CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO là làm gì?

CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO là làm gì?
Đánh giá bài viết

CFO là một thuật ngữ gặp nhiều trong ngành tài chính và thường chỉ tới vị trí quyền lực được xem là vị trí số 2 trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu rõ CFO là gì? Công việc của CFO ra sao? Mức độ quyền lực và tiếng nói của CFO có trọng lượng như thế nào trong doanh nghiệp?…. thì không phải ai cũng nắm được.

Bài viết này mayruaxegiadinh.com.vn sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến thuật ngữ CFO này, cùng theo dõi nhé!

CFO là gì?

CFO là viết tắt của từ gì? CFO là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Finance Officer” có nghĩa là Giám đốc tài chính. Đây là một chức danh quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, là một mắt xích quan trọng trong việc điều tiết những hoạt động tài chính của các tổ chức.

CFO - từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Finance Officer”.
CFO – từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Finance Officer”.

Người ta vẫn thường nhầm lẫn giữa Giám đốc tài chính (CFO) và Kế toán trưởng. Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì?

Câu trả lời phần lớn sẽ phục thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường Kế toán trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên đối với những tập đoàn lớn thì vai trò của CFO sẽ rõ ràng và chuyên biệt hơn.

Hay nói cách khác thì CFO cần chịu trách nhiệm cho việc giải trình về những quyết định tài chính cũng như việc tái hiện và cải thiện bức tranh tài chính của doanh nghiệp trước Ban Giám đốc doanh nghiệp.

Vai trò của CFO

Như đã đề cập ở phần khái quát CFO là gì? Vai trò của CFO hay còn gọi là một Giám đốc tài chính là chịu trách nhiệm về những hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Cụ thể hơn là chịu trách nhiệm quản lý và lên kế hoạch cho việc sử dụng nguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, vai trò của một CFO trong giai đoạn mới hiện nay không còn bó buộc trong các công việc kể trên.

Vai trò của CFO là chịu trách nhiệm về những hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Vai trò của CFO là chịu trách nhiệm về những hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu gần đây nhất của Accenture, có tới 70% mối tương quan giữa một công ty đạt hiệu suất hoạt động ở mức cao với một công ty sở hữu đội ngũ tài chính hoạt động với hiệu suất cao.

Điều này đồng nghĩa về trách nhiệm mới của một CFO không chỉ còn là người cung cấp góc nhìn “gương phản chiếu” mà còn đòi hỏi mang trách nhiệm của 1 nhà tư vấn chiến lược, một nhà lãnh đạo hay một trưởng nhóm. Tuy nhiên tất cả đều hướng đến mục tiêu đưa doanh nghiệp vượt qua được những thời điểm khó khăn, đồng thời định hướng con đường đi cho doanh nghiệp trong tương lai.

CFO giữ vai trò là một nhà cố vấn chiến lược

Giống như những vị tướng hoặc những nhà lãnh đạo cách mạnh không thể bỏ qua cố vấn chiến lược thì đối với các công ty, doanh nghiệp hiện nay cũng không thể bỏ qua CFO hay còn gọi là Giám đốc tài chính.

Từ thực tế này chứng minh rằng vai trò đầu tiên của những CFO chính là trở thành một cố vấn, nhà chiến lược cho CEO (Giám đốc điều hành). Theo đó, việc một CFO có thể thành công hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng báo cáo số liệu quản lý đồng thời phân tích tài chính và phản ứng nhanh nhạy với những dữ liệu phân tích được khi giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, các CFO khi ở một thị trường doanh nghiệp đầy biến động như hiện nay còn đòi hỏi họ trở thành một nhà chiến lược cần có tư duy kiểm soát vấn đề cũng như tuân thủ chặt chẽ những chuẩn mực về báo cáo tài chính.

Hơn nữa, CFO cũng cần phải có khả năng bao quát tốt và biết áp dụng những kỹ năng tư duy phân tích cũng như sự nhạy bén về tài chính để đưa ra những chiến lược tài chính cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

CFO đóng vai trò là một nhà lãnh đạo

Gắn liền với vai trò tương tự một nhà cố vấn chiến lược, các CFO còn có vai trò như một nhà lãnh đạo điều hành thực hiện những chiến lược tài chính của công ty. Thay vì xử lý, phân tích những số liệu được cung cấp từ những người khác thì hiện nay, CFO còn đảm nhận thêm quyền sở hữu những kết quả tài chính của tổ chức cũng như của đội ngũ quản lý cấp cao.

Ngoài ra, các CFO ngoài có vai trò là một nhà lãnh đạo còn phải sử dụng những mô hình tài chính một cách hợp lý và linh hoạt nhằm nâng cao được độ hiệu quả cũng như mức độ dịch vụ, đặc biệt biết cách làm sao để cân bằng chi phí cho phù hợp. Theo đó, Giám đốc tài chính phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước kết quả tài chính của doanh nghiệp.

CFO đóng vai trò là một nhà ngoại giao

So với 2 vai trò đã đề cập ở trên thì một vai trò không kém phần quan trọng của CFO chính là một nhà ngoại giao của công ty, doanh nghiệp. Bởi vì thường người ta sẽ có xu hướng nhìn vào những động lực cũng như sự tự tin trong khả năng tài chính để đánh giá một doanh nghiệp để quyết định có hợp tác hay không.

Do đó, CFO sẽ là cầu nối giúp công ty, doanh nghiệp thể hiện được sự bền vững với khách hàng, nhà cung cấp hay với ngân hàng, là bộ mặt quyết định để khả năng tài chính của công ty, doanh nghiệp.

CFO sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp thể hiện được sự bền vững với khách hàng
CFO sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp thể hiện được sự bền vững với khách hàng

CFO đóng vai trò là một trưởng nhóm

Có thể nói vai trò cuối cùng của một CFO trong một công ty, doanh nghiệp mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là vai trò của một trưởng nhóm. Với vai trò là một trưởng nhóm nhưng khác với một nhà lãnh đạo điều hành thực hiện chiến lược, các CFO là “đầu tài” giúp định hướng, điều hành và hướng dẫn nhóm cùng chịu trách nhiệm trước các kết quả mà thành viên nhóm đã đạt được.

Để trở thành một trưởng nhóm tốt và có thực lực đòi hỏi CFO cần tìm ra và phát huy những thế mạnh của các thành viên trong nhóm sao cho đạt kết quả tốt hơn và đạt được mức độ hiệu quả cao hơn so với một cá nhân có thể đạt được.

Theo đó, các CFO khi đóng vai trò là một trưởng nhóm sẽ có trách nhiệm tìm kiếm đồng thời tập hợp những cá nhân tài năng để tạo thành nhóm và điều hành, hướng dẫn nhóm đạt tới thành tích tài chính cao nhất có thể cho công ty, tập đoàn.

Những công việc của CFO là gì?

Đóng vai trò quan trọng với công ty, doanh nghiệp là thế vậy công việc của CFO cụ thể là gì? Họ làm những gì?

Công việc của CFO cụ thể như thế nào
Công việc của CFO cụ thể như thế nào?

Chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp lại các công việc chính của các CFO thường là:

  • Xác định các điểm yếu và điểm cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động tài chính.
  • Người cố vấn tài chính giúp Tổng giám đốc có những quyết định dẫn tới những hành động bền vững với tài chính dồi dào.
  • Thực hiện các công việc phân tích và tổng hợp lại những loại báo cáo tài chính.
  • Chịu trách nhiệm cho những hoạt động thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp. Các CFO phải đảm bảo chỉ số thanh khoản của công ty luôn duy ở mức tốt nhất.
  • Thực hiện tối ưu hóa, đồng thời lên kế hoạch cho việc gia tăng chỉ số ROI.
  • Phối hợp làm việc cùng các phòng ban khác cho hoạt động lên kế hoạch PR, quảng cáo, marketing sao cho cân đối với mức ngân sách hiện tại của doanh nghiệp.
  • Tham gia trợ trong hoạt động kiểm toán.
  • Thực hiện nhiều những yêu cầu cần thiết khác từ cấp trên.

Những kỹ năng cần có để trở thành CFO

Để trở thành một CFO tài năng thì điều cần thiết bạn nên trang bị, trau dầu một số những kỹ năng được xem là hết sức cần thiết cụ thể dưới đây:

  • Kỹ năng phân tích tài chính: CFO hay còn gọi là Giám đốc tài chính cần có tố chất biết phân tích các biến động về tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp. Và dựa vào đó để lên kế hoạch cho chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp hoặc đo lường các rủi ro có thể gặp phải.
  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Biết cách lập kế hoạch tài chính đồng nghĩa với việc có thể đảm bảo được hoạt động tài chính của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và hạn chế được những rủi ro.
  • Kỹ năng quản trị tài chính dự án: Khi CFO trau dồi được cách quản trị tài chính dự án sẽ giúp họ theo dõi và kiểm soát được dòng tiền đổ vào dự án hoạt động một cách trơn tru và có hiệu quả.
  • Kỹ năng quản trị dòng tiền: Đây được xem như là một kỹ năng rất quan trọng mà các CFO dự án buộc phải trau dồi nếu muốn tiến xa hơn trong nghề.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình tiến hành các dự án hoặc những công việc thường ngày, các tình huống bất ngờ luôn có nguy cơ xảy ra bất ngờ. Biết cách xử lý vấn đề một cách khéo léo và thông minh giúp CFO có thể làm chủ được tình huống trong mọi trường hợp.
Những kỹ năng cần có để trở thành một CFO tài năng.
Những kỹ năng cần có để trở thành một CFO tài năng.

Con đường thăng tiến sự nghiệp của CFO trong doanh nghiệp

Giám đốc tài chính (CFO) thường có mức lương tương đối cao vì vậy mà đây cũng là vị trí trở thành mục tiêu phấn đấu của hầu hết tất cả các nhân viên tài chính. Theo đó, lộ trình thăng tiến để có thể trở thành một CFO là điều luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Con đường sự nghiệp cơ bản đối với một nhân viên tài chính thông thường sẽ diễn ra theo quy trình như sau:

  • Ban đầu khi mới bước vào nghề với vị trí Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst).
  • Nếu thể hiện với năng lực tốt họ sẽ bước thêm một bước tiến lên vị trí Chuyên viên tài chính cao cấp (Senior Financial Analyst) hoặc trở thành chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller).
  • Tiếp đó, tiến tới vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager).
  • Và nếu thăng tiến cao hơn nữa họ tiếp tục trở thành Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director).

Đối với những bạn bắt đầu với vị trí là kế toán viên thì cần tối thiểu một vài năm kinh nghiệm làm việc để có thể tích lũy đầy túi các kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết cần có về kỹ năng phân tích tài chính, quản lý dòng tiền cũng như quản lý tài chính dự án và lập kế hoạch tài chính.

Khi đã trang bị đầy đủ các kỹ năng đã nói trên cùng năng lực của bản thân đủ thì bạn có thể kiêm nhiệm chức kế toán trưởng rồi từng bước để tiến lên bậc thang thăng tiến để bước lên vị trí Giám đốc tài chính (CFO) của doanh nghiệp.

Công việc của CFO và sự thăng tiến của họ trong công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Công việc của CFO và sự thăng tiến của họ trong công ty, doanh nghiệp hiện nay.

Như đã phân tích ở các phần trước thì công việc của CFO thường sẽ gắn liền với những quyết định tài chính của công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu kiến thức chuyên môn của những CFO – Giám đốc tài chính sẽ vô cùng khắt khe.

Các CFO cần phải trang bị kiến thức đủ rộng và sâu về những lĩnh vực Tài chính quốc tế, kế toán, tín dụng lẫn pháp luật về tài chính và cả các kiến thức về môi trường kinh doanh. Đây là những kiến thức đặc thù của ngành mà những ứng viên CFO muốn trở thành Giám đốc tài chính. Cụ thể thì như sau:

Có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ Tài chính hoặc Kế toán. Đây là một bằng cấp rất cần thiết để chứng minh cho việc bạn đã có nền tảng cơ sở vững chắc về tài chính và kế toán.

Sau đó, bạn cần lấy chứng chỉ về nghiệp nghiệp, các bằng cấp có giá trị quốc tế bằng cách học những khóa đào tạo cao cấp như CPA ( Certified Public Accountant), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) hoặc CFA (Chartered Financial Analyst.

Kết Luận

Có thể khẳng định lại rằng CFO hay Giám đốc tài chính đóng vai trò quan trọng trong mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp. Theo đó, trách nhiệm và công việc của mỗi CFO cũng không phải đơn giản gì và đòi hỏi cần trau dồi kiến thức đặc thù chuyên môn rất cao. Tuy nhiên, phần thưởng sẽ vô cùng lớn đối với những CFO tài năng, tạo được những thành công, hiệu quả trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin về chủ đề CFO là gì mà chúng tôi vừa tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Qua đó, bạn có cái nhìn tổng quan về ngành nghề này cũng như vai trò, công việc của mỗi CFO là gì.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho việc theo dõi bài viết này và đừng quên truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhanh những thông tin mới bổ ích trong cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *