Côn Đảo là một điểm đến hấp dẫn đang ngày càng thu hút đông đảo du khách muốn ghé thăm hàng năm. Với hình dáng tương tự như hình dạng một chú gấu đang vươn mình ra biển Đông, du lịch Côn Đảo không chỉ nổi tiếng với nhiều điểm đến tham quan hấp dẫn cùng những bãi biển trong xanh mà nơi đây còn lưu giữ những di tích lịch sử dân tộc đầy sống động một thời.
Mặc dù nổi tiếng như thế tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều người chưa biết rằng Côn Đảo ở đâu? Côn Đảo thuộc tỉnh nào của nước ta?…. Để trả lời cho thắc mắc này, mayruaxegiadinh.com.vn xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết được Côn Đảo thuộc miền nào và nơi đây có gì nổi bật nhất.
Contents
Giới thiệu về Côn Đảo
Côn Đảo thuộc tỉnh nào?
Côn Đảo hiện nay là một vùng thuộc một quần đảo tọa lạc ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ của Việt Nam và là một huyện thuộc địa phận của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số điểm đất liền gần nhất so với mảnh đất này là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (cách khoảng 40 hải lý, tương đường 83km).

Điểm du lịch Côn Đảo còn được nhiều người biết tới với một cái tên khác đó chính là Côn Sơn, có cùng kinh độ với TP. Hồ Chí Minh và cùng vĩ độ với tỉnh Cà Mau (vùng cực Nam của Tổ quốc).
- Kinh độ: 106°36′25.95″ Đ
- Vĩ độ: 8°40′56.54″ B
Tổng diện tích đất nổi trên mặt biển của Côn Đảo là 76 km2 và gồm có 16 hòn đảo với nhiều kích thước khác nhau, lần lượt là: Côn Sơn, Hòn Lôn Lôn Nhỏ, Hòn Bảy Cạnh, hòn Cau, Hòn Bông Lan, Hòn Vung, Hòn Ngọc, Hòn Trứng, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Anh và Hòn Em.
Trong đó, Đảo Côn Sơn được xác định là hòn đảo lớn nhất với tổng diện tích lên đến 51.52 km2. Đồng thời đây cũng là nơi sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ kỳ vĩ và là hòn đảo duy nhất bảo tồn hệ sinh thái quan trọng của Việt Nam, là một trọng điểm để phát triển ngành du lịch của nước ta.
Đặc điểm địa hình của Côn Đảo
Khi nhìn vào bản đồ chúng ta có thể dễ dàng để nhận ra rằng vùng đất này giống như hình dáng của một chú gấu đang vươn mình ra biển Đông rộng lớn. Địa hình nơi đây phần lớn là vùng đồi núi với các dãy đá granit chạy dọc theo hướng từ tây nam cho tới đông bắc có tác dụng chính là che chở cho những vùng vịnh của đảo tránh khỏi những cơn bão hay các luồng gió mạnh.
Điểm cao nhất ở Côn Đảo chính là đỉnh núi Thánh Giá với độ cao khoảng 577m so với mực nước biển.

Khí hậu Côn Đảo
Khí hậu tại Côn Đảo mang đặc điểm xích đạo – hải dương nóng ấm và được phân ra làm 2 mùa rõ rệt gồm: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường diễn ra khoảng từ tháng 5 tới tháng 11 và mùa khô thì từ tháng 12 cho tới tháng 4 của năm sau.
Hệ sinh thái trên đảo
Từ những số liệu đã được công bố cho biết, hệ sinh thái tại Côn Đảo có tới 882 loài thực vật rừng bậc cao cùng 1.383 loài sinh vật biển và 144 loài động vật rừng. Ngoài ra, mảnh đất này còn nổi tiếng là vùng có nhiều rùa biển nhất Việt Nam, đặc biệt còn là nơi duy nhất tại Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống gắn liền với những thảm cỏ biển ở đây.
Cơ sở hạ tầng tại Côn Đảo
Với sự phát triển không ngừng như hiện nay, ở Côn Đảo không chỉ có điện mà vùng đất này còn được phủ sóng điện thoại với chất lượng sử dụng rất tốt với 4 mạng điện thoại di động phủ sóng gồm: Viettel Telecom, Mobifone, Vietnamobile và Vinaphone.
Điều này đã đem lại cho người dân địa phương một cuộc sống mới và sôi nổi, náo nhiệt hơn. Cho tới năm 2011, một sự kiện đã đánh dấu cột mốc cho sự phát triển vượt bậc của chuyến đi là hãng hàng không Air Mekong chính thức thông báo mở đường bay tuyến từ bay từ TP. Hồ Chí Minh ra tới Côn Đảo. Từ đó là điểm tựa giúp đưa ngành du lịch tại đây phát triển hơn nữa.
Du lịch Côn Đảo mùa nào đẹp nhất?
Thời gian đẹp nhất để khám phá Côn Đảo là khoảng từ tháng 3 tới tháng 9. Mặc dù thời điểm này còn trong mùa mưa tuy nhiên lúc này biển êm và gió nhỏ ở những đảo phía Đông và Đông Bắc.
Du khách nên thăm thú vào thời điểm ban ngày bởi khi này sẽ có nắng vàng tràn ngập và trời xanh rất thích hợp lặn biển và chụp hình. Còn vào buổi chiều hay có mưa rào nên thích hợp để tham quan các di tích nơi có mái che ở đảo lớn.
Từ tháng 7 cho tới tháng 9 là mùa sinh sản của rùa biển. Thời gian còn lại, tính từ tháng 10 cho tới tháng 3 năm sau là mùa gió chướng và vùng biển vịnh Côn Đảo có sóng lớn.
Tuy nhiên, ở vùng biển phía Tây và Tây Nam đảo lớn thì vẫn êm và không mưa vì thế mà du khách có thể chuyển hướng để tham quan sang khu vực này với cảnh quan thiên nhiên đẹp không kém.
Đi gì để đến Côn Đảo?
Hiện tại, để di chuyển tới Côn Đảo du khách có 2 cách lựa chọn phương tiện gồm có: tàu biển và máy bay.
- Tàu biển: Tàu đi từ Vũng Tàu là tàu chậm và du khách mất khoảng 12 tiếng để tới được Côn Đảo. Còn nếu đi từ cảng Trần Đề (Sóc Trăng) thì chỉ mất khoảng 2,5 tiếng là bạn đã đặt chân được tới Côn Đảo rồi.
- Máy bay: Hiện nay có rất nhiều chuyến bay mở với tuyến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ để đến Côn Đảo.

Côn Đảo có gì đẹp?
Nhà tù Côn Đảo
Đây được đánh gái là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đặt chân tới Côn Đảo. Nhà tù Côn Đảo là nơi mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng với hàng trăm xà lim, phòng giam và phòng biệt lập nhằm mục đích để giam cầm và đày ải những người Việt yêu nước và tù chính trị.

Đặc biệt nhất của nhà tù này chính là hệ thống chuồng cọp nổi tiếng là tàn bạo đã làm chấn động cả thế giới khi nó bị phát hiện. Nơi đây đã trở thành một nơi thiêng liêng của Tổ quốc ghi lại ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của các vị anh hùng dân tộc.
Nếu một lần tới đây chắc chắn rằng du khách sẽ không khỏi rùng mình trước cảnh tượng các căn phòng nóng bức, ngột ngạt cùng các công cụ tra tấn rất rùng rợn. Nhà tù này gắn liền với các cái tên nổi tiếng chẳng hạn như: sở muối, sở lò vôi, cầu ma thiên lãnh hay chuồng cọp, chuồng bò,….
Dinh Chúa Đảo
Dinh Chúa Đảo thực chất trước kia là nơi sinh sống và làm việc của những chúa đảo qua nhiều thế hệ và là đầu não của bộ máy cai trị hệ thống nhà tù Côn Đảo. Du khách muốn khám phá lịch sử dân tộc qua các hiện vật, hình ảnh cũng như tài liệu bằng tiếng Pháp khi tới Côn Đảo thì cần tới Dinh Chúa Bảo bởi nơi đây đã trưng bày toàn bộ cho du khách tham quan.
Dinh Chúa Bảo thể hiện một cuộc sống xa hoa của địch thống trị bên cạnh cuộc sống khổ sở, đói khát cùng sự tra tấn man rợ của những người tù phải chịu đựng. Có tới hàng chục tù nhân phải lao động khổ sai để phục vụ cho cuộc sống của đế vương, những tên chúa đảo.

Núi Thánh Giá
Đây là một địa điểm đặc biệt mà tất cả các du khách đến đây cũng đều muốn chinh phục. Đặc biệt là trong dịp Valentine thì núi Thánh Giá hấp dẫn rất nhiều cặp đôi bởi tương truyền rằng nếu cặp đôi nào mà cùng nắm tay nhau ngắm mặt trời lặn thì sẽ được ở bên nhau trọn đời.
Để chinh phục được ngọn núi Thánh Giá thì bạn cần phải leo mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên công sức bạn bỏ ra sẽ rất xứng đáng bởi khi lên được đến đỉnh núi, bạn sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, mát mẻ và dễ chịu, đặc biệt được hòa mình vào thiên nhiên mây trời và xung quanh bốn bề là mây phủ trắng xóa. Đây chắc chắn sẽ là một điểm đến lý tưởng dành cho mọi du khách và đặc biệt nhất là các cặp tình nhân.
Bãi Đầm Trầu
Bãi Đầu Trầu nằm ở phía Bắc của đảo khu vực sân bay Cỏ Ống. Đây được xem là một bãi biển đẹp nhất ở Côn Đảo. Nơi đây từng được ví tựa như dải lụa vàng thắt ngang tấm thảm xanh, nửa thì vắt ngang cánh rừng còn nửa lại buông xõa trên mặt biển.
Bãi Đầm Trầu thơ mộng và yên bình. Điều đặc biệt ở đây là hầu như chưa khai thác du lịch nên nó vẫn còn giữ được nét hoang sơ với bờ cát thoai thoải và bao quanh là khu rừng bát ngát xanh.
Điểm lạ kỳ là ở bãi biển này là có màu vàng chứ không có màu trắng tinh như những bãi biển khác trên đảo. Nếu có cơ hội ghé thăm bãi Đầm Trầu, bạn có thể vừa tắm biển và vừa thưởng thức một số đặc sản nơi đây gồm các loại hải sản rất tươi ngon mà giá cả lại phải chăng. Trong khi đó cũng có thể ngắm được máy bay cất cánh ngay bên cạnh rất thú vị đấy nhé.
Hình ảnh bãi Đầm Trầu khi Mặt Trời lặn.
Bãi Suối Nóng
Bãi Suối Nóng cách không xa so với bãi Đầm Trầu vì thế du khách có thể tiện đường sau khi tới bãi Đầm Trầu. Bãi Suối Nóng là một bãi biển vẫn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ và có rất ít người biết tới.

Bãi biển này tuyệt đẹp tựa như một bức tranh sống động của vùng biển nhiệt đới với bãi cát trắng phẳng lì cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn rất hiếm có khác với những hòn đảo khác.
Bãi Nhát
Sau một ngày dài khám phá Côn Đảo, du khách có thể thả mình vào thiên nhiên tại bãi biển và ngắm nhìn hoàng hôn ảo diệu từ từ khuất dần sau đỉnh Tình yêu.
Điểm đặc biệt nhất ở bãi Nhát đó là nó chỉ xuất hiện vài giờ trong một ngày bởi những khoảng thời gian còn lại thì bãi biển này sẽ chìm ngập trong nước. Đây cũng chính là lý do mà rất ít người biết tới bãi biển này.

Hòn Tài
Hòn Tài là một điểm du lịch sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp và rất hút khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng và ngắm cảnh hay khám phá thiên nhiên trên đảo. Nơi đây tựa như bức tranh phong phú mang đầy màu sắc của những rạn san hô hòa mình cùng các loài sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh.
Hình ảnh loài khỉ mặt đỏ quý hiếm sinh tồn tại Côn Đảo.
Tới Hòn Tài, du khách còn có thể được quan sát các loài động vật quý hiếm điển hình như: khỉ mặt đỏ, kỳ đà, tắc kè hay sóc mun, chim gầm gì trắng,…. hay tham gia hoạt động lặn ngắm san hô ở các khu vực lân cận, leo núi hoặc tắm biển.

Hòn Bà
Hòn Bà là hòn đảo thứ 3 trong số 16 hòn đảo khác nhau trên Côn Đảo. Tới đây, du khách dễ dàng tìm được nhiều bãi biển tuyệt đẹp cũng như hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn rất đa dạng với nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm.

Nếu tới đây vào mùa mua, du khách sau khi tắm biển còn có thể thoải thích để tắm suối mát ngay bìa rừng gần bãi biển.
Hòn Bảy Cạnh
Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ 2 trên Côn Đảo và cũng là nơi có số lượng rùa biển lên đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam. Có tới hàng trăm rùa mẹ lên bãi biển này đẻ trứng mỗi năm. Bên cạnh đó, toàn bộ đảo còn được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh cùng thành phần động thực vật rất phong phú và đa dạng.
Du khách sẽ có cơ hội để khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn để ngắm các rạn san hô khi đến với Hòn Bảy Cạnh. Đặc biệt, san hô tại nơi này rất đa dạng về chủng loại và tất cả đều nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Chùa Núi Một
Chùa Núi Một hay còn được gọi với tên khác là Vân Sơn Tự, là một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo. Chùa này sở hữu kiến trúc uy nghi nằm trên đỉnh núi và là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp không thể bỏ lỡ khi tới thăm Côn Đảo, nơi gửi gắm tâm linh của toàn bộ dân địa phương.
Tham quan chốn tâm linh của người địa phương: Chùa Núi Một.
Từ nơi đây hướng tầm nhìn ra xa du khách còn có thể ngắm được hồ An Hải, Vịnh Côn Sơn và toàn cảnh thị trấn Côn Đảo.
Miếu Bà Phi Yến
Miếu Bà Phi Yến hay còn được biết đến với tên gọi khác là An Sơn Miếu. Nơi đây thờ bà Phi Yến là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Bà Phi Yến cùng vị anh hùng dân tộc chị Võ Thị Sáu chính là 2 người phụ nữ duy nhất được người dân địa phương tôn sùng nhất trên Côn Đảo này.
Ngôi miếu này tương truyền rất linh thiêng đối với người dân trên đảo, đặc biệt nơi đây còn gắn liền với một câu chuyện bi thương của một người phụ nữ tài sắc và giàu lòng yêu nước.
Du lịch Côn Đảo có gì chơi?
Quan sát rùa đẻ trứng
Xem rùa đẻ trứng được cho là một cách tận hưởng những khoảnh khắc khó quên nhất khi du lịch trên Côn Đảo. Ngay tại hòn Cau người ta có xây dựng một khu bảo tồn rùa và bạn có thể nghỉ đêm tại đây để có cơ hội tham gia vào hoạt động tận tay đem trứng rùa vừa nở ra tận bờ biển. Xem rùa đẻ trứng được xem là một hoạt động thú vị nhất khi du lịch Côn Đảo.
Mùa rùa đẻ trứng diễn ra vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 10, có khoảng 3000 – 5000 trứng rùa nở mỗi đêm. tuy nhiên, khu vực biển này lại bị cấm bởi sự xuất hiện của con người rất có thể gây ảnh hưởng tới sự sinh hoạt của loài rùa ở đây.

Khám phá đảo hoang
Vịnh Côn Sơn bao gồm hệ thống 14 hòn đảo với diện tích to nhỏ khác nhau cùng chuỗi hòn Tài, hòn Thỏ, hòn Trắc,…. quây quần lại tựa như một đại gia đình và hòn Bảy Cạnh, hòn Cau, hòn Tre, hòn Trứng và hòn Bông Lan,… hùng vĩ giữa khơi xa là những hòn đảo đã tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, bát ngát cho Vịnh Côn Sơn. Đồng thời, đây cũng chính là khu bảo tồn sinh thái biển với những rạn san hô mà ít nơi nào có thể sánh được cả về mật độ lẫn chủng loại. Theo đó, việc khám phá đảo hoang tại đây là một điều vô cùng thú vị và mang lại cho du khách nhiều điều mới lạ, bất ngờ.
Ngắm các rạn san hô
Hệ thống san hô tại Côn Đảo vô cùng phong phú và đa dạng bậc nhất Việt Nam với rất nhiều chủng loại san hô cùng nhiều loại cá rất ấn tượng tại hầu hết những hòn đảo nhỏ xung quanh hòn đảo lớn Côn Đảo.
Lặn biển để ngắm san hô là hoạt động thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch tại nơi đây. Có thể thuê thuyền ra hòn Bảy Cạnh rồi nhảy xuống làn nước xanh máy rồi từ từ bơi ra chỗ ngắm các rạn san hô. San hô nơi đây đa số không mang nhiều màu sắc rực rỡ bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển ấm lên gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô.
Hoạt động thú vị tại Côn Đảo: Lặn biển để ngắm các rạn san hô.
Du lịch Côn Đảo ăn gì?
Cá thu một nắng
Cá thu một nắng sở dĩ có tên như vậy là vì sau khi đánh bắt lên, ngư dân sẽ rửa nước muối rồi phơi cá chỉ trong một lần nắng mà không tẩm ướp thêm bất kỳ chất bảo quản nào. Do đó, cá thu không có mùi tanh của cá tươi và cũng không khô cứng như cá phơi nhiều nắng.
Đây là đặc sản nổi tiếng ở Côn Đảo, có thể kho, rán hoặc sốt cà chua ăn kèm cơm nóng rất ngon miệng.
Cháo hàu
Đây là món ăn mà du khách vẫn truyền tai nhau nhất định phải thử khi tới Côn Đảo. Cháo hàu với nguyên liệu chính gồm hàu tươi và gạo ngon hạt tròn mẩy và thêm chút gạo nếp nhằm tạo độ sánh đặc cho món ăn.

Cua mặt trăng
Là một loại hải sản đặc trưng của Côn Đảo, cua mặt trăng có hình dáng kỳ lạ với nhiều đốm đỏ đậm pha màu hồng tươi trên lưng và nếu nhìn kỹ sẽ liên tưởng tới mặt trăng. Cũng vì thế mà loại cua này có tên là cua mặt trăng.
Có nhiều cách chế biến với món cua này đơn giản như hấp chín hay cầu kỳ hơn thì làm lẩu, nấu canh, xào miến, nấu bún,…. Tất cả đều mang những hương vị riêng biệt, thơm ngon, ngọt ngào.
Mứt hạt bàng
Bàng được trồng ở Côn Đảo là loại cây rừng nên lá và quả rất to. Phần lá bàng được người dân dùng để gói bánh chưng vào dịp Tết đến. Phần quả bàng thì được thu hoạch rồi đem phơi khô vỏ, chẻ lấy hạt, đem rang với muối hoặc đường.
Mứt hạt bàng là một loại đặc sản nổi tiếng của Côn Đảo với hương vị thơm, ngậy, giòn ăn rất lạ miệng. Theo đó, mứt hạt bàng được xem như món quà mang đậm dấu ấn nơi này.

Ốc vú nàng
Ốc vú nàng là loại ốc có hình chóp nhọn, phần thịt trắng nõn và đầy đặn vì thế nó có tên gọi như vậy bởi nó tương tự gò bồng của phụ nữ. Loại ốc này hấp dẫn từ tên gọi tới hương vị, có thể chế biến với nhiều cách như nướng, luộc, xào hoặc làm gỏi,…. Tuy nhiên, phần lớn du khách tới đây thường thích nhất là món ốc vú nàng nướng mỡ hành.
Mắm nhum
Được mệnh danh là loại mắm quý tộc, mắm nhun dưới triều Nguyễn còn trở thành một loại lễ vật để dâng lên triều đình hàng năm bởi để đánh bắt và làm ra được một hũ mắm này chất lượng đòi hỏi rất kỳ công và tỉ mỉ.
Món mắm này mang vị ngọt của thịt Nhum, vị mắm mòi của biển, chua chua và bùi béo rất lạ miệng, thường dùng để chấm những món luộc hoặc chấm bánh tráng cuốn.

Lời Kết
Như vậy trên đây mayruaxegiadinh.com.vn đã giới thiệu Côn Đảo tới bạn với những thông tin cơ bản nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc Côn Đảo thuộc tỉnh nào cũng như những đặc trưng về vùng đất đặc biệt đầy thú vị này của Tổ quốc.
Để lại phần bình luận nếu bạn còn điều gì thắc mắc về chủ đề này để được giải đáp chi tiết hơn bạn nhé!