Nước cất là gì? Thành phần và cách làm nước cất

Nước cất là gì? Thành phần và cách làm nước cất
5 (100%) 1 vote

Vấn đề nước sạch đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội vì nguồn nước tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm. Và chúng ta thường nghe nhiều đến nước cất như là một giải pháp thay thế. Vậy nước cất là gì? Nước cất có uống được không? Vai trò của nó đối với cơ thể con người và được ứng dụng vào hoạt động sản xuất như thế nào?….

Định nghĩa nước cất là gì?

Nước cất là nước gì? Nước cất là loại nước đã được tinh chế, qua quá trình chưng cất kỹ càng mà thu được. Chưng cất ở đây là quá trình khi bạn đun sôi nước lên, sau đó ngưng tụ một phần hơi nước sạch vào một chỗ chứa mới.

Nước cất là nước được tinh chế qua quá trình chưng cất.
Nước cất là nước được tinh chế qua quá trình chưng cất.

Hiểu đơn giản hơn thì nước cất là phần nước bốc hơi khi ta đun sôi nước. Việc bạn lấy đi phần nước bốc hơi này cho vào một chỗ chứa. Sau quá trình đó thì ta thu được lượng nước cuối cùng gọi là nước cất.

Phân loại nước cất

Nước cất được chia thành 3 loại dựa theo số lần chưng cất và thu hồi nước cất gồm: Nước cất 1 lần, nước cất 2 lần và nước cất 3 lần. Cụ thể:

  • Nước cất 1 lần: Nước được chưng cất và thu hồi 1 lần.
  • Nước cất 2 lần: Nước cất từ nước đã được cất 1 lần chưng cất tiếp thêm một chu trình nữa.
  • Nước cất lần 3: Sử dụng nước cất 2 chưng cất tiếp.
Nước cất được phân loại dựa theo thành phần lý hóa của nó.
Nước cất được phân loại dựa theo thành phần lý hóa của nó.

Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa của nó, dựa vào một số thành phần có trong nước như: TDS, độ dẫn điện,….

Để có thể xác định được một sản phẩm nước cất đạt tiêu chuẩn, người ta sẽ dựa vào tiêu chuẩn cơ sở do nhà sản xuất công bố và so sánh với tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành để đánh giá chính xác chất lượng.

 

Hiện nay có 2 tiêu chuẩn về nước cất đang được áp dụng gồm: Tiêu chuẩn nước tinh khiết trong Dược điển IV và TCVN 4581-89. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số tiêu chí để đánh giá nước cất đạt chuẩn dựa theo TCVN 4581-89 như sau:

Các chỉ tiêu đánh giá nước cất dùng trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4581-89.
Các chỉ tiêu đánh giá nước cất dùng trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4581-89.

Đặc điểm và lợi ích của nước cất đạt chuẩn

Nước cất hoàn toàn không chứa hóa chất

Tất cả các tạp chất đều đã được loại bỏ trong quá trình chưng cất. Bởi vậy, nước cất không chứa hóa chất độc hại nào và ta có thể hiểu 100% nước cất là tinh khiết.

Chúng ta thường sử dụng nước máy sinh hoạt, ăn uống. Thế nhưng, so với nước cất thì nước máy vẫn còn chứa một số chất hóa học gây hại. Tùy vào mức độ mà những chất này có ảnh hưởng ít hay nhiều đến sức khỏe con người.

Nước cất không tồn tại vi khuẩn

Nhìn chung, thành phần của nước máy sau lọc nằm trong mức độ an toàn và được chấp nhận, tức là các vi khuẩn, vi trùng có trong nước với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn nguy hiểm một khi xuất hiện trong nguồn nước sẽ gây hại đến sức khỏe con người.

Đối với nước cất, tất cả các loại vi khuẩn đều được loại bỏ một cách triệt để. Các loại vi khuẩn trong nước thông thường tuyệt đối không có trong nước cất.

Nước cất không chứa hóa chất, vi khuẩn và Clo,....
Nước cất không chứa hóa chất, vi khuẩn và Clo,….

Trong nước cất không chứa Clo

Trong việc xử lý nước sinh hoạt, clo là loại chất được sử dụng chính để làm chất khử trùng trong nước bởi nó được xem là chất có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi trùng. 

Việc sử dụng clo trong xử lý nước sinh hoạt phải ở mức cho phép, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay khuyến khích sử dụng phương pháp hiện đại nhằm hạn chế nguy cơ clo có tác dụng với một số thành phần có trong nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.

 

Thành phần hóa học của nước cất không chứa Clo hoặc DBP (loại chất được sử dụng như một chất chống ăn mòn). Vì Clo có điểm sôi thấp hơn nước và DBP nên quá trình để loại bỏ Clo sẽ diễn ra đầu tiên trong quá trình chưng cất. Chính vì thế, nước cất thu được hoàn toàn không xuất hiện Clo.

Nước cất dùng để làm gì?

Nước cất có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày như là:

Trong y tế

Nước cất thường được dùng để làm sạch các vết thương hở hay các dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật, để pha thuốc tiêm, thuốc uống,….

Đặc biệt, nước cất còn được sử dụng để pha chế một số loại thuốc kháng sinh – loại thuốc uống thông dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Vì không chứa tạp chất nên nước cất không làm biến đổi những tính chất đặc biệt và tăng thời gian sử dụng của thuốc.

Nước cất được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế.
Nước cất được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, loại nước này còn là một nguyên liệu quan trọng trong các loại máy móc y tế cần độ chính xác cực cao như: máy chạy thận, máy oxy cho người bệnh,….

Trong thí nghiệm, nghiên cứu

Bởi đặc thù không chứa bất kỳ loại tạp chất nào vậy nên nước cất thường được sử dụng để làm dung môi cho các dung dịch nghiên cứu giúp những phản ứng hóa học được diễn ra một cách chuẩn xác nhất.

Hơn nữa, những dụng cụ thí nghiệm yêu cầu độ chính xác cao cũng cần sử dụng nước cất để làm sạch.

Trong công nghiệp

Trong công nghiệp hóa chất, nước cất được sử dụng để pha loãng những loại hóa chất mà không làm biến đổi những tính chất đặc trưng của hóa chất. Chúng cũng được dùng để làm mát cho các loại máy móc công nghiệp, giúp ổn định hoạt động của máy móc hay để châm sạch cho ắc quy xe máy, ô tô, chạy lò hơi,….

Trong thẩm mỹ

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, nước cất được dùng để pha trộn các loại mỹ phẩm giúp hạn chế các tạp chất, nhất là vi khuẩn nhiễm vào mỹ phẩm để đảm bảo an toàn cho làn da của người sử dụng.

Quy trình sản xuất nước cất

Trong phòng thí nghiệm, muốn thực hiện việc chưng cất nước thì các nhà nghiên cứu thường sẽ cần sử dụng đến máy chưng cất bằng thủy tinh. Còn đối với quy mô lớn ở các nhà máy công nghiệp, nước cất được tạo ra bởi một dây chuyền hiện đại với những vật liệu được làm từ chất liệu inox. Nước sau khi được chưng cất xong sẽ chảy trực tiếp vào những chai đựng vô trùng để không bị nhiễm tạp chất.

 

Đầu tiên, nước sẽ được đưa vào các buồng xử lý RO để loại bỏ sạch các tạp chất cơ bản. Theo đó, nước đầu ra đã đảm bảo được độ sạch và có thể sử dụng để uống trực tiếp mà không cần phải đun sôi.

Sau đó, nước sẽ được đưa tiếp đến máy chưng cất để tạo ra nước tinh khiết. Tiến hành chưng cất lại lần 2, lần 3 nếu muốn thu được nước có độ tinh khiết cao hơn.

Minh họa quy trình sản xuất nước cất.
Minh họa quy trình sản xuất nước cất.

Song song với quá trình chưng cất, người ta sẽ sản xuất các chai đựng. Những chai này được khử trùng bằng tia UV và vệ sinh bề mặt bằng khí ozon để đảm bảo chai không gây ô nhiễm cho nước cất. Những loại chai lọ sau khi được làm sạch thì được bảo vệ trong môi trường vô khuẩn để không bị nhiễm khuẩn trong quá trình chờ đợi đóng gói.

Nước khi vừa chưng cất xong sẽ được dẫn vào chai và chuyển đến bộ phận đóng gói để tạo thành phẩm hoàn chỉnh và phân phối ra thị trường.

Một số câu hỏi liên quan đến nước cất

Công thức hóa học của nước cất là gì?

Công thức hóa học của nước cất vẫn là H20. Xét về bản chất nước cất vẫn là nước bởi vậy mà công thức hóa học của nó tương tự với nước thường. Chỉ có đặc điểm khác là nước cất sẽ tinh khiết hơn so với nước bình thường vì nó đã qua quá trình chưng cất.

Nước cất có uống được không?

Nước cất là nước đã qua xử lý, siêu tinh khiết, vô trùng, sạch khuẩn và không gây hại nên hoàn toàn có thể dùng làm nước uống. 

Tuy nhiên, nước cất cũng không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe bởi quá trình chưng cất đã làm loại nước này bay hơi các chất độc hại cũng như những khoáng chất có lợi khác. Chính vì vậy, không nên sử dụng nước cất làm nước uống hàng ngày vì sẽ gây ra tình trạng thiếu khoáng chất khiến cơ thể suy kiệt. 

Việc thiếu khoáng chất lâu ngày có thể khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh như ung thư, loãng xương,…. Hơn nữa, lượng khoáng chất thiếu hụt trong nước bạn cũng không thể bù đắp được bằng chế độ ăn uống.

Ngoài ra, hương vị của nước cất cũng không ngon, vị nhàn nhạt nên nhiều người sẽ cảm thấy không thích. Trong quá trình tạo ra nước cất, những phân tử nước đã bị biến đổi và phình to nên cơ thể rất khó hấp thụ, không thể bổ sung nước và thậm chí mất nước trầm trọng.

Như vậy, có thể kết luận rằng loại nước này tốt nhất chỉ nên sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất thay vì làm nước uống trực tiếp hàng ngày. 

Nước cất và nước tinh khiết có khác nhau không?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nước tinh cất và nước tinh khiết đều là một loại. Tuy nhiên, trên thực tế thì hai loại nước này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Phân biệt giữa nước cất và nước tinh khiết.
Phân biệt giữa nước cất và nước tinh khiết.
  • Nước tinh khiết được hiểu là loại nước mà chúng ta vẫn sử dụng để uống hàng ngày. Đó là các loại nước đóng chai sử dụng các phương pháp lọc và khử trùng nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất có trong nước. Tuy nhiên loại nước này vẫn chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe.
  • Nước cất là chất lỏng được điều chế bằng phương pháp chưng cất đặc trưng và hoàn toàn không chứa bất cứ tạo chất nào bao gồm cả những thành phần có hại và có lợi cho cơ thể. Bởi thế mà loại nước này hoàn toàn không có bất cứ tác dụng nào với cơ thể.

Xem thêm: Trình độ văn hóa là gì? Cách điền vào trong đơn xin việc

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề nước cất là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc có thêm những hiểu biết cơ bản nhất về loại nước này và có thể sử dụng chúng một cách phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *