Chỉ số ROE là gì? ROA là gì? ý nghĩa & công thức tính ROE, ROA

Chỉ số ROE là gì? ROA là gì? ý nghĩa & công thức tính ROE, ROA
Đánh giá bài viết

ROA và ROE là những chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu ROA là gì? ROE là gì? cũng như cách tính Roa Roe chi tiết và chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số Roa là gì?

ROA là từ viết tắt của Return On Assets được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi với chính tài sản của một công ty. Ta sẽ biết được hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận thông qua chỉ số ROA.

Chỉ số ROA là gì? ROA là viết tắt của từ gì?
Chỉ số ROA là gì? ROA là viết tắt của từ gì?

Cách tính ROA

Công thức tính chỉ số ROA tổng quát:

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (Earning): là lợi nhuận ròng chủ yếu được sử dụng cho cổ phiếu phổ thông.
  • Tài sản (Assets) hay còn gọi là tổng tài sản bình quân chính là tổng tài sản mà doanh nghiệp có.
  • Chỉ số ROA được tính bằng đơn vị %.

Lưu ý: Không được tính toán sai tổng tài sản của doanh nghiệp, có thể thay thế bằng công thức cụ thể khác là bằng vốn chủ sở hữu công với nợ.

Ví dụ minh họa cách tính chỉ số ROA

Nhìn qua thì công thức tính ROA có vẻ khá dễ nhưng bạn vẫn nên tham khảo qua ví dụ cụ thể để hiểu hơn về vấn đề này và tránh được những sai sót không đáng có nhé!

Ví dụ:

Thu nhập ròng dự kiến của công ty YG là khoảng 1 triệu USD với tổng tài sản ở thời điểm cần xác định là khoảng 5 triệu USD (tài sản này đã được hoàn trả giữa vốn chủ sở hữu và nợ). Vì vậy, áp dụng công thức ta có thể tính được chỉ số ROA là:       1 : 5 * 100%  = 20%

Tuy nhiên, nếu cùng mức thu nhập nhưng công ty SM lại có tổng tài sản trên 10 triệu USD thì chỉ số ROA sẽ khác. Bây giờ chỉ số ROA dự kiến của công ty SM là 10%. Như vậy, nếu so sánh giữa hai công ty YG và SM bằng cách lập bảng so sánh thì YG hiệu quả hơn trong việc chuyển đổi đầu tư thành lợi nhuận.

Công ty trong 3 năm có chỉ số ROA khoảng 10% được đánh giá là một công ty có tài chính tốt.
Công ty trong 3 năm có chỉ số ROA khoảng 10% được đánh giá là một công ty có tài chính tốt.

Chỉ số ROA có ý nghĩa gì?

  • Khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thông qua chỉ số ROA sẽ biết được độ hiệu quả của nó. Cũng có nghĩa là nhà đầu tư sẽ tìm thấy được trên 1 đống tài sản thì số tiền lãi kiếm được là bao nhiêu. Khả năng sử dụng tài sản có hiệu quả càng cao thì tương ứng với chỉ số ROA càng cao.
Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?
Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?
  • ROA = hiệu quả sử dụng tài sản bởi vậy mà chỉ số ROA và chỉ số ROE tương tự nhau nhưng chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn và tất yếu những chứng khoán này cũng sẽ có mức giá cao hơn so với những chứng khoán có chỉ số ROA thấp.

Chỉ số ROA tốt là bao nhiêu?

Mặc dù chỉ số ROA thường ít được coi trọng bằng chỉ số ROE tuy nhiên chỉ số ROA cũng là một chỉ số quan trọng và số quan hệ giữa ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Sẽ càng tốt nếu nợ càng ít và nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1 là mức tốt nhất.

Theo chuẩn quốc tế: Công ty có chỉ số ROE > 15% được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính còn chỉ số ROA > 7,5% thì được đánh giá là một công ty có tài chính tốt.

Chỉ số ROA tốt là bao nhiêu?
Chỉ số ROA tốt là bao nhiêu?

Tuy nhiên việc theo dõi, xem xét các chỉ số này thường ít nhất là 3 năm liên tiếp chứ không chỉ là riêng lẻ mỗi năm, nếu ROA ≥ 10% của doanh nghiệp được duy trì ít nhất trong 3 năm thì mới được đánh giá là một doanh nghiệp tốt. Xu hướng ROA tăng lên đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả hơn và đương nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.

ROE là gì?

ROE là từ viết tắt của Return On Equity được hiểu là tỷ số lợi tức trên số vốn của chủ sở hữu cho biết khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn đã bỏ ra. Cũng có thể hiểu đơn giản rằng chỉ số ROE để đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.

Đối với các nhà đầu tư tiềm năng thì chỉ số ROE rất quan trọng bởi chỉ số này cho họ biết được lợi nhuận hiệu quả được tạo ra từ việc công ty sử dụng tiền của họ như thế nào. Sức khỏe của một doanh nghiệp khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành cũng như với thị trường rộng lớn hơn được thể hiện rõ ràng ở tỷ lệ của chỉ số ROE này.

Chỉ số ROE là gì? ROA ROE là gì?
Chỉ số ROE là gì? ROA ROE là gì?

Cách tính ROE

Công thức tính chỉ số ROE tổng quát:

Trong đó:

  • Earnings – Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.
  • Equity – Vốn sở hữu là nguồn vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp đang có.

Trên báo cáo tài chính 2 mục này sẽ được hiển thị rõ ràng nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận sau thuế còn nằm ở bảng cân đối kế toán là Vốn chủ sở hữu.

Chỉ số ROE có ý nghĩa gì?

Đống vốn mà chủ doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động thu về lợi nhuận bao nhiêu sẽ được thể hiện ở chỉ số ROE. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt thì chỉ số ROE càng cao.

Lưu ý: Cả chỉ số ROA và chỉ số ROE đều được tính theo tỷ lệ % và các biến số được sử dụng để tính ROA và ROE đều được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, tỷ lệ ROE phải đạt ít nhất là 5% trong năm gần nhất thì cổ phiếu của doanh nghiệp mới có thể niêm yết trên sàn giao dịch.

Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?
Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE tốt là bao nhiêu?

Doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra? Một doanh nghiệp được xem có dấu hiệu vốn được sử dụng hiệu quả đồng nghĩa với chỉ số ROE của doanh nghiệp đó phải ổn định ở mức cao. Tuy nhiên cần phải phân tích sâu hơn mới có thể kết luận được chỉ số này bao nhiêu là cao hay thấp và có tỷ lệ bao nhiêu mới là hợp lý.

Một doanh nghiệp phải có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu từ 15% thì mới đủ một trong số những tiêu chí để đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, cũng giống như ROA thì chỉ số ROE cũng cần phải xem xét đánh giá ít nhất là 3 năm liền chứ không phải riêng lẻ từng năm một.

Chỉ số ROE tốt là bao nhiêu?
Chỉ số ROE tốt là bao nhiêu?

Ngoài ra, bạn không nên chỉ nhìn vào xu hướng tăng hay giảm một cách vô hồn mà cần quan tâm cả đến những yếu tố tác động của ROE bởi chỉ số ROE được tạo nên từ 3 yếu tố có công thức:

ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định nhờ vào việc phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE như đã nêu ở trên.

Chỉ số ROE tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây kéo theo giá cổ phiếu sẽ khả quan hơn bởi dựa vào xu hướng tăng của chỉ số ROE này mà các nhà đầu tư thường sẽ dự đoán ROE những năm tiếp theo cũng sẽ tăng theo.

Ngược lại, nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu khi chỉ số ROE giảm. Mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động sẽ quyết định tương đối đến chỉ số ROE của một doanh nghiệp là cao hay là thấp.

Chẳng hạn, ngành hàng mang tính phòng thủ cao thường có chỉ số ROE ở mức 15,4% như là ngành Hàng tiêu dùng. Hay có mức 22% hoặc lớn hơn đối với ngành có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu như là ngành Công nghệ thông tin.

Mối liên kết giữa chỉ số ROA và chỉ số ROE

Công thức Đòn bẩy tài chính được tính toán như sau:

Đòn bẩy tài chính = Tài sản : Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA

Từ đó có thể thấy rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chỉ số ROA và chỉ số ROE. Dựa vào mô hình phân tích Dupont dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ được mối tương quan giữa ROA và ROE.

Tổng kết mô hình Dupont như sau:

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính = ROA x (Tổng tài sản : Vốn chủ sở hữu) = ROA x (1 + Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu).

Trong đó: Tổng tài sản chính = Tổng vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu cộng lại.

Ngoài ra, ta có thể triển khai thêm hệ số để xem ROE được tính toán dựa trên các hệ số về hiệu quả sử dụng tài sản hay tỷ suất lợi nhuận ròng, đòn bẩy tài chính.Ta có:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu) x (Doanh thu/ Tổng tài sản) x (Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu).

Tóm lại, các yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, lãi vay, thuế suất,…), tỷ lệ sử dụng nợ vay hoặc yếu tố về khả năng sử dụng tài sản (khả năng tạo thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ cho tài sản trong sản xuất kinh doanh) là những yếu tố quyết định đến sự thay đổi của chỉ số ROE.

Chỉ số ROA và những lưu ý cần biết

Chỉ số ROA là khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau và đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán thì tính chính xác của chỉ số ROA phải được đảm bảo tuyệt đối. Điều này đồng nghĩa với việc không được phép thần thánh hóa chỉ số tài chính riêng lẻ.

Những vấn đề cần lưu ý về chỉ số ROA
Những vấn đề cần lưu ý về chỉ số ROA

Tất cả các chỉ số trong chứng khoán, tài chính đều có khả năng phản tài chính bởi vậy mà các chủ đầu tư cần phải tích lũy cho mình những kiến thức chính xác thì mới có thể đưa ra quyết  định chính xác đem đến những thắng lợi cuối cùng.

Kết luận

Nhìn chung chỉ số ROA và chỉ số ROE đều là những chỉ số đơn giản nhưng rất quan trọng và phổ biến trong giới đầu tư. Để đánh giá một công ty, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thì cần phải đánh giá chỉ số ROA và ROE cùng với một số chỉ số riêng lẻ khác.

Hy vọng những thông tin mà mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số ROA là gì? Chỉ số ROE là gì? Đồng thời có thể áp dụng công thức ROE để tính toán và phân tích ROA ROE chính xác, phục vụ cho việc đầu tư được hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *