Vô ngã là gì? Ý nghĩa của vô ngã vô ưu trong phật giáo

Vô ngã là gì? Ý nghĩa của vô ngã vô ưu trong phật giáo
Đánh giá bài viết

Vô ngã là gì? Vô ưu là gì? Vô ngã vô ưu trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào?…. Hôm nay mayruaxegiadinh.com.vn sẽ cùng bạn giải đáp những thắc liên quan đến vô ngã vô ưu, cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

Vô ngã vô ưu là gì?

Vô tức là không, không có và không tồn tại; còn ngã tức là bản ngã, là bản thân hay là cái tôi; ưu tức là sự ưu phiền, ưu sầu và chữ ưu này chỉ có sự đau khổ, buồn đau.  Như vậy “Vô ngã vô ưu” cũng gần như vô ngã vô thường tức là con người sẽ không ưu phiền đau khổ nếu như không có cái tôi quá cao.

Tìm hiểu vô ngã vô thường, vô ngã vô ưu là gì?
Tìm hiểu vô ngã vô thường, vô ngã vô ưu là gì?

“Nếu con người ta biết hạ bớt cái tôi xuống cùng đồng nghĩa rằng bớt tham, sân, si và biết cho đi nhiều hơn là nhận lại, biết yêu thương và cảm thông cho nhau, biết dừng lại việc tự cho bản thân là đúng là tất cả mọi người cần đáp ứng mọi yêu cầu của mình; hãy bắt đầu việc biết yêu thương chia sẻ cảm thông và đặc biệt là tha thứ nhiều hơn thì lúc đó con người sẽ bớt khổ.”

Vô ngã vốn là 1 trong 3 pháp ấn trong Phật giáo, vô thường và khổ chính là 2 pháp ấn còn lại. Đức Phật có nói, con người được tạo thành bởi sắc pháp và danh pháp, bản ngã và cái tôi thì luôn luôn thay đổi, sinh diệt và không thể tồn tại mãi mãi được. Đức Phật nói “vô ngã vô ưu” hay còn được hiểu đơn giản rằng nếu không có bản ngã cái tôi cá nhân thì con người cũng vướng vào những ưu phiền trong cuộc sống.

Vô ngã trong Phật giáo - Vô ngã là niết bàn.

Vô ngã trong Phật giáo – Vô ngã là niết bàn.

Ý nghĩa của vô ngã vô ưu trong Phật giáo

Bản ngã của mỗi người tại sao lại làm cho chính bản thân họ khổ sở? Và cái tôi ở đây tượng trưng cho điều gì? Nó thường tượng trưng cho những kỳ vọng như là “ tôi nên được mọi người đối xử như thế này”; “tôi nên được mọi người yêu thương như thế kia”; “ tôi không nên gặp phải những xui xẻo như thế này”.

Tất cả sự kỳ vọng quá lớn hay từ sự đề cao cái tôi cá nhân đều là nguồn cơn khiến con người ta chỉ thường quan tâm đến “tôi” nhiều hơn trên tất cả mọi người, hơn tất cả những người khác. Nó thể hiện rõ rệt qua “quan điểm của tôi”, “cuộc sống của tôi”, “điều khiến tôi khó chịu”. “điều này tôi thích” hay ví dụ như “tôi muốn cái này, tôi thích cái kia”, “tôi không thích cái này, tôi phải có được cái kia”.

Ý nghĩa của vô ngã vô ưu trong Phật giáo.
Ý nghĩa của vô ngã vô ưu trong Phật giáo.

Liệu cuộc sống chỉ bao quanh chữ “tôi” có khiến mỗi người chúng ta cảm thấy được hạnh phúc hay không? Trong số chúng ta, có rất nhiều người đã lớn lên mà chỉ xoay quanh cái “tôi” quá lớn như vậy. Họ chỉ học cách sao để lấy đi được càng nhiều càng tốt và mong muốn mọi người đáp ứng những yêu cầu của họ.

Nếu để ý thì chúng ta đều có thể nhận định với nhau rằng mọi người khi đến chùa thì hầu hết khi cầu xin đều xin những thứ mà họ cần, mong muốn về sự giàu sang, hạnh phúc, về tài sản, tiền bạc,…. Rõ ràng rằng con người ra chỉ cần nghĩ đến cảm xúc cũng như những điều mà bản thân mong muốn chứ ít khi nghĩ đến người khác. Điều này chính là nguồn cơn của sự khổ đau cho chính họ.

Khi cái tôi lớn dần đồng nghĩa rằng lòng tham lúc này cũng lớn dần và con người thì càng muốn sở hữu nhiều hơn nữa và dường như không có điểm dừng và chẳng bao giờ là đủ. Do đó, rất ít người có thể nhận ra được rằng trên đời này chẳng có gì là mãi mãi, mọi vật đều trong chu kỳ của “sinh, trụ, dị, diệt” và dù có là tiền tài, sức khỏe đi chăng nữa thì cũng không có ngoại lệ.

Mọi vật trên đời này đều trong chu kỳ của “sinh, trụ, dị, diệt”, không có gì là mãi mãi kể cả tiền tài lẫn sức khỏe.
Mọi vật trên đời này đều trong chu kỳ của “sinh, trụ, dị, diệt”, không có gì là mãi mãi kể cả tiền tài lẫn sức khỏe.

Chính vì thế mà nếu con người biết chấp nhận để hạ bớt cái tôi xuống cũng chính là bớt tham, sân, si và biết cho đi là nhiều hơn so với sự nhận lại, biết yêu thương và cảm thông với mọi người xung quanh, đặc biệt dừng lại việc tự cho bản thân là đúng và mọi người đều phải đáp ứng những yêu cầu cá nhân mình.

Làm được những điều này sẽ giúp chúng ta biết yêu thương, sẻ chia và cảm thông, tha thức nhiều hơn. Khi đó, con người sẽ tự bớt khổ và cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây chính là những điều mà “vô ngã vô ưu” muốn truyền đạt tới tất cả mọi người để hướng đến sự hạnh phúc.

 

Lời Kết

Mọi vật trên đời này không có gì là mãi mãi, kể cả tiền tài hay sức khỏe thì đều trong chu kỳ của “sinh, trụ, dị, diệt”. Bởi đó, con người cần biết hạ cái tôi của bản thân, biết dừng đúng chỗ để không phải khổ đau, hướng đến sự hạnh phúc.

Hy vọng bài viết giải nghĩa Vô ngã vô ưu trong Phật giáo là gì đã giúp bạn đọc thấm nhuần được chân lý của sự hạnh phúc trong cuộc đời mỗi con người. Cảm ơn đã theo dõi và đừng quên truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *