Tảo hôn là gì? Hậu quả khôn lường của tảo hôn

Tảo hôn là gì? Hậu quả khôn lường của tảo hôn
5 (100%) 1 vote

Tảo hôn là gì, có vi phạm pháp luật hay không? Hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn tảo hôn đối với tình hình kinh tế xã hội như thế nào?…. Tất cả những thắc mắc này sẽ mayruaxegiadinh.com.vn làm rõ trong bài viết này.

Tảo hôn là gì?

Tảo hôn là khi một trong hai hoặc cả 2 bên nam và nữ chưa đủ điều kiện kết hôn về mặt độ tuổi nhưng vẫn tiến hành việc nam lấy vợ, nữ gả chồng. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì tảo hôn là hành vi thuộc một trong 03 trường hợp sau:

  • Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.
  • Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
  • Nam chưa đủ 20 và nữ chưa đủ 18 tuổi.
Tảo hôn là thực hiện việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định.
Tảo hôn là thực hiện việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định.

Định nghĩa tảo hôn cũng đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 một cách cụ thể và rõ ràng. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng tới mục đích của hôn nhân hướng đến là duy trì và phát triển giống nòi.

  • Nguyên nhân hình thành thực trạng tảo hôn là gì?

Có nhiều nguyên nhân tạo nên các trường hợp tảo hôn ở Việt Nam, gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để tìm ra cách khắc phục, chúng ta phải tìm ra được gốc rễ nguyên nhân tạo nên nó. Một số nguyên nhân phổ biến của vấn đề tảo hôn ở Việt Nam như sau:

  • Do những hủ tục lạc hậu của một số đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều dân tộc hiện nay vẫn coi tảo hôn là một phong tục truyền thống của họ.
  • Một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn còn bởi pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến độ tuổi chưa cao nên chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn.
  • Nguyên nhân được xem là chủ yếu chính là do trình độ dân trí của một số bộ phận người dân chưa cao, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa. Vị trí địa lý khó khăn khiến họ chưa được tiếp cận với những thay đổi tiến bộ về hôn nhân.
Phong tục tảo hôn thường diễn ra phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số.
Phong tục tảo hôn thường diễn ra phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số.
  • Công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục cùng những kiến thức pháp luật liên quan tới vấn đề tảo hôn chưa thường xuyên, rộng rãi, sâu sắc và hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi cũng chưa có sự can thiệp mạnh mẽ, sát sao để chống lại tục tảo hôn.
  • Nhiều vùng thiếu số khó khăn trong việc tiếp cận được thông tin về tảo hôn.
  • Hậu quả nghiêm trọng của phong tục tảo hôn

Nạn tảo hôn gây ra hậu quả gì? Hậu quả của tục tảo hôn đối với bản thân, gia đình và đối với xã hội cụ thể như sau:

Đối với bản thân và gia đình

  • Về sức khỏe

Hậu quả đầu tiên của việc tảo hôn chính là sức khỏe của những cô gái trẻ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơ thể chưa phát triển toàn diện cho việc làm mẹ sớm. Việc mang thai, sinh con sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người dẫn tới thoái hóa cùng nhiều di chứng bệnh tật, suy kiệt sức khỏe.

hậu quả của tảo hôn
Tảo hôn gây ảnh hưởng xấu đặc biệt đến sức khỏe của các bé gái khi cơ thể chưa hoàn thiện để mang thai, sinh con.

Đặc biệt, đối với những bé gái độ tuổi dưới 15 khi mang thai đồng nghĩa sẽ có nguy cơ chết do mang thai, sinh đẻ cao hơn phụ nữ độ tuổi trên 20. Bên cạnh đó, những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ dưới 18 tuổi cũng có nhiều khả năng nhẹ cân thấp bé hơn so với những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ trên 20.

  • Về tinh thần

Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất mà tác hại của nó đối với tinh thần cũng không hề nhỏ. Độ tuổi tảo hôn thường nằm trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý ở người bình thường. Việc kết hôn sớm trẻ em sẽ không có được cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của mình.

 

Theo thống kê, những gia đình tảo hôn thường có cuộc sống khá khó khăn bởi chưa hiểu biết rõ ràng về kiến thức nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ nên các cặp vợ chồng trẻ dễ bị khủng hoảng về tâm lý, dễ xảy ra những mâu thuẫn. Cũng bởi vì thế mà hạnh phúc gia đình dễ bị rạn nứt, dẫn tới tỷ lệ ly hôn cao.

Xem thêm: Ăn xổi ở thì nghĩa là gì? Đặt câu với thành ngữ trên

  • Về giáo dục

Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn nhỏ phải nghỉ học giữa chừng, mất đi cơ hội học tập và tiếp thu nền giáo dục tiên tiến, hiện đại để phát triển tối đa về nhân cách, tài năng cũng như trí tuệ, thể chất của bản thân.

  • Về kinh tế

Trên thực tế, tỷ lệ người trẻ kết hôn sớm thường có khả năng đóng góp cho kinh tế của gia đình rất thấp. Điều này dẫn tới tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao. Đồng thời, việc kết hôn sớm khi bản thân chưa đủ chín chắn hoặc bị bắt ép khiến cho nhiều cặp đôi nhanh chóng tan vỡ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi trẻ em.

Người trẻ kết hôn quá sớm làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo.
Người trẻ kết hôn quá sớm làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo.

Đối với xã hội

Hậu quả của nạn tảo hôn đối với đời sống xã hội là vô cùng lớn. Tảo hôn là nguyên nhân hàng đầu góp phần gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, gây thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều này gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới chất lượng dân số, nguồn nhân lực trong tương lai. Đồng thời, nó còn gây hậu quả tiêu cực tới sự phát triển và tiến bộ của xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước.

  • Hậu quả pháp lý của nạn tảo hôn là gì?

Vì tảo hôn thuộc 1 trong những vấn đề cấm làm và có quy định xử phạt rõ ràng trong khoản 2, điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì vậy, chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn hay cưỡng ép việc kết hôn sớm, kết hôn chưa đủ tuổi là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều phải chịu xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.

Theo thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền trong việc xem xét điều kiện độ tuổi kết hôn để xử lý. Việc kết hôn sẽ bị hủy khi 1 trong 2 bên hoặc là cả 2 bên chưa đủ tuổi hay không công nhận quan hệ hôn nhân giữa các đối tượng này trong thời điểm đó. Khi cuộc hôn nhân do tảo hôn bị hủy sẽ dẫn tới một số hậu quả pháp lý như sau:

  • Quan hệ vợ chồng của cả 2 bên sẽ bị chấm dứt.
  • Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái sẽ được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con cái sai khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa 2 bên sống chung với nhau như vợ chồng mà chưa có đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết theo Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình như sau: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp bất đồng ý kiến không giải quyết được sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và quy định có liên quan.
Tảo hôn sẽ bị xử lý nghiêm khắc đúng theo pháp luật.
Tảo hôn sẽ bị xử lý nghiêm khắc đúng theo pháp luật.
  • Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề tảo hôn

Tảo hôn có bị phạt không? Tảo hôn bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Các trường hợp vi phạm luật về tảo hôn đều phải chịu xử lý hành chính cụ thể như sau:

  • Xử phạt vi phạm hành chính xét theo Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP
  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ/lấy chồng cho người chưa đủ tuổi để kết hôn.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng tới 3.000.000 đồng đối với những hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với những người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc phải chấm dứt quan hệ đó.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn theo Điều 183 của Bộ luật hình sự 2015.

Người nào tổ chức việc lấy vợ hay lấy chồng cho những người chưa đủ tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành này nhưng tiếp tục vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng tới 30.000.000 đồng hoặc nặng hơn là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Làm đám cưới khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có phạm luật không?

Xét theo khái niệm tảo hôn tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình, được xem là tảo hôn khi lấy vợ hay lấy chồng mà không nói cụ thể là đăng ký kết hôn tại cơ quan thẩm quyền hay chỉ làm đám cưới. Vì vậy, chỉ khi một trong 2 bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn mà đăng ký kết hôn hay chỉ làm đám cưới thì cũng đều vi phạm quy định về tảo hôn.

Chưa đủ tuổi kết hôn mà đăng ký kết hôn hay tổ chức đám cưới đều vi phạm luật tảo hôn.
Chưa đủ tuổi kết hôn mà đăng ký kết hôn hay tổ chức đám cưới đều vi phạm luật tảo hôn.

Đồng thời, có thể chắc chắn rằng khi 1 trong 2 bên vi phạm quy định về điều kiện để đăng ký kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình thì cơ quan có thẩm quyền chắc chắn sẽ không thực hiện đăng ký kết hôn cho cặp đôi.

Do đó, mặc dù chỉ là làm đám cưới xong đây vẫn bị xem là tảo hôn và đương nhiên sẽ bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự như quy định ở trên.

Tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng trong trường hợp nào?

Theo Khoản 2 Điều 11 của Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả 2 bên kết hôn đã có đủ những điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm cả 2 bên đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Quan hệ vợ chồng được xác lập khi cả 2 bên đã đủ tuổi kết hôn.
Quan hệ vợ chồng được xác lập khi cả 2 bên đã đủ tuổi kết hôn.

Như vậy, khi nam nữ tảo hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà cả 2 đã đủ tuổi (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên và đảm bảo những điều kiện kết hôn khác), có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì quan hệ vợ chồng giữa 2 người sẽ được Tòa án công nhận.

 

Lưu ý: Thời điểm quan hệ hôn nhân vợ chồng được xác lập là khi cả nam và nữ đã đủ điều kiện kết hôn.

Kết Luận

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết được xem là những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm chất lượng dân số, suy thoái giống nòi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng tân tộc thiểu số. Nhà nước ta đã ban hành Quyết định số 498/QD-TTg để giảm thiểu tình trạng này và nâng cao ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình của người dân.

Trên đây là những thông tin liên quan về Tảo hôn là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để mayruaxegiadinh.com.vn giải đáp giúp bạn một cách nhanh chóng nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *