Trình độ văn hóa  là gì? Cách điền vào trong đơn xin việc

Trình độ văn hóa  là gì? Cách điền vào trong đơn xin việc
Đánh giá bài viết

Bạn thường nghe đến trình độ văn hóa nhưng liệu có thực sự hiểu trình độ văn hóa là gì? Hay bạn đã biết cách viết trình độ văn hóa vào sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn xác và ấn tượng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về trình độ văn hóa trong bài viết sau.

Tìm hiểu trình độ văn hóa là gì?

Khái niệm trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa trước hết được hiểu chính là trình độ học vấn riêng của mỗi người thông qua những cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia. Thông thường, chúng ta thường bắt gặp khái niệm này trong các hồ sơ xin việc hay kê khai sơ yếu lý lịch. Mặc dù nó không quá khó hiểu nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn.

Tìm hiểu khái niệm trình độ văn hóa của người dân Việt Nam.
Tìm hiểu khái niệm trình độ văn hóa của người dân Việt Nam.

Trình độ văn hóa trên bìa hồ sơ của người lao động có thể sẽ là trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hay trường dạy nghề hoặc trình độ lớp 12/12, 9/12,… tùy vào trình độ thực tế của người làm hồ sơ. Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể ghi trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn là trường đã theo học như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại Thương,….

Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là gì?

Có thể nói trình độ văn hóa là một mục không thể thiếu trong những tờ kê khai sơ yếu lý lịch. Tại đây, trình độ văn hóa thể hiện các mức độ đánh giá văn hóa chính xác đã được đề cập mà bạn cần điền vào mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch. Việc viết những bản kê khai trình độ văn hóa có lẽ không còn xa lạ, tuy nhiên đối với nhiều người để viết được một bản chuẩn cũng không phải là điều dễ dàng.

 

Ví dụ như có nhiều bạn thấy mình đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học thì trong mục này sẽ ghi là Đại học. Tuy nhiên, việc này lại không đúng bởi trình độ văn hóa được nhận xét dựa trên chương trình học mà người đó đã hoàn thiện ở mức nào trong hệ thống giáo dụng 12 năm ở nước ta. Vì vậy, bạn cần phải xem thật kỹ trước khi ghi vào. 

Tất nhiên tại đây bạn cũng có thể ghi thêm chuyên ngành mình đã theo học để thể hiện rõ chuyên môn của mình nhưng không được nhầm lẫn nó với trình độ văn hóa.

Ý nghĩa của trình độ văn hóa

Nhiều người cho rằng trình độ văn hóa không cần thiết và một số doanh nghiệp cũng không quá coi trọng điều này. Lý do là bởi họ cho rằng trong nền kinh tế hiện đại thì thực hành, kinh nghiệm mới là những thứ quan trọng nhất và cũng là điều mà doanh nghiệp đang cần. Tuy nhiên, liệu suy nghĩ này có thực sự đúng hay không?

Trình độ văn hóa cao tạo sự tự tin ở mỗi cá nhân.
Trình độ văn hóa cao tạo sự tự tin ở mỗi cá nhân.

Để làm rõ điều trên, chúng tôi sẽ giúp bạn tự tìm ra cho mình câu trả lời dựa vào ý nghĩa của trình độ văn hóa:

  • Trình độ văn hóa giúp thể hiện một phần năng lực của cá nhân và giúp cá nhân có thêm tự tin cũng như nhận được sự đánh giá cao của mọi người hơn.
  • Người có trình độ văn hóa sẽ nhận được nhiều những cơ hội làm việc tốt hơn với mức thu nhập cao cùng điều kiện làm việc tốt.
  • Trình độ văn hóa cũng mang ý nghĩa quan trọng trong việc giúp nhà tuyển dụng lựa chọn nhân tài cho công ty, doanh nghiệp một cách chính xác.

 

Từ một số ý nghĩa mà trình độ văn hóa mang lại như trên giúp chúng ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của nó. Vì vậy, dù là làm bất kỳ một công việc nào đi nữa thì bạn vẫn cần tới trình độ văn hóa vì nó là những điều căn bản nhất để hỗ trợ tốt cho công việc và thành công sau này của bạn.

Phân biệt giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn

Bên cạnh việc hiểu trình độ văn hóa là gì thì bạn cũng cần phân biệt rõ trình độ văn hóa và trình độ học vấn. So với trình độ văn hóa thì trình độ học vấn là thước đo chỉ mức độ học tập của mỗi cá nhân trên ghế nhà trường. 

Những cấp bậc được làm rõ theo tiêu chuẩn tại Việt Nam như: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Hay nói cách khác, trình độ học vấn là trình độ học tập cao nhất mà cá nhân đó được học, được đào tạo,….

 

Tuy nhiên, trình độ văn hóa thì được xét dựa trên quá trình mà người đó đào tạo và nó có thể liên quan đến cách sống, cách giao tiếp cũng như trình độ phát triển của mỗi địa bàn.  Mặc dù vậy nhưng trong một số trường hợp thuộc về cá nhân người ta vẫn hiểu rằng trình độ văn hóa và trình độ học vấn là một.

Có cần thiết phải ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc không?

Trình độ văn hóa sẽ thực sự cần trong đơn xin việc nếu vị trí bạn ứng tuyển có yêu cầu cao về trình độ học vấn và cần khai thác kỹ hơn về trình độ chuyên môn của ứng viên thì bạn nên đưa mục này vào. Còn đối với những vị trí không yêu cầu quá cao về học vấn chẳng hạn như: nhân viên thị trường, nhân viên bán hàng, nhân viên môi giới bất động sản,…. thì bạn có thể lựa chọn đưa vào hoặc không.

Trình độ văn hóa quan trọng đối với công việc đòi hỏi chuyên môn cao.
Trình độ văn hóa quan trọng đối với công việc đòi hỏi chuyên môn cao.

Như vậy, tùy vào từng vị trí ứng tuyển mà bạn sẽ biết rằng trình độ văn hóa có cần thiết hay không. Ví dụ khi bạn làm đơn xin việc ngân hàng, xin việc ở Viettel hay đơn xin việc vào Samsung,… thì trình độ văn hóa là thông tin rất quan trọng. Và bạn có thể dựa vào từng công việc cụ thể để cân nhắc thật kỹ xem liệu trình độ học vấn có thực sự cần thiết để đưa vào đơn xin việc hay không nhé.

Cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc đòi hỏi sự chính xác khá cao và đôi khi còn cần kèm theo những bằng chứng nhận để làm căn cứ xác thực. Bởi vậy để giúp tránh mắc phải những nhầm lẫn không nên, bạn cần nắm rõ được các quy định chung về trình độ văn hóa ghi như thế nào trong hồ sơ xin việc:

Hướng dẫn điền trình độ văn hóa trong đơn xin việc.
Hướng dẫn điền trình độ văn hóa trong đơn xin việc.
  • Đối với những người đã được đào tạo ở cấp độ hết lớp 12, cấp độ trung cấp và cấp độ cao đẳng trở lên thì ghi là 12/12. Tiếp đó là ghi trình độ chuyên môn.

Người lao động hãy ghi rõ trình độ chuyên môn cao nhất được học tập, được đào tạo và bồi dưỡng tại thời điểm tiến hành kê khai hồ sơ xin việc như: Cử nhân Sơ cấp, Trung cấp, Cử nhân Cao đẳng, Cử nhân Đại học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư, Kỹ sư,….

  • Đối với trường hợp học đang dở ở từng cấp chẳng hạn như học hết lớp 8 thì ghi là 8/12 hay học hết lớp 11 sẽ được ghi là 11/12.

Lưu ý khi viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc không gặp lỗi

Như đã nói, trình độ văn hóa là phần không bắt buộc nhưng nó lại có thể tạo cho bạn có thêm điểm cộng vượt trội trong mặt bằng chung giữa rất nhiều đối thủ. Khi quyết định đưa mục này vào trong đơn, nhất định nó phải được triển khai một cách hoàn hảo để không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới tổng thể chung cho toàn bộ đơn xin việc.

Theo đó, nếu muốn đưa mục trình độ văn hóa vào trong đơn, bạn hãy ghi và áp dụng ngay những nội dung lưu ý dưới đây để hạn chế tối đa các lỗi:

  • Thứ nhất, mẫu đơn của bạn phải cô đọng nhưng đủ để chứa thêm nội dung trình độ văn hóa. Đồng thời, việc viết trình độ văn hóa vào trong đơn cũng cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc về sự ngắn gọn, súc tích.

Trên thực tế, chúng ta đều biết đơn xin việc vốn dĩ đã chứa rất nhiều thông tin từ thông tin cá nhân của ứng viên cho đến lý do viết đơn cùng các nội dung khẳng định thế mạnh của ứng viên. Vì vậy, khi quyết định đưa thêm mục trình độ văn hóa vào thì đòi hỏi ứng viên càng phải khéo léo để xây dựng cho nội dung này ngắn gọn nhất có thể, đảm bảo toàn bộ thông tin không bị đầy sang trang thứ 2.

Lưu ý cô đọng thông tin cá nhân cung cấp trong đơn xin việc.
Lưu ý cô đọng thông tin cá nhân cung cấp trong đơn xin việc.
  • Thứ hai, trong mục trình độ văn hóa ứng viên không cần thiết phải diễn giải quá chi tiết, rõ ràng các cấp bậc từng học. Chỉ cần đưa thông tin theo mẫu lớp học kết thúc tại phổ thông + hệ đào tạo là đủ. Theo cách này thì việc đưa thêm thông tin trình độ văn hóa vào đơn xin việc vừa giúp mẫu đơn có đầy đủ thông tin về bạn hơn mà hoàn toàn không bị mắc lỗi dài dòng hay chứa thông tin thừa.

Xem thêm: Tết nên kinh doanh gì bán chạy – Lãi cao [Quý Mão 2023]

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về trình độ văn hóa là gì cũng như cách viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và sở hữu cho mình một công việc tốt. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiết theo tại mayruaxegiadinh.com.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *