Lãnh hải là gì? Lãnh hải việt nam rộng bao nhiêu hải lý?

Lãnh hải là gì? Lãnh hải việt nam rộng bao nhiêu hải lý?
Đánh giá bài viết

Lãnh hải là vùng biển ven bờ có vị trí nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (nghĩa là vùng đặc quyền kinh tế). Vậy thực chất lãnh hải là gì? Có những quy định về vùng lãnh hải là gì? Lãnh hải được xác định như thế nào? Lãnh hải Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?…. Cùng giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài phân tích ngay sau đây nhé!

Định nghĩa lãnh hải là gì?

Lãnh hải được xác định là vùng biển có vị trí nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Trong đó, chủ quyền trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như ở các vùng nước nội thủy bởi sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.

Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng hoàn toàn, riêng biệt tới vùng trời trên lãnh hải cũng như tới đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Riêng trong vùng trời tương ứng trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho những phương tiện máy bay.

Tìm hiểu định nghĩa vùng nước lãnh hải là gì?
Tìm hiểu định nghĩa vùng nước lãnh hải là gì?

Lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý? Trong một thời gian dài, những quốc gia quy định bề rộng lãnh hải thường có nhiều điểm khác nhau. Theo công ước năm 1982 đã thống nhất và quy định rằng, quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý bắt đầu tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?

Theo Điều 13 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, Vùng tiếp giáp lãnh hải được xác định là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và có vị trí tiếp giáp với lãnh hải với chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Tại vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có quyền thực hiện những thẩm quyền mang tính riêng biệt và giới hạn đối với những tàu thuyền nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 33 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển công bố năm 1982, vùng tiếp giáp lãnh hải được định nghĩa là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.

Quy định về vùng tiếp giáp lãnh hải là gì đã thể hiện một số quan điểm quan trọng như sau:

  • Về vị trí: Vùng tiếp giáp lãnh hải có vị trí nằm bên ngoài những vùng biển khác thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Ranh giới trong của vùng tiếp giáp lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển và ranh giới ngoài là đường mà mỗi điểm trên đó đều cách đường cơ sở một khoảng cách tối đa không vượt quá 24 hải lý.
  • Về chiều rộng: Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không vượt quá 24 hải lý bắt đầu tính từ đường cơ sở. Như vậy, vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng thực chất sẽ phụ thuộc chính vào chiều rộng của lãnh hải cũng như tổng chiều rộng của vùng biển này khi kết hợp với lãnh hải.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải thực chất có ý nghĩa như là “vùng đệm” giữa vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia và các vùng biển nằm bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển bởi vị trí của nó tiếp liền với lãnh hải của quốc gia ven biển. Hay nói cách khác, vùng tiếp giáp này là vùng biển để quốc gia ven biển có thể thực hiện những quyền kiểm tra, kiểm soát của mình đối với tàu thuyền nước ngoài trước khi chúng tiến vào lãnh thổ hay trước khi rời khỏi lãnh thổ quốc gia.

Vì vậy, mặc dù vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền tuy nhiên về bản chất thì vùng biển này không mang ý nghĩa kinh tế đặc trưng như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa mà chủ yếu chỉ để bảo vệ an ninh, trật tự của quốc gia ven biển.

Cách xác định vùng lãnh hải

Quy định quốc tế về vùng lãnh hải

Trong vùng lãnh hải, những quốc gia ven biển được thực hiện chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của các tàu thuyền nước ngoài theo nguyên tắc tự do đi lại hàng hải.

Luật biển quốc tế được coi như là “lãnh thổ chìm” và là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia mà trên đó quốc gia ven biển có quyền thực hiện thẩm quyền riêng biệt về vấn đề phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan hay các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên,….

Quyền đi qua không gây hại chính là nguyên tắc tập quán của luật quốc tế và được thừa nhận bằng thực tiễn tại các quốc gia. Tàu thuyền được hưởng quyền qua lại miễn đảm bảo quy định không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, loại trừ tàu quân sự thì cần phải có thông báo trước.

Về cơ bản tàu thuyền nước ngoài không gây hại khi đi qua được xem là những hành vi không làm mất trật tự, an ninh quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam cũng đã ký những văn bản pháp luật về biên giới quốc gia cũng như những văn bản quốc tế liên quan khác. Cụ thể các văn bản này liên quan tới những hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua cần đảm bảo an toàn hàng hải và điều phối giao thông biển cũng như bảo vệ các sinh vật và môi trường sinh thái biển.

Cách xác định lãnh hải
Cách xác định lãnh hải

Chiều rộng vùng lãnh hải

Theo quy định tại Điều 3 của Công ước về Luật Biển năm 1982 đã quy định rằng: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định về chiều rộng lãnh hải của mình, tuy nhiên chiều rộng này cần đảm bảo không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.

Từ quy định trên, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã cho thấy về thống nhất quy định rằng: quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng của lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Và ranh giới ngoài của nó thì được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

Ngoài ra, tại Điều 11 của Luật Biển Việt Nam công bố năm 2012 cũng đã khẳng định rằng “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển và có ranh giới ngoài là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.”

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở ra

Chế độ pháp lý của lãnh hải theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ Điều 12 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng đã quy định rõ về chế độ pháp lý lãnh hải là gì cụ thể như sau:

  • Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải cũng như vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng lãnh hải sao cho phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.
  • Tàu thuyền của tất cả những quốc gia trên thế giới được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Riêng trường hợp đối với tàu quân sự nước ngoài, khi thực hiện quyền đi qua đảm bảo không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì cần phải thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền và pháp luật của Việt Nam cũng như theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Những phương tiện bay của nước ngoài tuyệt đối không được bay vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, ngoại trừ trường hợp đã nhận được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hay là thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Nhà nước có chủ quyền đối với bất kỳ một loại hiện vật khảo cổ lịch sử nào nếu xuất hiện trong lãnh hải Việt Nam.
  • Như vậy, lãnh hải lãnh hải là gì cũng như chế độ pháp lý của lãnh hải đã được quy định rất rõ ràng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lãnh hải Việt Nam rộng khoảng dưới 24 hải lý bắt đầu tính từ đường cơ sở.
Lãnh hải Việt Nam rộng khoảng dưới 24 hải lý bắt đầu tính từ đường cơ sở.

Vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải là gì?

Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải bao gồm như sau:

  • Để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh cũng như lợi ích quốc gia, an toàn hàng hải và bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục mọi sự cố, thảm họa môi trường biển và phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ đã thiết lập vùng cấm tạm thời hay vùng hạn chế hoạt động phạm vi trong lãnh hải Việt Nam.
  • Việc thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này cần phải được thông báo một cách rộng rãi trong nước cũng như quốc tế trong “Thông báo hàng hải”. Tức là cần theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể áp dụng nhưng cần thông báo ngay.
  • Như vậy, lãnh hải là gì chúng ta đã biết là một bộ phận thuộc chủ quyền quốc gia khi vi phạm hoạt động các khu vực trên sẽ tùy vào tính chất cũng như mức độ vi phạm mà có nhiều hình thức xử phạt tương thích đối với hành vi về phi phạm lãnh hải.

Lời Kết

Chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về vùng lãnh hải là gì trong bài viết trên đây. Hy vọng tới đây bạn đọc đã hiểu được khái niệm về vùng lãnh hải cũng như những vấn đề liên quan. Theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhanh những thông tin mới nhất bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *