Vùng nội thuỷ là gì? Tìm hiểu vùng nội thủy của biển nước ta

Vùng nội thuỷ là gì? Tìm hiểu vùng nội thủy của biển nước ta
Đánh giá bài viết

Biển đảo là một vấn đề nóng mà chúng ta đều có thể nhận thấy rằng nó hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời gian qua xảy ra việc tranh chấp thường xuyên vì thế mà vấn đề này lại càng được quan tâm. Nhận thấy được tầm quan trọng vấn đề biển đảo, bài viết này mayruaxegiadinh.com.vn xin giải đáp nội dung về vùng nội thủy là gì? cũng như một số thông tin liên quan tới bạn đọc.

Vùng nội thủy là gì?

Vùng nội thủy chính là vùng nước nằm ở phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Và cũng chính lại vị trí này mà các quốc gia ven biển có thể thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ tương tự như trên lãnh thổ đất liền.

Định nghĩa vùng nội thủy là gì?
Định nghĩa vùng nội thủy là gì?

Ở điều 8 Công ước luật biển năm 1982 quy định rằng: “Trừ trường hợp đã được quy định ở phần IV, những vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia. Trong đó, phần IV là phần được loại trừ ở đây chính là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định: “Ở phía trong của vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có quyền để vạch các đường khép kín phục vụ cho việc hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các Điều 9, Điều 10 và Điều 11” (nội dung có trong Điều 50 Công ước về hoạch định ranh giới nội thủy”.

Theo pháp luật Việt Nam, vùng nội thủy được đã được định nghĩa rõ ràng tại Điều 9 của Luật Biển Việt Nam 2012 cụ thể như sau: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển và có vị trí ở phía trong của đường cơ sở, là bộ phận lãnh thổ Việt Nam”. Theo đó, nhà nước hoàn toàn thực hiện chủ quyền một cách tuyệt đối và đầy đủ với nội thủy tương tự như trên lãnh thổ đất liền.

Cách để phân định vùng nội thủy

Vậy vùng nội thủy bao gồm khu vực nào? Vùng nội thủy được xác định bao gồm những khu vực: Các vùng nước cảng biển; Các vũng tàu; Cửa sông; Các vịnh; Các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền; Đường cơ sở sử dụng để tính được chiều rộng lãnh hải.

Vùng nội thủy được xác định và tính toán dựa trên công thức sau:

Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ được xác định là đường thẳng đi ngang qua của sông. Đường thẳng này nối các điểm ở mực nước thấp nhất (nghĩa là mực nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên 2 bờ của con sông.

Nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì trước tiên cần xác định xem liệu đó có là một vịnh “đúng” (theo định nghĩa về địa hình) hay nó chỉ đơn giản là đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển (theo Khoản 2 Điều 10 phần II của Công ước).

Một vũng hay vịnh cũng được coi là “đúng” nếu như diện tích của phần lõm vào bị cắt bởi đường cơ sở và lớn bằng hoặc là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tính tại phần lõm vào đó.

Nếu trong đoạn lõm vào này xuất hiện một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng chính tổng chiều dài những phân đoạn của những đường cơ sở và đường kính này có chiều dài không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng này cũng được xác định chính là nội thủy.

Quy tắc này không áp dụng cho các vũng và vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất “lịch sử” hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.

Cách phân định vùng nội thủy hiện nay tại các quốc gia trên Thế giới.
Cách phân định vùng nội thủy hiện nay tại các quốc gia trên Thế giới.

Chủ quyền quốc gia đối với vùng nội thủy

Trong vùng nước nội địa, chủ quyền của quốc gia ngang với chủ quyền của quốc gia đó trên đất liền. Quốc gia ven biển được tự do có quyền được đưa ra luật liên quan tới vùng nội thủy của quốc gia mình, đồng thời được điều chỉnh việc sử dụng bất kỳ một nguồn tài nguyên nào.

Trong trường hợp không có những thỏa thuận ngược lại, đồng nghĩa với việc các tàu thuyền nước ngoài không được phép đi lại trong vùng nội thủy và việc không được phép đi lại vô tội vạ này chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa nội thủy và lãnh hải.

“Vùng nước quần đảo” trong những đảo ngoài cùng của những quốc gia quần đảo mà được coi là vùng nội thủy với ngoại lệ là cần phải được cho phép mới được qua lại, mặc dù quốc gia quần đảo có thể chỉ định một số những tuyến đường biển nhất định trong những vùng nước này.

Khi tàu thuyền nước ngoài được phép vào vùng nước nội địa đồng nghĩa việc tài thuyền đó bắt buộc phải tuân theo luật của quốc gia ven biển, trừ một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, thuyền viên của tàu thuyền bắt buộc phải tuân theo luật của quốc gia treo cờ. Điều này kéo dài tới những điều kiện lao động cũng như những tội phạm xảy ra trên tàu và ngay cả khi cập cảng.

Quyền tài phán của các Quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển.
Quyền tài phán của các Quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển.

Một số hành vi phạm tội xảy ra tại bến cảng cũng như những tội ác do thủy thủ đoàn tàu thuyền nước ngoài thực hiện sẽ luôn thuộc về quyền tài phán của quốc gia ven biển. Bởi vậy, quốc gia ven biển có thể can thiệp vào công việc của tàu thuyền khi thuyền trưởng có yêu cầu tới chính quyền địa phương can thiệp hay khi có nguy cơ xảy ra đối với hòa bình, an ninh của quốc gia ven biển hoặc đơn giản để thực thi các quy định tắc hải.

Theo Pháp luật Việt Nam, tại Điều 10 của Luật Biển Việt Nam có quy định về Chế độ pháp lý của nội thủy như sau:

“Nhà nước có quyền thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.”

Quyền làm chủ của Việt Nam đối với vùng nội thủy của mình

Như đã đề cập ở phần trên, nội thủy là những vùng nước tiếp giáp với bờ biển và ở bên trong đường cơ sở, là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nội thủy tương tự như trên lãnh thổ đất liền của mình. Chủ quyền của Việt Nam bao trùm lên toàn bộ vùng phía trên, dưới đáy biển và dưới lòng đất dưới đáy biển bên dưới nội thủy.

Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt là một vùng nước biển, việc thực hiện chủ quyền cũng như quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy vẫn có nhiều điểm khác biệt so với trên đất liền.

Hình ảnh tàu của Cảnh sát biển thực hiện tuần tra, kiểm soát trên vùng nội thủy Việt Nam.
Hình ảnh tàu của Cảnh sát biển thực hiện tuần tra, kiểm soát trên vùng nội thủy Việt Nam.

Đối với tàu quân sự cũng như tàu thuyền công vụ thuộc nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thủy và cả khi hoạt động trong bất cứ vùng biển nào của Việt Nam thì đều được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp, nghĩa là miễn trừ bắt giữ, xét xử cũng như áp dụng những biện pháp tư pháp khác.

Trong trường hợp những tàu thuyền nước ngoài này vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy Việt Nam, nước ta có quyền bắt buộc tàu thuyền đó cần rời khỏi nội thủy, đồng thời yêu cầu quốc gia mà tàu thuyền đó mang quốc tịch có biện pháp xử lý những cá nhân vi phạm và chịu trách nhiệm cho việc bồi thường thiệt hại (nếu có) do tàu thuyền đó đã gây ra.

Quá trình giải quyết trên thường được thực hiện qua đường ngoại giao. Do đó, trong quá trình tuần tra và kiểm soát trên biển thì Lực lượng Cảnh sát biển một khi đã phát hiện ra tàu quân sự hay tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng nội thủy Việt Nam thì có quyền để kiểm tra hay kiểm soát, bắt giữ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền yêu cầu (xua đuổi) tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng nội thủy của mình. Đồng thời, cần phải thu thập những tài liệu, căn cứ để làm cơ sở cho việc đấu tranh qua đường ngoại giao chẳng hạn như: chụp ảnh, quay phim, ghi nhận tên, số hiệu tài cũng như tọa độ vi phạm, hành vi vi phạm cùng những thiệt hại (nếu có) mà tàu thuyền này đã gây ra cho cá nhân hay tổ chức để yêu cầu quốc gia mà tàu thuyền đó mang quốc tịch bồi thường thiệt hại.

Đối với tàu thuyền thuộc quyền sở hữu nhà nước và tàu thuyền dân sự của nước ngoài dùng với mục đích thương mại hoạt động trong vùng nội thủy Việt Nam, những cơ quan có thẩm quyền của Việt nam sẽ có quyền kiểm tra, khám xét và bắt giữ, xử lý người và tàu thuyền đã vi phạm pháp luật (kể cả các trường hợp những thủy thủ vi phạm pháp luật khi hoạt động trên bờ).

Việc khám xét, kiểm tra và bắt giữ cũng như những thủ tục tư pháp khác được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cùng những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Còn đối với những tàu thuyền sử dụng để thực hiện những hành vi vi phạm đó có thể bị tạm giữ với mục đích ngăn chặn việc vi phạm pháp luật cũng như để đảm bảo cho việc xử lý theo pháp luật, trừ những trường hợp mà pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam đã trở thành thành viên có quy định khác.

Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện kiểm tra, khám xét đối với tàu thuyền vi phạm trong vùng nội thủy của biển nước ta.
Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện kiểm tra, khám xét đối với tàu thuyền vi phạm trong vùng nội thủy của biển nước ta.

Như vậy, những quốc gia ven biển (trong đó bao gồm cả Việt nam) có quyền tài phán về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật của tàu thuyền và những thành viên trên tàu thuyền dân sự, trừ những đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ về tư pháp.

Tuy nhiên, đối với những hành vi vi phạm hình sự hay dân sự xảy ra trên nội bộ của tàu thuyền nước ngoài, luật được áp dụng trong trường hợp này là luật của quốc gia mà tàu thuyền mang quốc tịch và quốc gia ven biển chỉ có quyền can thiệp trong những trường hợp cụ thể chẳng hạn như:

  • Nếu hành vi phạm tội là bởi một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện.
  • Nếu thuyền trưởng yêu cầu sự can thiệp từ chính quyền nước sở tại.
  • Nếu hậu quả của những hành vi đó gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự của cảng.

Lời Kết

Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu được vùng nội thủy là gì cũng như cách phân định vùng nội thủy, đặc biệt hiểu được về Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài biết, trong trường hợp còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề bạn đọc đừng ngần ngại, để lại lời nhắn để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *