“Thổ nhưỡng” là một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực địa lý. Tuy nhiên để hiểu rõ thổ nhưỡng là gì Thổ nhưỡng được đặc trưng bởi yếu tố bào? Đặc điểm thổ nhưỡng Việt Nam ra sao?…. thì không phải ai cũng biết.
Cùng tìm hiểu nội dung về thổ nhưỡng trong bài viết dưới đây của mayruaxegiadinh.com.vn bạn nhé!
Contents
Thổ nhưỡng là gì?
Thổ nhưỡng là một cụm từ Hán Việt có nghĩa là đất mềm, xốp và có thể trồng trọt được trên chúng. Tuy nhiên, định nghĩa thổ nhưỡng là gì trong nông nghiệp và sinh học thì lại khác, thổ nhưỡng được xác định là lớp đất mềm tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, là nơi mà thực vật có thể phát triển khỏe mạnh được.
Nhắc đến thổ nhưỡng chính là nói đến độ phì nhiêu của nó. Mà độ phì nhiêu của đất thì được đánh giá dựa vào chính khả năng mà nó có thể cung cấp nhiệt độ, nước, không khí cũng như những chất dinh dưỡng quan trọng cho thực vật.
Không phải bất kỳ loại đất nào cũng có được độ phì nhiêu để trồng trọt được vì vậy mà đất có thể có nhiều nhưng thổ nhưỡng thì hạn chế.
Ngoài ra, một thuật ngữ mà có thể sẽ có ít người biết đó là “thổ nhưỡng quyển”, theo đó thì đất cũng được coi như là một đới quyển – thành phần quan trọng trong cấu tạo hành tinh. Thổ nhưỡng quyển chính là lớp vỏ ngoài cùng của thạch quyển mà nơi đó chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa và tiếp xúc trực tiếp với khí quyển và cả sinh quyển.
Đặc điểm của thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng được đặc trưng bởi yếu tố nào? Để đánh giá được độ phì nhiêu của đất, người ta thường đánh giá những tiêu chí cụ thể sau của thổ nhưỡng gồm:
- Khả năng đất đó có thể cung cấp đủ nước, nhiệt độ và không khí không.
- Khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho thực vật.
Thổ nhưỡng được đặc trưng bởi 2 thành phần chính gồm: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
- Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, nó gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ với kích thước to nhỏ không đồng đều nhau.
- Thành phần hữu cơ: Chiếm một tỷ lệ nhỏ trọng lượng của đất. Nó tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất và có màu xám thẫm hoặc đen.
Như đã nói ở trên thì đất có tính chất quan trọng nhất đó chính là độ phì. Nó thể hiện khả năng cung cấp nước, nhiệt độ cũng như các chất dinh dưỡng, không khí để thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
Thổ nhưỡng được hình thành từ đâu?
Quá trình hình thành đất
Quá trình phong hóa đá gốc là bước đầu tiên. Ở giai đoạn này sẽ diễn ra nhiều phản ứng hóa học và sinh học khác nhau, đồng thời cũng chịu nhiều sự tác động lớn bởi nhiệt độ và cả độ ẩm.
Sau đó các quá trình hòa tan, rửa trôi và tích tụ vật chất lần lượt xảy ra. Khi đó, đá gốc sẽ bị phân hủy rồi chuyển hóa thành đá mẹ. Đá mẹ với vai trò ban đầu là nguồn cung cấp chính những chất vô cơ cho đất.
Đây chính là nhân tố quan trọng trong việc quyết định các thành phần chất khoáng có trong đất, kể cả muối và cơ giới,…. Hơn nữa, nó cũng ảnh hưởng lớn tới những tính chất về mặt lý hóa sau này.
Yếu tố khí hậu
Nhiệt độ và độ ẩm ở mức vừa đủ sẽ tác động một cách mạnh mẽ tới những sinh vật có trong và trên bề mặt đất. Những sinh vật này đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định tới sự xuất hiện của thổ nhưỡng.
Cụ thể thì thực vật có khả năng cung cấp vật chất hữu cơ cho đất và phá hủy những loại đá gây cản trở cho sự sống của đất cũng như của chúng. Những sinh vật này sẽ làm phân hủy xác các sinh vật đồng thời tổng hợp thành mùn. Hơn nữa, những động vật nhỏ có trong đất điển hình như kiến mối, giun,… cũng làm biến đổi tính chất đất.
Yếu tố địa hình
Yếu tố địa hình trên thực tế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên những loại đất đa dạng trên Trái Đất. Ngoài ra, nó còn góp phần lớn để thay đổi nhiệt độ cũng như độ ẩm – kiến tạo nên những vành đai đất khác nhau.
Đặc biệt, địa hình còn có khả năng giữ đất phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của từng vùng khác nhau. Giữ đất đồng nghĩa rằng việc giữ thổ nhưỡng tồn tại tại vùng đất đó.
Yếu tố thời gian
Các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm rằng tuổi đất được tính từ thời điểm mà đất được hình thành. Tuổi đất cũng chính là một tiêu chí để thể hiện tiến trình tạo ra đất tại một khu vực bất kỳ nào đó là dài hay ngắn. Và thậm chí, nó còn lưu giữ các thông tin liên quan đến cường độ tác động lên quá trình đó.
Theo những báo cáo gần nhất thì vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thường có tuổi đất khá cao. Đặc biệt là khi so sánh chúng với những vùng cực hoặc vùng ôn đới khác bởi các yếu tố tự nhiên ở các vùng có khí hậu nóng sẽ có tác động mạnh mẽ hơn.
Yếu tố con người
Yếu tố con người chính là một nhân tố chính và là cuối cùng quyết định đến thổ nhưỡng của đất. Con người có khả năng để cải tạo giúp đất tốt lên, màu mỡ hơn và thậm chí khiến đất bị bạc màu và chết đi.
Hoạt động sản xuất và sinh sống của con người thực sự mà nói thì phần lớn không làm cho đất tốt lên mà thay vào đó đang phá hủy đất màu mỡ vốn có của tự nhiên thông qua các việc làm điển hình như đốt rừng để làm nương rẫy,…
Tuy nhiên, cũng có những nơi đất vốn dĩ đã vô cùng xấu thì con người lại cố gắng để cải tạo đất thông qua những việc làm như: thau chua và rửa mặn rửa phèn,…. Một số nơi đất đang dần bị bạc màu thì con người hạn chế canh tác một cách có chừng mực và điều độ. Để đất có thời gian nghỉ ngơi và đồng thời cung cấp phân bón tăng độ dinh dưỡng tạo độ phì cho đất và chống xói mòn.
Nói tóm lại, thổ nhưỡng có thể do đất sinh ra tuy nhiên việc giữ được nó ở lại với đất hay không còn phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người.
Đặc điểm thổ nhưỡng Việt nam
Đất ở Việt Nam nhìn chung rất đa dạng và phân bố trên nhiều vùng miền, địa hình khác nhau. Có thể kể đến một số loại đất điển hình của nước ta như: đất phù sa đồng bằng, đất cát, đất mặn, đất xám, đất bazan đỏ hay đất feralit,….
Mỗi loại đất này được phân thành 2 hoặc 3 loại đất trung gian cụ thể như: đất mặn ít/mặn nhiều/đất cát thịt/đất cát biển/đất cát pha….., đất xám phù sa cổ/đất xám bạc màu/đất feralit trên các loại đá đôi/đất feralit trên những loại đá khác….
Chính bởi sự đa dạng như vậy mà mỗi loại đất sẽ có những mức độ dinh dưỡng là không giống nhau. Trong đó, những loại đất mặn, đất phèn, đất xám, đất xám bạc màu hay đất cát,…. về dinh dưỡng rất nghèo nàn hay nói cách khác thì các loại đất này phần đa không có hoặc có thì rất ít thổ nhưỡng.
Nếu muốn trồng trọt được trên loại đất này, người dân cần phải làm cho đất bớt đi những yếu độ độc hại. Hơn nữa, cần đồng thời tăng cường thêm thổ nhưỡng và cũng có thể trồng những loại cây có khả năng sinh trưởng được trên loại đất này.
Riêng loại đất phù sa đồng bằng và đất bazan là các loại đất dinh dưỡng rất nhiều thì thích hợp để trồng trọt. Đất bazan thích hợp trồng các loại cây ăn trái hay cây công nghiệp,… còn đất phù sa đồng bằng thì để trồng những cây lương thực.
Các loại cây được trồng trên 2 loại đất này phần lớn đều mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân điển hình như cây lúa và cây cà phê. Hai 2 loại thực vật này vừa cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng cao trong nước cũng như vừa có thể xuất khẩu với chất lượng vô cùng tốt, không hề thua kém gì so với sản phẩm từ nước ngoài.
Kết Luận
Thổ nhưỡng về bản chất cũng tương tự như một loại tài nguyên thiên nhiên. Để có được thổ nhưỡng tốt đòi hỏi mất rất nhiều thời gian để có thể phục hồi và phát triển. Và nếu muốn giữ được đất có đủ dinh dưỡng, điều kiện để phát triển trồng trọt thì con người cần phát hết sức bảo vệ và chăm sóc nó.
Hy vọng những thông tin về chủ đề thổ nhưỡng là gì mà mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được thổ nhưỡng được đặc trưng bởi những yếu tố gì cũng như vai trò và ý nghĩa của nó. Hiểu được những điều này sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ thổ nhưỡng của đất.