quan trọng, những lưu ý cần thiết cho việc ngồi thiền đúng cách tại nhà.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi, theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhiều hơn những thông tin hữu ích mỗi ngày bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *