Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Bằng việc biết ơn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thì chúng ta mới biết thương mình, thương người trọn vẹn. Vậy lòng biết ơn là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn như thế nào? Làm sao để dạy con về lòng biết ơn? Hãy cùng mayruaxegiadinh.com.vn làm rõ vấn đề này nhé!
Contents
- 1 Lòng biết ơn là gì?
- 2 Biểu hiện của lòng biết ơn là gì?
- 3 Ý nghĩa của lòng biết ơn là gì trong cuộc sống?
- 4 10+ phương pháp dạy con về lòng biết ơn ngay từ khi còn nhỏ
- 4.1 Làm tấm gương cho trẻ noi theo
- 4.2 Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác
- 4.3 Khuyến khích trẻ giúp đỡ việc nhà
- 4.4 Đưa những ví dụ cụ thể về lòng biết ơn
- 4.5 Khuyến khích trẻ nói lời “cảm ơn”
- 4.6 Biết nói “không” trước các đòi hỏi của trẻ
- 4.7 Hãy kiên nhẫn với trẻ
- 4.8 Dạy trẻ cảm ơn những người đã phục vụ mình
- 4.9 Tổ chức sinh nhật với sự biết ơn
- 4.10 Duy trì hàng ngày thói quen biết ơn
Lòng biết ơn là gì?
Lòng biết ơn là thái độ trân trọng, cảm kích trước hành động, tình cảm của người khác dành cho mình trong những lúc khó khăn trong cuộc sống. Đây là loại cảm xúc được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: con cái biết ơn ông bà cha mẹ, học sinh ghi nhớ công ơn của thầy cô, người được giúp đỡ mang ơn…
Biểu hiện của lòng biết ơn là gì?
Dưới đây là những dấu hiệu của người có lòng biết ơn:
- Luôn nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hay những người mang lại tác động tích cực cho cuộc đời họ.
- Luôn trân trọng những người quan tâm và giúp đỡ mình.
- Sống chan hòa, không so đo, đố kỵ, giúp đỡ mọi người khi có thể.
- Thường chú ý đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống để có thể tìm kiếm được nhiều niềm vui, sự bình yên trong tâm hồn.
Ý nghĩa của lòng biết ơn là gì trong cuộc sống?
Lòng biết ơn là một nghĩa cử cao đẹp, quý báu của con người từ xưa đến này, nó phản ánh được phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Từ đó giúp con người hoàn thiện nhân cách sống, biết yêu thương, biết chia sẻ và gắn kết tình người với nhau. Dưới đây là những ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống:
- Giúp cải thiện mối quan hệ xung quanh trong xã hội từ đó giúp bạn củng cố các mối quan hệ hiện tại, thúc đẩy các mối quan hệ trong tương lai, bạn sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn.
- Khi có lòng biết ơn đồng nghĩa với việc bản thân bạn sẽ cảm thấy tốt đẹp hơn, tự tin làm chủ cuộc sống, gặt hái được nhiều thành công, sống hạnh phúc, vui vẻ hơn mỗi ngày.
- Theo các nhà nghiên cứu cho rằng việc tỏ lòng biết ơn sẽ giúp cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh nhiều hơn, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Sống với sự biết ơn cũng là cách để bạn rèn luyện EQ tốt hơn, giúp bản thân hiểu rõ hơn về những điều mình cảm thấy hạnh phúc và từ đó tiếp tục phát huy, nuôi dưỡng chúng.
10+ phương pháp dạy con về lòng biết ơn ngay từ khi còn nhỏ
Đối với trẻ nhỏ sẽ không thể tự hiểu về lòng biết ơn vì thế cha mẹ cần là người dìu dắt, dạy dỗ con. Lòng biết ơn sẽ giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ với mọi người từ đó trân trọng các giá trị trong cuộc sống. Dưới đây là 10+ gợi ý về cách dạy con lòng biết ơn để cha mẹ tham khảo:
Làm tấm gương cho trẻ noi theo
Trẻ nhỏ có khả năng học hỏi tốt nhất đặc biệt là rất thích bắt chước hành động của bố mẹ. Vì thế, để dạy con về lòng biết ơn thì đầu tiên cha mẹ phải làm gương cho con cái. Chúng ta sẽ bắt đầu từ những cách đơn giản nhất đó là nói “cảm ơn” và “làm ơn” với những người thân trong gia đình thường xuyên. Từ đó sẽ giúp cho trẻ học được cách bày tỏ sự biết ơn khi cần giúp đỡ hay nhờ vả người khác.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ hãy chủ động đề cập đến chủ đề lòng biết ơn để trẻ có thể biết ơn những điều đơn giản, đời thường nhất mà không bị bỏ quên. Ví dụ: Khi bạn cùng con đi dạo trong một ngày trời nắng đẹp bạn có thể nói với con rằng: “Chúng ta thật may mắn khi được đi dạo vào một ngày nắng đẹp như thế này, con nhỉ!”.
Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác
Thay vì nhận những lời cảm ơn thì bạn có thể dạy cho trẻ về lòng biết ơn bằng cách cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn. Bạn có thể cùng bé tích trữ các món đồ không dùng đến như đồ chơi, sách vở, quần áo đem quyên góp những người cần đến. Qua đó sẽ giúp trẻ biết cách chia sẻ, rộng lượng.
Hoặc bạn có thể đưa trẻ đến thăm những người có điều kiện khó khăn, thăm các trại trẻ mồ côi để con bạn có thể nhìn thấy cuộc sống thực tế và trở nên tốt bụng, tử tế hơn với mọi người.
Khuyến khích trẻ giúp đỡ việc nhà
Bằng cách khuyến khích con làm các công việc nhà giúp đỡ cha mẹ như tưới cây, rửa bát…bạn đã tạo cho trẻ môi trường để trẻ học về lòng biết ơn. Khi cùng cha mẹ làm những công việc nhà trong gia đình trẻ sẽ nhận ra rằng không nên coi mọi thứ đang có là điều hiển nhiên mà cần phải nỗ lực.
Bên cạnh đó, nếu bạn càng làm mọi thứ cho con thì con bạn sẽ không có cơ hội được thể hiện sự nỗ lực của mình mà coi đó là điều hiển nhiên mà cha mẹ phải làm cho chúng.
Đưa những ví dụ cụ thể về lòng biết ơn
Từ những ví dụ cụ thể có trong thực tế cha mẹ có thể kể cho trẻ. Từ đó trẻ có thể học được và dần dần bồi dưỡng lòng biết ơn. Chẳng hạn, bạn có thể chia sẻ cho trẻ câu chuyện như: “Hôm nay, có chú đồng nghiệp đã giúp mẹ vác đồ nặng đi lên văn phòng. Thật là may mắn, mẹ rất biết ơn chú ấy.”
Hay ví dụ: Bạn Mai hôm nay cho con mượn bút à? Bạn con thật tốt đấy, con nhớ cảm ơn bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể kể cho con nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa về lòng biết ơn như sư tử và chuột nhắt, cây khế….sẽ giúp cho con có được bài học quý giá về sự bao dung và lòng biết ơn.
Khuyến khích trẻ nói lời “cảm ơn”
Nếu con cảm thấy ngại ngùng khi nói lời cảm ơn người khác thì bạn có thể tìm cho con những cách khác để con tập quen dần. Đôi khi lời cảm ơn chỉ đơn giản là một mảnh giấy, một bông hoa hoặc thể hiện sự biết ơn qua các chữ cái, hình vẽ nhỏ.
Hãy khuyến khích con bạn thể hiện cảm xúc, nói lời cảm ơn với mọi người bất cứ khi nào bằng những cách trên. Việc khuyến khích con thể hiện sự biết ơn khi cần thiết sẽ giúp con bạn có ấn tượng tốt hơn trong lòng mọi người.
Biết nói “không” trước các đòi hỏi của trẻ
Hầu hết trẻ em đều thích đòi bố mẹ mua cho mình những món đồ chơi, bánh kẹo….Và phụ huynh cũng thường có xu hướng đáp ứng các mong muốn của con dễ dàng.
Một số phụ huynh còn sẵn sàng mua bất cứ thứ gì để trẻ thôi khóc lóc, vòi vĩnh hay khi trẻ giận dữ. Hành động này của cha mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến chuyện dạy lòng biết ơn ở trẻ.
Do đó, cha mẹ nên biết nói “không” nhiều lần với trẻ, điều này sẽ khiến cho việc nói “có” trở nên ngọt ngào hơn nhiều. Với cách này bạn còn giúp trẻ học được tính kiên nhẫn, biết chờ đợi và trân trọng những gì mình có và biết ơn về điều đó.
Hãy kiên nhẫn với trẻ
Đối với trẻ nhỏ sẽ không tự nhiên có thói quen về lòng biết ơn, mà phải mất vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm để có thể xây dựng được thói quen đó. Do vậy, cha mẹ phải bình tĩnh và kiên nhẫn để giúp trẻ hình thành thói quen, cảm kích và biết ơn với những gì mà mình nhận được.
Dạy trẻ cảm ơn những người đã phục vụ mình
Hầu hết mọi người thường có xu hướng coi công việc của người giúp việc, người phục vụ là điều hiển nhiên. Và khi thấy cha mẹ cư xử như vậy thì con cái cũng sẽ làm như vậy. Do đó, hãy dạy trẻ về lòng biết ơn này bằng cách làm gương cho trẻ khi nói cám ơn với người phục vụ chúng ta.
Ví dụ: Người phục vụ xe buýt, người lao công, người lái xe, giúp việc cần được cảm ơn về những dịch vụ mà họ đã cung cấp, giúp đỡ bạn. Cha mẹ nên dạy cho trẻ biết tôn trọng và nói lời cảm ơn với những người làm nghề như vậy.
Tổ chức sinh nhật với sự biết ơn
Sinh nhật vốn là dịp con cái có thể được nhận những món quà ý nghĩa, những lời chúc từ người thân, bạn bè. Cha mẹ có thể tận dụng cơ hội này để dạy trẻ về lòng biết ơn bằng cách tổ chức cho trẻ một ngày sinh nhật vui vẻ. Qua đó hãy làm cho trẻ hiểu rằng mình đã may mắn thế nào khi được tổ chức sinh nhật, khi có những người quan tâm, yêu thương, chúc mừng trong ngày này. Đồng thời, phụ huynh hãy dạy trẻ gửi đến lời cảm ơn đến những vị khách đã đến dự tiệc sinh nhật và tặng quà cho trẻ nữa.
Duy trì hàng ngày thói quen biết ơn
Nếu trẻ đã biết đọc biết viết bạn có thể dạy trẻ ghi những điều mà chúng cảm thấy biết ơn hàng ngày vào một cuốn sổ nhỏ. Sau đó, vào cuối tuần, bạn có thể bảo trẻ đọc những điều đó lên. Điều này sẽ khuyến khích trẻ nghĩ nhiều hơn đến các khía cạnh trong cuộc sống, biết mình đã may mắn và hạnh phúc như thế nào với điều mình đang có chứ không phải cảm thấy bất hạnh về những thứ mình không có.
XEM THÊM: Lòng nhân ái là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và cách khơi gợi lòng nhân ái
Như vậy, bài viết của mayruaxegiadinh đã tổng hợp những thông tin về lòng biết ơn là gì và cách dạy con về lòng biết ơn với mọi người và cuộc sống xung quanh. Hy vọng, những nội dung trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và có thể áp dụng hiệu quả.