Với những biến tướng trong việc xây dựng nội dung cho các video giải trí rất dễ châm ngòi cho “trào lưu văn hóa độc hại” xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội, trở thành cạm bẫy vô hình cho những người trẻ. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn nhận diện được đâu là content bẩn và cách để loại bỏ chúng.
-
Contents
Content bẩn là gì?
Content bẩn được định nghĩa là những nội dung kém chất lượng, chúng được tạo ra thường nhằm mục đích gây sốc, tạo sự chú ý một cách tiêu cực hay gây tranh cãi, bất chấp dư luận,… trên các nền tảng như Facebook, TikTok, Youtube,….

Những dạng content bẩn thường nhắm tới những đối tượng sau:
- Đối tượng thanh thiếu niên tuổi đời còn trẻ. Đây là độ tuổi rất dễ bị kích động và thích thể hiện cái tôi.
- Đối tượng người dùng có tư duy phản biện không cao, suy nghĩ đơn giản một chiều.

Nội dung content bẩn thường nhắm tới các vấn đề cố hữu, những nhức nhối chưa có giải pháp trong xã hội. Hoặc có thể đưa ra các giải pháp gây tranh cãi để tạo “bão”.
Hơn nữa vì đối tượng nhắm đến của content bẩn là các đối tượng người dùng chiếm số lượng rất lớn trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, Youtube,…. Nhờ các thuật toán phân phối mà các nội dung này có thể viral chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là điều kiện để cho các loại content bẩn mọc lên như nấm sau mưa và lan nhanh như đại dịch.
Nhận diện các loại content bẩn trên mạng xã hội
Người dùng, nhất là nhóm người dùng nhỏ tuổi có thể sẽ gặp khó khăn trong việc nhận diện các “content bẩn”. Trong khi đó, việc sử dụng các thiết bị thông minh lên mạng ngày càng phổ biến thì người dùng lại chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để xác định và bài trừ những nội dung kém chất lượng.
Có thể chia những content có chất lượng kém này thể hiện ở 2 điểm là: hình ảnh và nội dung.
Hình ảnh kém chất lượng
Nội dung hình ảnh là một trong những phần thu hút được lượng lớn sự tương tác, không chỉ đơn thuần là hình ảnh mà cả các vlog, video,… luôn chiếm được sự quan tâm của đông đảo người dùng.
Đối với nội dung hình ảnh kém chất lượng có thể kể tới những hình ảnh gây sốc (sự cố, tai nạn,…), khỏa thân, tự hại, khiêu dâm hay cổ súy bạo lực,….

Đặc điểm để nhận dạng loại content này là gây khó chịu ngay từ hình ảnh dù là định dạng video, vlog hay hình ảnh tĩnh. Các nội dung kém chất lượng này khiến cho người dùng có cái nhìn tiêu cực về thế giới, tệ hại hơn chính là ảnh hưởng bởi tư duy méo mó do các content trên lan truyền.
Nội dung kém chất lượng
Nội dung ở đây chúng ta có thể hiểu là thông tin chính trong các content vừa kể trên. Trong đó, người sáng tạo nội dung có thể vi phạm phải những chủ đề như: xúc phạm, miệt thị hay tấn công người khác, phát ngôn thù ghét, bắt nạt, phân biệt chủng tộc,….

Điểm chung của các dạng nội dung kém chất lượng này là người dùng khó có thể phân biệt được ngay từ những giây phút đầu mà phải đi sâu vào hơn. Đối với những người dùng ở độ tuổi vị thành niên chưa đủ năng lực nhận định thường dễ bị thao túng tâm lý và nghe theo những lời chỉ dẫn xấu trong những video này.
Đôi khi, những dạng nội dung kém chất lượng còn được núp bóng hoặc đánh tráo khái niệm để “dắt mũi” người xem một cách rất tinh vi.
Hệ lụy của vấn nạn “content bẩn”
Đối với xã hội
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp được ghi nhận bị chính những “content bẩn” gây hại. Ví dụ như vào năm 2020, một bé trai 15 tuổi đã phải nhập viện do đa chấn thương sau khi làm theo chỉ dẫn của một Youtuber về cách tự làm pháo tại nhà.
Trước đó, vào năm 2019, từng có một bé trai 7 tuổi được cấp cứu kịp thời nên may mắn giữ được mạng sống, sự cố này xảy ra là bởi bé trai đã xem và thực hiện theo video hướng dẫn cách treo cổ từ một video trên Youtube.
Mới nhất thì có sự việc TikToker Nờ ô Nô đã và đang bị cộng đồng mạng tẩy chay dữ dội sau khi đăng tải video làm từ thiện cho người nghèo nhưng nội dung lại mang tính xúc phạm, miệt thị người khác. Điều đáng nói là video đã nhận được rất nhiều lượt thích và gần 4 triệu lượt xem.
Điều này chứng tỏ rằng có một bộ phận người dùng không hề nhìn ra được vấn đề nhức nhối trong video trên và thậm chí còn coi cách làm của TikToker tai tiếng này là rất bình thường.

Với nền tảng được lượng người dùng trẻ tuổi sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như TikTok thì không khó để chúng ta kể ra được những “content bẩn” với những nội dung thực sự tác động tiêu cực đến người xem, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Đối với thương hiệu
KOL nói chung là những người có sức ảnh hưởng lớn thường mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu tùy nhu cầu và mục đích. Tuy nhiên, trên thực tế thì các thương hiệu không ít lần có những bài học đi trước về những người có ảnh hưởng này có thể tác động xấu đến thương hiệu ra sao nếu đời tư của họ nảy ra vấn đề tiêu cực.
Vậy tác động thực sự của những content bẩn và những người sáng tạo nội dung kém chất lượng này tới thương hiệu cụ thể như thế nào?
Theo số liệu từ trang PESTLE ANALYSIS, nội dung kém chất lượng có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thương hiệu như sau:
- Làm giảm 40% tỷ suất bán hàng.
- Gây sự mất thiện cảm về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng, cụ thể mức độ tin dùng thương hiệu giảm ⅓.
- 50% nội dung trên nền tảng trực tuyến sẽ bị người dùng đánh giá kém hữu ích.
- 40% nội dung sau đó sẽ bị bỏ qua.
Quay lại sự việc của TikToker Nờ ô Nô, trong làn sóng tẩy chay và yêu cầu TikTok Việt Nam xóa vĩnh viễn tài khoản của TikToker này, chúng ta có thể thấy chưa có một nhãn hiệu nào trực tiếp nhận ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, trong các mục liên quan, đông đảo người dùng cũng kêu gọi sẽ thẳng tay “Tẩy chay các brand – nhà hàng và các nghệ sĩ có hợp tác với Nờ ô Nô”.
Bên cạnh đó, cũng có một thương hiệu thời trang Việt từng phải đứng ra đính chính trước lo ngại về thiệt hại mà brand này có thể sẽ phải chịu nếu không làm rõ mối quan hệ với TikToker Nờ ô Nô.

Tại Việt Nam, cho đến hiện nay chưa ghi nhận tình trạng thương hiệu bị tẩy chay mạnh mẽ vì cổ súy cho những “content bẩn”. Nhưng không thể phủ nhận rằng việc các thương hiệu kết hợp với người nổi tiếng, đặc biệt là với những người chuyên khai thác nội dung theo hướng tiêu cực như Nờ ô Nô hoàn toàn tiềm ẩn rủi ro cao.
-
So sánh giữa content bẩn và content sạch
Để nhận biết được đâu là content bẩn thì điều đơn giản nhất là so sánh chúng với các dạng content sạch, content chất lượng. Từ đó sẽ rút ra được sự khác biệt để dễ dàng tránh xa.

Giải pháp giúp loại bỏ các content bẩn
Content bẩn là một trong những nỗi lo của tất cả mọi người bởi nó sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống là không hề nhỏ. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn để bài trừ được các dạng nội dung rác, nội dung kém chất lượng như thế này.
Ngay trên TikTok là nền tảng xuất hiện rất nhiều những dạng content bẩn hiện nay cũng đã cung cấp một số tính năng để ngăn chặn. Như vậy, khi phát hiện các video có nội dung rác, content bẩn, người dùng có thể sử dụng những tính năng này để giúp không gian trên mạng xã hội sạch đẹp hơn.
Sử dụng nút No Interested
Nếu bạn cảm thấy khó chịu và không thích với những dạng video bẩn thì bạn có thể sử dụng nút No Interested (Không quan tâm) trên các video đó. Khi sử dụng nút chức năng này sẽ giúp bạn loại bỏ được nội dung trên trang For You.
Để sử dụng được tính năng này bạn hãy thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nhấn vào chia sẻ video

Bước 2: Bấm chọn không quan tâm.

Sau khi thực hiện xong đồng nghĩa bạn sẽ không còn gặp phải video đó nữa nhưng vẫn còn nhiều các content bẩn mà bạn vẫn có thể sẽ gặp phải. Đối với những trường hợp này, tốt hơn hết là bạn nên báo cáo cho Tiktok khi bạn thấy một video có nội dung không lành mạnh.
Báo cáo content bẩn trên TikTok
Với những dạng nội dung bẩn trên TikTok, biện pháp mạnh tay hơn bạn có thể sử dụng đó là báo cáo vi phạm. Theo đó, khi thấy một video có nội dung rác, không lành mạnh thì bạn hãy sử dụng nút Report (Báo cáo).
Cách báo cáo này chính là gửi thông báo cho đội ngũ kiểm duyệt TikTok. Từ đó họ sẽ có những biện pháp để xử lý kịp thời, tránh cho những nội dung đó có thể phân phối tới nhiều người hơn.
Nâng cao nhận thức, tri thức của bản thân và sáng tạo nội dung có giá trị
Mặc dù đã có những tính năng hay biện pháp cảnh báo, bài trừ như vậy. Tuy nhiên sẽ rất khó để có thể loại bỏ được toàn bộ các nội dung không lành mạnh, content bẩn trên các trang mạng xã hội.
Một cách hiệu quả và khả thi nhất để bảo vệ mỗi chúng ta chính là nâng cao nhận thức, hiểu biết của bản thân. Hiểu được cách mà content bẩn đang dắt mũi chúng ta, nhận biết được chúng và có cách tránh xa chúng.

Đối với các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Hạn chế thời lượng truy cập, áp dụng các giải pháp để giúp bạn trẻ tránh xa những content bẩn. Hãy hướng dẫn và giáo dục cho con trẻ về các tác hại mà content ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như cách loại bỏ và báo cáo khi gặp những dạng nội dung như vậy. Bên cạnh đó, hãy tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng giúp gắn kết các cá nhân.
Đối với các nhà sáng tạo nội dung, hãy tập trung xây dựng nên các content có giá trị, tìm hiểu về tâm lý, phân tích hành vi, sở thích và chủ đề lành mạnh mà người dùng đang quan tâm. Đừng chạy theo những view, like, share, follow ảo trên các trang mạng hay cố gắng tạo ra những content kích động, content rác chỉ nhằm mục đích tăng tương tác mà đánh mất đi giá trị của bản thân, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.
Trên đây là bài viết của mayruaxegiadinh.com.vn về Content bẩn là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích giúp bạn nhận biết được những dạng content bẩn mà nên tránh xa và cách để loại bỏ chúng khỏi không gian mạng. Tiếp tục theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới thú vị nhé!