ESP là gì? Khám phá hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô

 ESP là gì? Khám phá hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô
Đánh giá bài viết

Hiện nay, trên hầu hết các dòng xe hơi hiện đại đều được các hãng trang bị ESP. Vậy ESP là gì, cấu tạo và vai trò của chúng là gì trong quá trình vận hành của ô tô. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

ESP là gì?

ESP là viết tắt của cụm từ Electronic Stability Program hay còn có tên gọi khác là Electronic Stability Control được viết tắt từ ESC.

Theo đó, đây là hệ cân bằng điện tử được thiết lập và trang bị trên các dòng xe ô tô với mục đích giúp xe di chuyển ổn định, cân bằng và từ đó đảm bảo tính ổn định, ngăn hiện tượng xe bị mất lái, chệch khỏi quỹ đạo mà người lái mong muốn để từ đó có thể tăng tính an toàn khi xe tham gia giao thông.

ESP được ví là 'thần hộ mệnh' cho các tài xế vì nó sẽ hỗ trợ tài xế điều khiển xe thoát khỏi các tình huống khẩn cấp để lái xe 1 cách an toàn   
ESP được ví là ‘thần hộ mệnh’ cho các tài xế vì nó sẽ hỗ trợ tài xế điều khiển xe thoát khỏi các tình huống khẩn cấp để lái xe 1 cách an toàn

Hiện nay, hệ thống này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người dùng để đảm bảo lái xe an toàn trong điều kiện có độ bám thấp như đường ướt, băng tuyết, cát đất, hay trong những tình huống cần đánh lái gấp để tránh các chướng ngại vật.

Biểu tượng của hệ thống ESP trên các hãng xe
Biểu tượng của hệ thống ESP trên các hãng xe

Hiện nay, hầu hết các mẫu xe đều được trang bị hệ thống cân bằng điện tử có nút tắt, do đó ta có thể nhận biết và sử dụng.

Cấu tạo của hệ thống ESP

Các hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô hiện nay hoạt động dựa vào tín hiệu từ bộ các cảm biến. Trong một hệ thống ESP được cấu tạo từ nhiều bộ phận, trong đó mỗi bộ phận lại có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau:

– Bộ xử lý ECU: đây được coi là bộ phận “đầu não” có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến để từ đó có thể đưa ra những “mệnh lệnh” xử lý thông tin một cách kịp thời.

Cấu tạo của hệ thống ESP
Cấu tạo của hệ thống ESP

– Cảm biến bướm ga: có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga để từ đó gửi thông tin về ECU để thực hiện điều chỉnh lượng nhiên liệu cho hợp lý.

– Cảm biến áp lực phanh: là bộ phận thực hiện nhiệm vụ can thiệp vào hệ thống dầu để tăng hoặc giảm áp lực.

– Cảm biến góc lái: được sử dụng để tính toàn và so sánh với hướng di chuyển của xe, đồng thời tiến hành đo góc đánh tay lái sao cho phù hợp nhất.

– Cảm biến trên bộ gia tốc và tỉ lệ lệch ngang của thân xe: Trong quá trình đánh lại hoặc vòng cua thì các tài xế thường xuyên gặp phải tình trạng đánh lái gấp có thể khiến xe mất kiểm soát. Lúc này, cảm biến này sẽ có nhiệm vụ truyền thông tin về cho ECU để ECU đưa ra các xử lý phù hợp.

– Cảm biến chân ga: nếu như người lái thực hiện đạp ga quá thì cảm biến chân ga của hệ thống cân bằng điện tử ESP cũng sẽ can thiệp để đưa xe về trạng thái cân bằng.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống ESP

Hệ thống cân bằng điện tử ESP trên xe ô tô có nguyên lý vận hành tương đối đơn giản và dễ hiểu.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động dựa vào những tín hiệu nhận được từ bộ các cảm biến của xe. Cụ thể là:

Trong quá trình xe di chuyển, nếu hệ thống ESP phát hiện xe đang bắt đầu gặp phải tình trạng bị mất lái (đặc biệt là khi vào cua), thì ngay lập tức các bộ cảm biến như góc đánh vô lăng, tốc độ, áp lực phanh,… sẽ tiếp nhận những thông tin và truyền tới bộ xử lý ECU. Tại đây các thông tin được xử lý và chuyển đến cho hệ thống ESP. Lúc này, ESP sẽ ngay lập thức thực hiện nhiệm vụ bằng cách can thiệp vào hệ thống phanh để có thể thực hiện giảm vận tốc xe. Bên cạnh đó, ESP còn có thể ra lệnh cho hệ thống phanh trên một hoặc nhiều bánh xe có thể hoạt động riêng rẽ để chính là giúp ổn định.

Tuy nhiên, để có thể hoạt động được hiệu quả thì hệ thống ESP cũng sẽ tác động đến cả động cơ và hộp số.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP
Hệ thống cân bằng điện tử ESP

Hệ thống ESP đã được bố trí ở bảng đồng hồ hiển thị thông tin lái xe. Khi hệ thống hoạt động thì đèn bên phải sẽ sáng hoặc nhấp nháy, có nhiều trường hợp ta có thể nghe được tiếng rít lốp. Ngược lại, nếu tắt hệ thống đèn bên trái sẽ sáng lên, thì đây cũng là dấu hiệu thông báo hệ thống đã bị vô hiệu hóa.

Vai trò của công nghệ ESP là gì?

Vai trò quan trọng nhất của hệ thống cân bằng điện tử ESP đó chính là giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn để có thể điều khiển phương tiện đi đúng lộ trình và đảm bảo an toàn. Do vậy, hiện tại, hệ thống ESP đang được ứng dụng phổ biến cho rất nhiều dòng xe trên thị trường và đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu cho các dòng xe cao cấp.

Rất nhiều người có rằng, hệ thống này thường sẽ phù hợp với những dòng xe hay đi “phượt” hoặc thường xuyên phải di chuyển trên những cung đường gì ghề. Nhưng thực tế, hệ thống ESP cũng rất cần cho những mẫu xe di chuyển trong đô thị để đảm bảo xe bám đường tốt hơn khi phải vượt qua những đoạn đường trơn trượt, bùn lầy hoặc trong trường hợp đánh lái đột ngột.

Thuận tiện khi di chuyển trên bề mặt ít có độ bám
Thuận tiện khi di chuyển trên bề mặt ít có độ bám

Đặc biệt, trong những trường hợp xe hoạt động ở chế độ không tải cưỡng bức, xuống dốc, thì xe sẽ sử dụng chế độ phanh bằng động cơ. Nếu ze xảy ra sự cố khiến bánh xe bị trượt thì hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô cũng sẽ nhanh chóng thực hiện làm nhiệm vụ để giảm sự trượt cở các bánh xe chủ động.

 

 

Trên đây là những thông tin cụ thể về hệ thống hệ thống cân bằng điện tử ESP. Đến đây chắc hẳn các bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc ESP là gì cũng như nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống này trên xe ô tô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *