Hiệu ứng nhà kính là một vấn đề toàn cầu mang tính cấp thiết, có ảnh hưởng không nhỏ tới toàn nhân loại. Vì vậy, tìm hiểu rõ hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục? Chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây của mayruaxegiadinh.com.vn
Contents
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí của Trái Đất nóng lên dưới sự bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển và chuyển hóa thành nhiệt lượng. Khi bức xạ này chiếu xuống mặt đất làm cho mặt đất hấp thu nhiệt lượng, nóng lên. Sau đó, từ mặt đất sẽ bức xạ lại bước sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu và khiến cho không khí nóng lên.
Nếu như lượng nhiệt này luôn ổn định thì giúp cho Trái Đất ở trạng thái cân bằng nhưng khí nhà kính tồn tại ở nồng độ cao sẽ khiến cho bầu khí quyển của bề mặt Trái Đất nóng lên không ngừng.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính gồm những loại nào?
Hiệu ứng nhà kính chia làm 2 loại: Hiệu ứng nhà kính nhân loại và hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Hiệu ứng nhà kính nhân loại
Khi Trái Đất mới hình thành, sự sống có thể xuất hiện và phát triển nhờ vào thành phần điôxít cacbon có trong bầu khí quyển. Theo thời gian, cường độ bức xạ sẽ tăng dần lên. Khi Trái Đất đã có cây cỏ, thông qua sự quang hợp, cây cỏ sẽ lấy đi một phần khí dioxit cacbon bên trong không khí và giúp cho khí hậu cân bằng, ổn định.
Tuy nhiên, trong vòng 100 năm trở lại đây, dưới tác động của con người thì sự cân bằng này đã bị tác động mạnh. Sự thay đổi của các khí nhà kính đã làm cho Trái Đất tăng thêm 2 độ C. Điển hình cho sự mất cân bằng này đó là khí metan tăng lên 90%, khí dioxit cacbon tăng thêm 20%.
Hiệu ứng nhà kính khí quyển
Hiệu ứng nhà kính khí quyển là bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuống mặt đất và phản xạ lại thành bức xạ dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển có thể hấp thụ các bức xạ nhiệt này và giữ hơi ấm lại bầu khí quyển, có thể kể đến như: hơi nước, dioxit cacbon.
Năng lượng Mặt Trời có bức xạ là bước sóng ngắn nên nó dễ xuyên qua tầng Ozon và khí CO2 để đến mặt đất. Nhưng, bức xạ nhiệt từ mặt đất lại là các bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2. Vì vậy, CO2 và hơi nước bị hấp thu lại, vì thế mà Trái Đất có bầu khí quyển bao quanh.
Với hàm lượng của khí dioxit cacbon vào khoảng 0,036% sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên khoảng 30 độ C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ Trái Đất rất thấp khoảng âm 15 độ C.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính là gì chúng ta có thể biết được hiệu ứng nhà kính là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của các loại khí trong bầu khí quyển. Trong đó, khí CO2 trong lớp khí quyển giống như một lớp kính dày bao phủ Trái đất. Điều này làm cho hành tinh của chúng ta trở thành một nhà kính lớn, và nếu không có tấm kính khổng lồ này thì nhiệt độ của Trái Đất sẽ rất thấp âm khoảng 15-25 độ C. Trên thực tế, có thể thấy hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái Đất nóng lên đến 38 độ C.
Tuy nhiên, ngày nay với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác mạnh mẽ từ con người khiến cho khí CO2 tăng theo. Điều này khiến cho hiệu ứng nhà kính cũng tăng, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao lên. Theo ước tính của các nhà khoa học thì đến nửa thế kỷ sau nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng từ 1.5 – 4.5 độ C.
Các nhóm khí gây ra hiệu ứng nhà kính là gì?
Các nhóm khí dưới đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Cụ thể:
Nhóm khí CO2
Khí CO2 sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu như: than, dầu, khí tự nhiên, chất thải rắn, cây cối,….Ngoài ra khí CO2 còn sinh ra từ những phản ứng hóa học khác nhau, là khí gây hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất.
Khí metan – CH4
Khí metan (CH4) chiếm 13% trong khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo các nhà nghiên cứu thì mỗi phân tử CH4 sẽ giữ năng lượng nhiệt cao gấp 21 lần so với phân tử CO2.
Hiện nay, dưới tác động của con người, khí metan đang thải vào khí quyển ngày càng nhiều. Nguyên nhân phải kể đến là:
- Sự phân hủy chất hữu cơ có trong các bãi rác thải rắn
- Đốt các nhiên liệu hóa thạch
- Sự sản sinh quá trình sinh học như men hóa đường ruột ở động vật
- Sự phân giải kị khí ở những vùng đất ngập nước…
Khí CFC – khí cloro fluoro carbon
Khí CFC hay chính là khí cloro fluoro carbon chiếm tỷ lệ 20% trong các khí gây hiệu ứng nhà kính. CFC là những hóa chất do con người thải ra bầu khí quyển thường sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất điều hòa, hệ thống làm lạnh, chế tạo sản phẩm bằng chất plastic xốp…
Bên cạnh đó, nó còn được dùng làm một số loại thuốc xịt, là sản phẩm phụ của một số quy trình hóa học phức tạp, sử dụng trong quy trình làm sạch thiết bị điện tử…
Về mặt hóa học, khí CFC không cháy, không mùi, có tính trơ, có thời gian phân hủy rất lâu. Khi khí này ra ngoài không khí sẽ bay lên tầng khí quyển và có khả năng làm mòn tầng ozon. Từ đó, làm cho tia cực tím từ Mặt Trời vào Trái Đất nhiều hơn, hoạt động mạnh mẽ hơn.
Theo thống kế, năm 1992 khí CFC đã tăng khoảng 4% và theo tính toán cho đến năm 2050 thì khí CFC có thể sẽ lên đến 9 tỷ tấn chiếm khoảng 45% tổng lượng thải CO2, gây ra những ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.
Khí N2O – oxit nito
Khí N2O chiếm 5% các khí gây hiệu ứng nhà kính, có khả năng giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần phân tử CO2. Có nhiều nguyên nhân khiến khí N2O tăng cao và chủ yếu do: Khí thải đến từ các phương tiện giao thông, quá trình nitrat hóa các loại phân bón hữu cơ, vô cơ hoặc xử lý nước thải, quá trình sản xuất công nông nghiệp, quá trình đốt cháy chất thải rắn.
Ngoài ra, oxit nitơ khi phản ứng với oxy sẽ tạo thành hợp chất nitric oxide (NO) khiến cho tầng ozon càng dễ bị suy yếu.
Ngoài những nguyên nhân do các chất khí trên thì hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra còn phải kể đến do khí CF3, SO2, SF và cả hơi nước. Các hoạt động của con người đang ngày càng khiến cho những loại khí này tăng cao, làm phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ sinh thái và tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người.
Tác hại của hiệu ứng nhà kính gây ra cho Trái Đất
Nguồn nước
Hiệu ứng nhà kính làm thay đổi chất lượng nguồn nước trên Trái Đất, khiến cho con người có thể thiếu nước sạch để sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất và về số lượng và chất lượng.
Sinh vật
Trái Đất nóng lên làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật. Khi đó, sinh vật sẽ phải thích nghi để đáp ứng được môi trường sống khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu chúng không thể thích nghi kịp thời thì sẽ dần dần biến mất.
Ngoài ra, con người cũng tác động đến môi trường, săn bắt, chiếm không gian để xây dựng các công trình khác. Dẫn đến sinh vật có không gian sống bị thu hẹp và chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Về con người
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều tác hại xấu mà con người phải gánh chịu. Con người đang bị đe dọa nghiêm trọng khi bệnh tật đang xuất hiện ngày càng nhiều. Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Bên cạnh đó, các chất thải, khí thải cũng gia tăng bệnh tật khiến hệ miễn dịch của con người giảm dần.
Ngoài ra, khi làm việc dưới nhiệt độ cao khiến cơ thể không kịp điều hòa, làm mát, gây nguy hiểm. Theo thống kê ngày nay, số lượng người chết vì nắng nóng kéo dài đang ngày càng tăng.
Hiện tượng băng tan
Tình trạng băng tan ở Nam Cực và Bắc Cực đang diễn ra ngày càng nhanh khiến cho mực nước biển tăng cao, một số khu vực lân cận sẽ bị nhấn chìm. Theo cảnh báo, trong nhiều năm tới, một số quốc gia có thể bị mực nước biển nhấn chìm và bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
Theo ước tính năm 2020, Trái Đất đã mất 28 nghìn tỷ tấn băng trong khoảng 23 năm do hiện tượng nóng lên toàn cầu này.
Các giải pháp khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?
Tích cực trồng nhiều cây xanh
Đây là một trong các biện pháp đơn giản mà thực hiện hiệu quả nhất để làm giảm nhiệt độ tăng lên toàn cầu. Bởi cây xanh sẽ hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp sẽ làm giảm lượng CO2 – khí nhà kính đáng kể.
Hiện nay, nước ta cũng đang triển khai kế hoạch trồng rừng diện tích lớn, phủ xanh đất trống đồi trọc với diện tích lớn. Từ đó giúp giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường, giúp giảm nhẹ khí nhà kính.
Tiết kiệm điện, năng lượng khi không sử dụng
Tiết kiệm nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng là cách hiệu quả để giảm hiệu ứng nhà kính. Điện năng được sản xuất từ việc đốt cháy các nguyên nhiên liệu hóa thạch, làm sản xuất lượng lớn khí CO2 ra môi trường. Vì thế, việc tiết kiệm năng lượng như tắt các thiết bị điện không cần thiết, hay không sử dụng đến, tích cực sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí và hiệu ứng đáng kể.
Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên
Nguồn năng lượng sạch đó là năng lượng từ gió, Mặt Trời sẽ giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính. Bởi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt sẽ sản sinh lượng lớn khí CO2, gây ô nhiễm.
Tối ưu hóa phương tiện đi lại
Sử dụng các phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy cá nhân,.. là nguyên nhân chính gây sản sinh ra nhiều khí CO2, N2O, khói bụi, gây ô nhiễm cho môi trường. Do đó, bạn có thể bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng các phương tiện này hoặc thay thế bằng việc đi bộ, đi xe đạp, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng…
Tuyên truyền, bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường đến từng nhà là điều rất cần thiết. Cần tuyên truyền thường xuyên để cung cấp kiến thức cho người dân về hiệu ứng nhà kính cũng như tầm quan trọng và tác hại của chúng gây ảnh hưởng đến con người và hành tinh của chúng ta.
Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân là rất cần thiết. Cần cung cấp kiến thức cho người dân về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và tác hại của nó tới sự sống trên hành tinh của chúng ta. Đồng thời, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân để có biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM:
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân, tác hại và những giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để từ đó có những biện pháp giúp giảm nhẹ hiện tượng hiệu ứng nhà kính nhé!