Âm chính, âm đệm, âm cuối là gì trong tiếng Việt? Cho ví dụ cụ thể

Âm chính, âm đệm, âm cuối là gì trong tiếng Việt? Cho ví dụ cụ thể
3.8 (76.25%) 16 votes

Kiến thức về ngữ âm, âm thanh của tiếng nói con người với chức năng giúp các bé dễ dàng phát âm chuẩn các tiếng đồng thời làm cho việc đặt câu cũng trở nên chính xác hơn. Và âm đệm cũng là một một khái niệm quan trọng trong phần kiến thức này.

Vậy bản chất âm đệm là gì? Có những âm tiết nào xoay quanh nó? Ví dụ về âm đệm ra sao?…. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kiến thức về âm đệm trong tiếng Việt lớp 5 tại bài viết dưới đây.

Âm đệm, âm chính, âm cuối trong tiếng Việt lớp 5

Trên thực tế, mỗi âm tiết trong tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm tuy nhiên các âm tiết lại được phát âm liền thành một hơn trong khi chúng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo tách rời.

Âm đệm là gì?

Định nghĩa âm đệm là gì?
Định nghĩa âm đệm là gì?

Âm đệm là một yếu tố có vị trí ngay sau âm đầu, tức vị trí thứ 2 trong câu.  Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van). Trong tiếng Việt, âm đệm được chia thành 2 loại gồm: âm đệm bán nguyên “u” và âm vị “o” (hay còn gọi là âm vị trống).

Âm vị trống có thể tồn tại cùng tất cả những âm đầu và không có ngoại lệ.  Âm đệm “u” thì không được phân số trong những trường hợp như sau: âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi và âm tiết có phụ âm đầu là âm môi.

Âm đệm “u” bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc không được phân bố cùng với “ư”, “ươ” và “g” (trừ trường hợp “góa”). Đây là một quy luật chung của tiếng Việt, nghĩa là những âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau thì không được phân bố cùng nhau.

Âm đệm giúp câu chữ trở nên tròn vành rõ tiếng, giúp người nghe hiểu rõ ý hơn.
Âm đệm giúp câu chữ trở nên tròn vành rõ tiếng, giúp người nghe hiểu rõ ý hơn.

Âm chính là gì?

Âm chính là một yếu tố đứng ở vị trí thứ 3 trong âm tiết và là hạt nhân, đỉnh của âm tiết bởi đây là yếu tố mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Trong tiếng Việt, những nguyên âm là những đối tượng đảm nhiệm vị trí của âm chính.

Bởi âm chính mang âm sắc của yếu của âm tiết mà nó là âm mang thanh điệu. Trong nguyên âm, người ta thường chia thành 2 loại gồm: nguyên âm chính và nguyên âm đơn. Trong nguyên âm đơn gồm các âm như: a, ă, â, o, ô, u, ư, e, ê, i/y và nguyên âm phức gồm những âm: ia (iê), ua (uô), ưa (ươ).

Âm chính là gì? Các nguyên âm sẽ đảm nhận âm chính trong âm tiết tiếng Việt.
Âm chính là gì? Các nguyên âm sẽ đảm nhận âm chính trong âm tiết tiếng Việt.

Dựa trên vị trí đặt lưỡi khi phát âm mà nguyên âm được chia thành:

  • Âm chính hàng trước bao gồm các âm như: e, ê, i/y, iê (ia).
  • Âm chính hàng giữa bao gồm các âm như: a (ă), ơ (â), ư, ươ (ua).
  • Âm chính hàng sau bao gồm các âm như: o, ô, u, uô (ua).

Dựa trên độ mở của miệng mà nguyên âm được chia thành 4 loại gồm: hẹp (i, ư, u), hẹp vừa (iê, ươ, uô), vừa (ê, ơ, ô) và rộng (e, a, o).

Âm cuối là gì?

Âm cuối với chức năng chính là kết thúc âm tiết bằng nhiều cách khác nhau nhằm làm thay đổi âm sắc của âm tiết đó mà nhờ vậy giúp chúng ta phân biệt được các âm tiết với nhau.  Âm cuối là yếu tố có vị trí phụ thuộc vào các bán âm cuối và phụ âm cuối đảm nhận.

Bán âm cuối được chia thành 2 loại gồm: bán âm cuối bẹt miệng và tròn môi. Bên cạnh đó, phụ âm cuối gồm 8 âm thì được chia thành 4 cặp là: m-p, n-t, nh-ch, ng-c.

Một số quy tắc về âm cuối.
Một số quy tắc về âm cuối.

Các âm đệm trong tiếng Việt lớp 5

Các âm đệm trong tiếng Việt lớp 5 được ghi thay thế bằng chữ “u” và “o” với chức năng làm biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu và phân biệt những âm tiết khác nhau.

Những âm tiết trong âm đệm cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Những âm “o” bắt buộc đứng trước những nguyên âm: a, ă, e.
  • Những âm “u” bắt buộc đứng trước những nguyên âm: y, ê, ơ, â.
  • Âm đệm không xuất hiện sau những phụ âm sau: b, m. v, ph, n, r, g. Trừ một số trường hợp đặc biệt như: sau b, ph (ví dụ: voan, thùng phuy), sau n (ví dụ: thê noa, noãn sào), sau r (roàn roạt), sau g (góa).
Một số quy tắc trong âm đệm cần ghi nhớ.
Một số quy tắc trong âm đệm cần ghi nhớ.

Đặc điểm của âm tiết trong tiếng Việt

Có tính độc lập cao

Âm tiết tiếng Việt trong lời nói luôn là yếu tố được thể hiện một cách rõ ràng và khá đầy đủ cùng với đó là đặc điểm được ngắt và có thể tách ra thành những khúc đoạn khác biệt.  Âm tiết trong tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nhất định nào đó và nó khác với âm tiết trong ngôn ngữ châu  u. Và vì được thể hiện một cách rõ ràng nên chúng ta có thể vạch ra được ranh giới giữa những âm tiết trong tiếng Việt một cách dễ dàng.

Khả năng biểu hiện ý nghĩa

Tất cả những âm tiết có trong tiếng Việt đều mang ý nghĩa và giường như những hoạt động của âm tiết đều từ ‘từ” mà ra. Trong tiếng Việt, âm tiết vốn là một đơn vị ngữ pháp và từ vựng chủ yếu mà nó không chỉ đóng vai trò tương tự như một đơn vị ngữ âm đơn thuần.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa nghĩa và âm trong âm tiết tiếng Việt cũng thường xuyên và rất chặt chẽ tương tự như với ngôn ngữ Châu  u. Đây chính là nét đặc trưng riêng của tiếng Việt.

Đặc điểm của âm tiết trong tiếng Việt.
Đặc điểm của âm tiết trong tiếng Việt.

Có cấu trúc chặt chẽ

Mô hình âm tiết trong tiếng Việt được xem là một cấu trúc chứ không chỉ đơn thuần là một khối không thể chia cắt. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt được cấu tạo bởi 2 bậc cùng 5 thành tố khi ở dạng đầy đủ cụ thể gồm:  âm đầu,  âm chính,  âm đệm,  âm cuối, Thanh đệm và mỗi thành tố này đều có chức năng riêng biệt.

  • Âm đầu: Đứng ở vị trí đầu tiên trong âm tiết, giữ vai trò mở đầu cho âm tiết. Những âm tiết như: an, ấm, êm,… là các âm tiết mà chính tả không ghi âm đều được đọc bằng cách khép kín âm thành rồi mở ra đột ngột và tạo nên tiếng bật.
  • Thanh điệu: Thanh điệu là yếu tố gồm âm đầu và âm vần và trong vần sẽ gồm âm đệm, âm chính và âm cuối. Người ta sử dụng âm điệu nhằm mục đích tách biệt âm tiết về cao độ, mỗi âm tiết sẽ có 1 trong 6 thanh điệu gồm: huyền, ngã, hỏi, nặng, sắc, ngang. Chẳng hạn như: Hóa – Hoa – Hòa – Hỏa – Họa.
  • Âm đệm: Sử dụng âm đệm nhằm mục đích thay đổi âm sắc từ mở đầu trong âm tiết và riêng biệt các âm tiết. Chẳng hạn như: Hóa – Hoan.
  • Âm chính: Đây là hạt nhân của âm tiết và nó mang âm sắc chủ đạo của âm tiết. Chẳng hạn như: Tai – Tay.
  • Âm cuối: Với chức năng chính là kết thúc âm tiết bằng nhiều cách khác nhau như không tắc hay tắc, âm cuối khiến âm tiết bị thay đổi bản sắc và giúp ta phân biệt được các âm tiết với nhau. Chẳng hạn như: Bàn – Bài.

Bài viết trên đây của mayruaxegiadinh.com.vn đã cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ đề âm đệm trong tiếng Việt lớp 5. Hy vọng qua đây, bạn đọc đã hiểu âm đệm là gì và có những trải nghiệm thật thú vị về chủ đề này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại lời nhắn nếu bạn còn điều gì thắc mắc về “âm đệm” và chúng tôi sẽ giải đáp bạn sớm nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *