Mã lực là gì? Cách đổi mã lực ra kW và tính mã lực cho ô tô, xe máy

Mã lực là gì? Cách đổi mã lực ra kW và tính mã lực cho ô tô, xe máy
Đánh giá bài viết

Mã lực là một trong những đại lượng được sử dụng phổ biến trong đo lường công suất của động cơ. Vậy mã lực là gì? Cách đổi mã lực ra kW và công thức tính ra sao. Tất cả các thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Mã lực là gì?
Mã lực là gì?

Mã lực là gì? Công thức tính thế nào?

Mã lực là gì?

Horsepower mã lực là gì? Là một đơn vị đo lường được sử dụng để đo công suất. Hiểu một cách đơn giản thì mã lực là tốc độ hoàn thành một công việc. Chẳng hạn như bạn đẩy một vật nặng từ đầu dốc lên đỉnh dốc, công suất ở đây chính là tốc độ bạn hoàn thành công việc đó.

Khái niệm “mã lực” được James Watt đưa ra lần đầu tiên vào năm 1782. Sau đó, người ta đã đưa ra nhiều loại mã lực khác nhau để phù hợp với từng lĩnh vực. Mã lực còn có tên gọi khác là ngựa, tiếng anh có tên là Horsepower, kí hiệu là HP.

Đơn vị mã lực là gì?

Đơn vị quy ước của mã lực là HP. Tuy nhiên ở mỗi một quốc gia là sử dụng các ký hiệu khác nhau. Ví dụ như ở Đức ghi là PS, ở Pháp là BHP,…Mặc dù vậy các đơn vị này đều xấp xỉ với mã lực cơ học và đạt 98.6%. Đơn vị được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là HP và kW.

Công suất mã lực là gì?

Thuật ngữ công suất mã lực được đưa ra bởi kỹ sư James Watt với mục đích chính là để so sánh sức mạnh của động cơ hơi so với sức mạnh của một con ngựa. Sau này, định nghĩa mã lực được mở rộng để áp dụng cho sức mạnh đầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines hay motor điện cho nhiều loại máy móc khác.

Công suất mã lực được James Watt đưa ra đầu tiên
Công suất mã lực được James Watt đưa ra đầu tiên

1 mã lực là gì? Cách quy đổi 

Quy đổi HP sang kW

  • 1 Mã lực = 0,736 kW
  • 2 Mã lực = 1.472 kW
  • 4 Mã lực = 2.944 kW
  • 8 Mã lực = 5.888 kW
  • 20 mã lực = 14.72 kW
  • 100 mã lực = 73.6 kW
  • 200 mã lực = 147.2 kW
  • 300 mã lực = 220.8 kW

Quy đổi kW sang HP

  • 1 Kilowatts = 1.341 Mã lực
  • 2 Kilowatts = 2.682 Mã lực
  • 4 Kilowatts = 5.3641 Mã lực
  • 8 Kilowatts = 10.7282 Mã lực
  • 1000 Kilowatts =  1341.02 Mã lực

Phân loại mã lực

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia mã lực thành các loại sau:

  • Mã lực cơ học (mechanical horsepower): Được sử dụng để nói về công sức máy.
  • Mã lực hệ mét (metric horsepower): Các đơn vị khác nhau được dùng để định nghĩa mã lực này là PS, cv, hk, pk, ks và ch, các đơn vị này đều được gọi chung là mã lực.
  • Mã lực điện (electrical horsepower): Được sử dụng cho các máy điện.
  • Mã lực nồi hơi (boiler horsepower): Được dùng để chỉ khả năng của lò hơi, cung cấp hơi cho động cơ hơi nước hoạt động. Khi mới sử dụng hơi nước, công suất lò hơi sẽ tương đương với công suất của động cơ được cung cấp bởi lò hơi.
  • Mã lực thủy lực (hydraulic horsepower): Được sử dụng để ước tính công suất cơ học cần thiết để tạo ra tốc độ dòng chảy của thủy lực đã biết.
  • Mã lực thanh kéo (drawbar horsepower): Đây là con số được đo đạc thay vì tính toán, là sức mạnh đầu máy có sẵn để di chuyển một vật, đó có thể là xe lửa, máy kéo nông nghiệp.

Hơn nữa, còn có hai loại mã lực đặc biệt khác, đó là:

  • Mã lực thuế (tax horsepower): Là một đánh giá phi tuyến tính của xe cơ giới nhằm mục đích thuế.
  • Mã lực RAC: Được dùng để biểu thị cho sức mạnh của những chiếc xe hơi Anh đầu thế kỷ 20

Cách tính mã lực cho ô tô và xe máy

Khi tìm hiểu về thông số xe máy, ô tô bạn sẽ bắt gặp các khái niệm về công suất như 10kW tại 7000 vòng/phút, 11kW tại 6500 vòng/phút. Khi đọc thông số này bạn có thể hiểu xe sẽ đạt công suất lớn nhất tại số vòng quay 6500, 7000/phút. Nếu như công suất cực đại càng lớn thì xe đạt được tốc độ càng cao.

Cách tính mã lực cho ô tô
Cách tính mã lực cho ô tô

Phương pháp được sử dụng để tính đó chính là SAE. Phương pháp này có nhiều sai số nên năm 2004 người ta đã công bố một phương pháp đo công suất mô men xoắn mới có tên là J1349. Cách tính được áp dụng như sau:

Đầu tiên, bạn cần phải xác định đường kings (bore) và khoảng chạy của piston (K)

Ví dụ như xe 1976 Kawasaki KZ750, thông số 78x78mm

Dựa theo công thức tính diện tích hình tròn:

S = r2 x 3,14

A = d2/4 x 3,14

Nhân pi*D2(cm)/4 x K = cm3:

(7.8 cm (bore) X 7.8 cm (bore)  * 3.141593/4) * 7.8 cm (stroke) = 372.71195442 (cm3).

Lấy kết quả khi nhân với số xi-lanh: 372.71195442 x 2 = 745.42390884 hay 745cc

Công suất mà các đơn vị sản xuất ghi trên xe chính là công suất cực đại. Nghĩa là khả năng đạt tốc độ tối đa của xe nhưng không có nghĩa xe nào cũng có khả năng tăng tốc như nhau.

Nếu như xe của bạn “bốc” thì còn phải căn cứ vào số vòng tua máy cũng như mô men xoắn của xe. Công suất sinh ra của máy cũng có sự khác biệt với công suất của bánh xe máy. Trong trường hợp động cơ của xe máy có công suất 100 mã lực khi truyền động qua hệ thống dẫn động thì sức mạnh ra đến bánh xe máy, ô tô sẽ bị mất đi một vài phần.

Để chắc chắn hơn thì bạn nên chạy thử xe máy, ô tô của mình để cảm nhận được đúng tốc độ cũng như khả năng tăng tốc. Vì con số mà mà sản xuất đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo.

 

 

Hy vọng với các thông tin trên đây về “Mã lực là gì? Cách đổi mã lực ra kW và tính mã lực cho ô tô, xe máy” hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy comment phía dưới bài viết chúng tôi sẽ giải đáp bạn nhanh chóng và miễn phí hoàn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *