Khởi ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ và bài tập áp dụng

Khởi ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ và bài tập áp dụng
Đánh giá bài viết

Khởi ngữ là gì? Trong ngữ pháp tiếng Việt, một câu văn, đoạn văn hay bài văn sẽ có những thành phần đặc biệt, những thành phần này sẽ có những tác dụng, dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Khởi ngữ là một thành phần như vậy , bài viết sau đây mayruaxegiadinh sẽ giới thiệu đến bạn khởi ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ và các dạng bài tập áp dụng.

Khởi ngữ là gì?

Chúng ta đã được biết về định nghĩa của nó trong bài học khởi ngữ lớp 9. Khởi ngữ là thành phần có trong cấu trúc câu, thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng nhằm giúp khởi ý, nêu lên vấn đề khởi nguồn cho một câu, một đoạn văn, cho một nội dung của câu, đoạn văn sắp được nói đến.

Tìm hiểu định nghĩa Khởi ngữ là gì?
Tìm hiểu định nghĩa Khởi ngữ là gì?

Trong một câu, ngoài những thành phần chính như là chủ ngữ hoặc vị ngữ thì những thành phần khác, không được sắp xếp đúng chuẩn nó có thể nó là khởi ngữ.

Trước bộ phận khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ như: như về, đối với. Sau bộ phận khởi ngữ này có thể thêm các trợ từ thì, là…

Khởi ngữ ví dụ minh họa: Đối với tôi, học hành chính là chìa khóa của mọi thành công trong tương lai.

⇒ Cụm từ “ đối với tôi” chính là thành phần khởi ngữ trong câu.

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ lớp 9 là gì?

Khởi ngữ là gì? Khởi ngữ hay còn được biết đến với tên gọi là đề ngữ, vì vậy trong nhiều bài thi, đề thi có nhắc sử dụng đề ngữ thay cho khởi ngữ, các bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn nhé! Khởi ngữ sẽ có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sau:

Vị trí: Khởi ngữ sẽ đứng trước chủ ngữ hoặc đứng đầu câu.

  • Nó thường được kết hợp với các quan hệ từ khác như còn, đối, với, và, hay,…
  • Nó có thể đứng hoàn toàn tách biệt hoặc liên kết, gắn bó trực tiếp với các thành phần trong câu. Khi khởi ngữ có quan hệ với câu, nó có thể được lặp lại y nguyên hoặc là một từ khác thay thế.
Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Lưu ý khi được yêu cầu chuyển câu có thành phần khởi ngữ:

  • Trước khởi ngữ sẽ luôn có các quan hệ từ như về, với, đối, còn…
  • Trước cụm chủ vị ta có thể thêm từ “ thì” hoặc phải thêm dấu phẩy để đưa bổ ngữ lên làm khởi ngữ.

Khởi ngữ ví dụ minh họa: Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết này.

Khi ta chuyển về dạng câu có chứa thành phần khởi ngữ là:

⇒ Về cuốn tiểu thuyết này, tôi đã đọc nó rồi.

⇒ Hay “Cuốn tiểu thuyết này thì tôi đã đọc rồi”.

Khởi ngữ được phân loại như thế nào?

Khởi ngữ không đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể

Trường hợp khi Khởi ngữ không xác định được là đảm trách một chức năng cụ thể gì, thì khởi ngữ sẽ có tác dụng chủ yếu là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh sẽ chỉ là phụ.

Khởi ngữ đảm trách một chức năng cú pháp cụ thể

Trường hợp Khởi ngữ có thể xác định là đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau, thì Khởi ngữ sẽ có tác dụng chủ yếu là ý nghĩa nhấn mạnh, còn mang ý nghĩa nêu chủ đề sự tình chỉ là phụ.

Khởi ngữ khi đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong câu nhấn mạnh vào bộ phận nào đó của câu hoặc câu đi sau nó, để thể hiện ý nghĩa chính sâu xa. Nói dễ hiểu là khi đó khởi ngữ sẽ giữ một chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.

Tác dụng của khởi ngữ 

Những câu nói, câu văn có chứa thành phần khởi ngữ đều sẽ có một ý nghĩa đặc biệt, ẩn chứa được dụng ý của người nói, người viết. Tác dụng của khởi ngữ trong một câu là gì? Ta có thể kể đến như sau:

  • Khởi ngữ giúp làm nổi bật lên được nội dung chính trong câu đó, giúp người nghe, người đọc tập trung đến nội dung chính trong câu.
  • Khởi ngữ giúp nêu bật lên được chủ đề của sự vật, sự việc mà chuẩn bị được nhắc tới, là một cách hay để mở đầu, khởi nguồn một câu chuyện, giúp thu hút sự chú ý của người nghe.
Tác dụng của khởi ngữ lớp 9
Tác dụng của khởi ngữ lớp 9

Khởi ngữ ví dụ minh họa:

Về câu chuyện nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cái kết rất có đáng mong đợi.

Về vấn đề của buổi thuyết trình sắp tới, các em có thể liên hệ trực tiếp với giáo viên để trao đổi những vấn đề chưa rõ.

  • Mỗi thành phần câu và cách sắp xếp ngữ pháp câu trong tiếng Việt đều có những ý nghĩa riêng của nó, bởi vậy chúng ta cần lưu ý đến những cách sắp xếp này để sao cho câu văn, câu nói tiếng Việt vừa trôi chảy, vừa có sự liên kết chặt chẽ và mà thể hiện được đúng dụng ý người nói, người viết muốn truyền đạt.

Một số lưu ý cần chú ý khi sử dụng khởi ngữ

  • Khởi ngữ có thể có mối quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong phần câu còn lại, nhưng cũng có thể chỉ có mối quan hệ gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại.

Khởi ngữ ví dụ về mối quan hệ trực tiếp:

– Khổ, tôi cũng khổ lắm rồi.

⇒ Lặp lại y nguyên nội dung ở phần câu còn lại.

– Công viên này, tôi đã tham quan nó rồi.

⇒ Lặp lại bằng một từ khác thay thế chính là từ nó.

Khởi ngữ ví dụ về quan hệ gián tiếp:

Làm khí tượng, ở được trên cao như thế mới là lý tưởng chứ nhỉ.

  • Phải nắm được cách phân biệt giữa khởi ngữ và chủ ngữ có trong câu.

Ví dụ khởi ngữ là gì? Ta xét 2 câu sau đây:

Đội bóng này đánh bóng rất hay ( Từ đội bóng này chính là chủ ngữ trong câu).

Đội bóng này, đánh bóng rất hay ( Từ đội bóng này chính là khởi ngữ trong câu).

Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 câu văn trên là dấu chấm phẩy, vì vậy các bạn nên đặc biệt chú ý phân tích và xác định đúng đâu là chủ ngữ, đâu là khởi ngữ có trong câu.

Các dạng bài tập áp dụng khởi ngữ văn lớp 9.

Dạng 1: Xác định thành phần khởi ngữ có trong các câu sau đây:

  1. Về sự thông minh thì nó là nhất.
  2. Đối với những người ở xung quanh ta, nếu không có tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ là bần tiện, xấu xa, gàn dở, ngu ngốc,…
  3. Vâng! Ông giáo dạy chí phải! Đối với chúng ta thì đó đã là sung sướng.
  4. Ông giáo ấy, chè thuốc không hút, rượu không uống.
  5. Nhìn cảnh ấy mọi người đều bất giác chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đó đang bóp nghẹt tim mình.
  6. Còn mắt tôi thì các anh chiến sĩ ấy bảo” Cô có cái nhìn sao mà xa xăm thế”.
  7. Trang phục không có bất kỳ quy định pháp luật nào can thiệp, nhưng luôn có những quy tắc ngầm phải tuân theo đó chính là quan hệ xã hội. Đi đám cưới thì không ăn mặc lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem tay chân lấm bùn đất. Đi đám tang không nên ăn mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oác.

Đáp án: Những từ được in nghiêng chính là thành phần khởi ngữ trong câu.

Các dạng bài tập áp dụng khởi ngữ văn lớp 9.
Các dạng bài tập áp dụng khởi ngữ văn lớp 9.

Dạng 2: Hãy viết lại những câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu đó thành khởi ngữ.

=>Cách viết câu sao cho có thành phần khởi ngữ:

– Đối với A thì B: Ta có thể hiểu như sau với đối tượng A thì cần viết đối tượng B cho tương ứng.

Ví dụ minh họa: Đối với mình thì tất cả các thầy cô giáo đều phải kính trọng.

– Còn A thì A hoặc còn A, A

Ví dụ minh họa: Còn Ngân thì Ngân không quan tâm đến việc chơi net.

– Về A: Là từ “về” thường sẽ đứng đầu câu.

Ví dụ 1: Nó chơi đàn ghi ta rất điêu luyện.

Ta viết lại như sau: Về chơi đàn ghi ta, nó rất điêu luyện.

Ví dụ 2: Tôi sẽ ở nhà tôi, tôi làm công việc của tôi, tôi ăn thóc gạo của tôi.

=> Viết lại: Còn tôi, tôi sẽ ở nhà, làm công việc và ăn thóc gạo.

Khởi ngữ là gì ví dụ 3: Tôi đã được học rồi nhưng tôi chưa thể làm được.

⇒ Học thì em đã học rồi nhưng làm thì em chưa thể làm được.

Dạng 3: Xác định khởi ngữ và nêu tác dụng của khởi ngữ đó

Ví dụ 1: Ông cứ đứng đó vờ xem tranh ảnh chờ có người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này khiến cho ông khổ tâm hết sức.

Khởi ngữ trong câu văn trên là “điều này” nó có ý nghĩa nhấn mạnh và gây chú ý đến người đọc về điều mà tác giả muốn nói đến.

Ví dụ 2: Tôi có đi đến đâu thì người ta cũng đều thương. Còn nó, nó đi đến đâu thì người ta cũng đều ghét tuy là không ai nói ra.

Khởi ngữ ở câu văn trên là “ Còn nó”, có tác dụng giúp duy trì chủ đề và liên kết sự phát triển chủ đề của đoạn văn trên.

Bài tập áp dụng khởi ngữ lớp 9

Bài tập 1: Hãy tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán có trong các trường hợp sau:

  1.  Anh con trai lớn, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân từ lâu, trao bó hoa vừa cắt cho người con gái, và cũng rất là tự nhiên, cô đỡ lấy.
  2. Câu thơ sau: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời
  3. Câu thơ: Bỗng nhận ra hương Ổi/ Phả vào trong gió se/ Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về.
  4. Mà bà, thì bà không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
  5. Chết một nỗi, hai ông đã bị chúng nó đuổi phải không?
  6. Câu thơ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
  7. Nhìn cảnh ấy, bà con ở quanh có người bất giác không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy sao khó thở như có bàn tay ai đó nắm chặt lấy trái tim tôi.
  8. Thì ra anh ta mới lên nhận chức, sống một mình ở trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm hơi người quá, anh ta kiếm đá kê dừng xe lại để được gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát thôi.

Bài tập 2: Hãy chuyển các câu văn sau thành câu văn có thành phần khởi ngữ:

  1. Tôi không đi học được.
  2. Không bao giờ ta đọc qua một lần bài thơ hay mà rời đi ngay xuống được.
  3. Con sẽ không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa đâu.

Bài viết trên mayruaxegiadinh đã tổng hợp đến bạn những kiến thức liên quan đến khởi ngữ là gì? Tác dụng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ sung cho bạn nhiều hiểu biết hữu ích, không chỉ giúp bạn có được kết quả học tập tốt trong môn ngữ văn mà còn có thể cải thiện khả năng giao tiếp sao cho lời văn câu nói trở nên trôi chảy mượt mà hơn. Nếu bạn còn bất cứ  thắc mắc gì về khởi ngữ có thể để lại comment ở phần bình luận, mọi người có thể vào đó cũng thảo luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *