Đất phèn là gì? Đặc điểm, nguyên nhân hình thành đất phèn

Đất phèn là gì? Đặc điểm, nguyên nhân hình thành đất phèn
Đánh giá bài viết

Việt Nam là một trong số những quốc gia có diện tích đất phèn lớn và phân bố chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng đất nhiễm phèn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước, năng suất cũng như chất lượng cây trồng.

Vậy đất phèn là gì? Đặc điểm của đất phèn ra sao? Đất phèn có độ ph là bao nhiêu? Nguyên nhân và cách xử lý đất phèn như thế nào? Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu chi tiết về tính chất của đất phèn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu đất phèn là gì?

Định nghĩa đất phèn

Đất phèn là gì? Quan sát hình ảnh đất phèn.
Đất phèn là gì? Quan sát hình ảnh đất phèn.

Đất phèn hay còn gọi là đất bị nhiễm phèn là loại đất có chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Cây trồng trên đất bị nhiễm phèn sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường được. Những vùng hay xuất hiện đất phèn chủ yếu tập trung ở đồng bằng, ven biển hoặc là các nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Đặc điểm và tính chất của chất phèn

  • Đất phèn là loại đất có thành phần cơ giới rất nặng.
  • Đất phèn khi khô lại thường sẽ gây ra hiện tượng cứng và nứt nẻ.
  • Độ chua của đất phèn khá cao, độ pH thường <4.
  • Những chất độc hại xuất hiện trong đất nhiễm phèn gồm: Al3+, Fe3+, Ch4, H2S.
  • Đất nhiễm phèn thường có độ phì nhiêu thấp, nghèo đạm cũng như mùn.
  • Từ những đặc điểm, tính chất đó khiến cho hoạt động của vi sinh vật trong loại đất này rất kém.

Nguyên nhân hình thành đất phèn

Đất phèn thường xuất hiện ở các nơi có những loại đá trầm tích. Nguyên nhân hình thành đất phèn thường là bởi hiện tượng nước biển dâng ngập đất. Trong nước biển có chứa muối sunfat bởi thế mà khi dâng ngập đất nó sẽ trộn lẫn cùng với trầm tích chứa những chất hữu cơ và oxit sắt có trong đất. Đất bị nhiễm phèn khi khô lại thường rất cứng và nứt nẻ, đặc biệt vi sinh vật hoạt động trong loại đất này cũng kém đi nhiều bởi đất phèn thường rất chua.

Tác hại của đất phèn đối với cây trồng

Đất phèn trồng cây gì? Đất phèn có độ pH thường rất thấp và ion H+ cao. Trong khi đó, trừ một số lượng ít cây ưa môi trường chua thì đa số cây trồng Việt Nam, nhất là cây lúa đều chỉ thích hợp sinh trưởng và phát triển được ở môi trường trung tính.

Trừ một số ít cây ưa môi trường chua thì đất phèn khiến cây khó sinh trưởng và phát triển.
Trừ một số ít cây ưa môi trường chua thì đất phèn khiến cây khó sinh trưởng và phát triển.

Theo đó, đất phèn không thể tự cải tạo được nên thiếu dinh dưỡng, trong khi cây lại cần những chất này để sinh trưởng và phát triển. Chẳng hạn như ở cây lúa, nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng chết mạ, chết mầm ngay sau khi người nông dân sạ khiến mất nhiều công gieo sạ và cấy dặm.

Trong nhiều trường hợp khác, vào thời điểm cuối vụ lúa xuất hiện xì phèn khiến lá chân cây bị vàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giai đoạn trổ bông.

Biện pháp xử lý cải tạo đất bị nhiễm phèn

Bà con nông dân hoàn toàn có thể cải tạo được đất phèn nếu nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản. Dưới đây là một số biện pháp xử lý đất phèn an toàn, hiệu quả thường được áp dụng:

Hướng dẫn cách cải tạo đất phèn hiệu quả.
Hướng dẫn cách cải tạo đất phèn hiệu quả.

Biện pháp thủy lợi

Tình trạng nước biển dần xâm lấn vào đất liền làm cho tình trạng đất ngập mặn và bị phèn với diện tích ngày một lớn hơn. Để có thể giảm thiểu được tình trạng này, cần xây dựng các đê ngăn nước biển tràn cũng như hệ thống mương máng tưới tiêu nhằm tạo điều kiện cho đất được rửa mặn, xổ phèn nhằm tăng độ pH cho đất.

Tiến hành bón vôi

Việc bón vôi nhằm mục đích chủ yếu là giúp cung cấp canxi cho cây trồng và khử chua để làm giảm tính độc hại của hàm lượng ion sắt 3+, nhôm tự do, đồng thời đẩy lùi ion Na ra khỏi bề mặt của đất. Sau khi bón vôi xong, bà con cần chú ý để tiến hành tháo nước vào ruộng với mục đích rửa mặt và bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Cày sâu, phơi ải

Cày sâu nhằm mục đích khiến cho bề mặt của đất bị chua lộ ra bên ngoài nhiều nhất có thể. Sau đó đưa vào nước mưa hay nước tưới tiêu để rửa đi lớp chua này.

Phơi ải chính là việc sử dụng năng lượng mặt trời nhằm kiểm soát những tác nhân gây bệnh tiềm ẩn trong đất, chủ yếu bằng cách phủ bóng trong suốt lên trên bề mặt của đất để giữ năng lượng mặt trời nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

Lên luống

Việc lên luống là lật úp đất thành những luống cao khác nhau, tức là bề mặt đất được lật lên và gốc mạ thì úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ. Cách làm này rất hiệu quả không chỉ giúp giảm phèn hại cho cây trồng mà còn tránh ngập úng, tạo tầng đất dày giúp bà con nông dân chăm sóc cây trồng được dễ dàng hơn.

Sử dụng phân bón

Vì đất phèn không thể tự cải tạo được nên dẫn tới việc gây hại cho cây trồng. Do đó, bà con nông dân cần sử dụng phân bón để có thể cải tạo được đất. Những loại phân hữu cơ điển hình như: phân đạm, phân vi lượng, phân lân có khả năng làm tăng độ phì nhiêu của đất bà con nên chú ý để sử dụng.

Lưu ý rằng bà con tránh sử dụng những loại phân có thành phần chứa lưu huỳnh như đạm sunfat vì trong đất đã có chứa rất nhiều lưu huỳnh ở những dạng gây độc. Do đó, việc bón thêm phân này cũng có nghĩa là đang làm cho những chất độc càng gia tăng.

Ngoài ra, Kali cũng là một loại phân không nên sử dụng cho đất chua. Lý do là bởi trong đất phèn đã chứa hàm lượng Kali khá cao vì vậy mà nếu bón thêm thì sẽ khiến gia tăng độc chất nhôm gây chết cây trồng.

Cải tạo đất phèn có ý nghĩa gì?

Việc cải tạo đất giúp mở rộng thêm được diện tích đất canh tác, đất nuôi trồng thủy sản.
Việc cải tạo đất giúp mở rộng thêm được diện tích đất canh tác, đất nuôi trồng thủy sản.

Đất bị nhiễm phèn nếu được cải tạo đồng nghĩa mở rộng thêm được diện tích đất canh tác, diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng gia tăng bởi sử dụng biện pháp canh tác và thau chua rửa mặn đều đặn. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống bờ ao kênh rạch thoát nước vào mùa lũ tại những khu vực rộng lớn còn giúp dự trữ được nước ngọt vào mùa cạn.

Ngoài ra, việc lựa chọn được cơ cấu cây trồng phù hợp với loại đất phèn, đất nhiễm phèn sẽ mang tới hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, áp dụng những biện pháp khoa học công nghệ vào công tác nuôi trồng, thường xuyên theo dõi những mẫu đất để có thể đưa ra được những phương pháp cải thiện kịp thời.

Lời Kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan tới đất phèn là gì cũng như nguyên nhân hình thành và biện pháp xử lý đất phèn mà mayruaxegiadinh.com.vn muốn gửi tới bà con. Hy vọng rằng những chia sẻ này hữu ích giúp bà con biết được cách cải tạo đất để gia tăng năng suất cho cây trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *