OEM hay ODM là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế và sản xuất công nghiệp, được nhiều người quan tâm. Thế nhưng cũng có rất nhiều người thắc mắc thực chất OEM là gì? ODM là gì? Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu tất cả những thông tin về OEM, ODM trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tìm hiểu OEM là gì? Một số thuật ngữ liên quan đến OEM
OEM là gì?
OEM viết tắt của từ gì? OEM là tên gọi viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer. OEM là thuật ngữ dùng để chỉ những công ty mà sản xuất các sản phẩm được làm theo thiết kế hoặc thông số kỹ thuật mà công ty đã nhận từ một công ty, doanh nghiệp khác đặt trước.
Hiểu đơn giản hơn thì OEM là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến công ty sản xuất ra các mặt hàng, sản phẩm sau đó bán lại cho các công ty khác. Các công ty mua các sản phẩm từ công ty gốc này có quyền được thay đổi tên thương hiệu của các sản phẩm đã mua và bán lại cho khách hàng của mình.
Tuy nhiên, thuật ngữ này theo thời gian lại được sử dụng để mô tả một loạt công ty cùng mối quan hệ giữa những công ty trong một chuỗi cung ứng công nghệ thông tin ngày càng trở lên phức tạp.
ODM là gì?
ODM là từ viết tắt của cụm từ Design Manufacturing. Thuật ngữ này có nghĩa chỉ những đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu là những công ty hay công xưởng có chức năng đảm nhận nhiệm vụ xây dựng, thiết kế các sản phẩm theo những yêu cầu được đưa ra.
OBM là gì?
OBM là từ viết tắt của cụm từ Original Brand Manufacturing, còn được gọi là sản xuất thương hiệu gốc. Thuật ngữ này sử dụng khi chỉ những công ty không tham gia vào quá trình sản xuất hay thiết kế nào mà chỉ tham gia duy nhất vào một quy trình chính là phát triển thương hiệu. Có nghĩa là các công ty OBM chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó sau khi mua lại các sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác để làm tăng giá trị cho sản phẩm.
Đặc điểm của OEM
Thương hiệu OEM là gì? OEM của nước nào?
Thương hiệu OEM không được xác định là của cụ thể một nước nào cả mà nói nói đến kiểu công ty chuyên sản xuất “thay” cho các công ty khác. Bạn cần phải tìm hiểu để biết công ty OEM sản xuất ra các sản phẩm đến từ đâu khi cần xem hàng OEM đó đến từ nước nào.
Hàng OEM là gì? Giá thành của hàng OEM
Hàng OEM thực chất là các sản phẩm được sản xuất từ các thương hiệu OEM. Các nhà sản xuất sẽ tự tạo ra các sản phẩm mà không cần nhờ đến sự trợ giúp từ bên thứ ba. Do đó, nhiều sản phẩm được họ tạo ra có nét riêng biệt, không bị đụng hàng với các thương hiệu khác. Đây chính là một trong số những ưu điểm nổi bật của hàng OEM.
Hàng OEM khi so sánh với một số loại hàng hóa thông thường khác thì có mức giá thường thấp hơn một chút. Lí do là vì hàng hóa được sản xuất trực tiếp không qua trung gian, không mất thêm 1 khoản chi phí nên không bị nâng giá. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các mặt hàng OEM xuất hiện ngày một phổ biến hơn và nhận được nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng.
Hình thức kinh doanh này thường sẽ được áp dụng chủ yếu cho 2 bên doanh nghiệp: một bên yêu cầu sản xuất và bên còn lại sẽ là nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu. Nhà sản xuất sản thiết bị gốc, sở hữu OEM thương hiệu có chức năng cung cấp thiết bị cho các doanh nghiệp khác để hoàn chỉnh một sản phẩm.
Và bên mua tuyệt đối không được bán các sản phẩm riêng lẻ như thế này ra ngoài thị trường dưới thương hiệu OEM. Thay vào đó họ chỉ được phép bán lại những sản phẩm đã hoàn chỉnh sử dụng thiết bị sản xuất từ chính thương hiệu OEM.
Yêu cầu về hàng OEM
Để nhà sản xuất thứ hai muốn cung cấp theo dạng OEM thì cần phải đảm bảo được 2 điều sau:
- Một là cần đảm bảo đủ số lượng mà nhà cung cấp thứ nhất đưa ra để đảm bảo doanh thu và đúng theo đơn đặt hàng mà bên nhà sản xuất thứ nhất yêu cầu.
- Hai là nhà sản xuất thứ 2 sẽ không được nhà sản xuất thứ nhất chấp nhận việc mang hàng OEM ra bán lẻ, thay vào đó là chế tạo ra các thành phẩm mới rồi mới được phép sử dụng chúng vào mục đích bán lẻ.
Lưu ý: Giữa hàng OEM thật và hàng OEM fake thì việc phân biệt được chúng cũng không phải là điều dễ dàng gì. Nó đòi hỏi sự nhạy bén của người tiêu dùng trong việc nhìn hàng trước khi quyết định mua để tránh mua phải những mặt hàng không xứng so với số tiền mà họ đã bỏ ra.
Có nên mua hàng OEM không?
Nhìn chung thì các mặt hàng thương hiệu OEM có thể đạt 9/10 khi so sánh với các mặt hàng chính hãng, đều có chất lượng tốt bởi chúng được sản xuất dựa theo yêu cầu cũng như những tiêu chuẩn về chất lượng và tem dán chính hãng. Tuy nhiên, hàng OEM thường có giá thành thấp hơn so với những hàng hóa chính hãng bởi độ bền bỉ, sự tinh xảo sẽ kém hơn một chút.
Khi mua hàng OEM tại thị trường Việt Nam, chúng ta cần lưu ý tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại hàng OEM này bởi không ít những người bán thường nhập nhằng giữa hàng OEM với hàng FAKE để lừa khách nhằm kiếm chác lợi nhuận cao. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tin như các cửa hàng lớn, các siêu thị,…. và đặc biệt kiểm tra cẩn thận khi tìm mua loại hàng này.
So sánh giữa OEM và ODM
Về cơ bản, điểm khác biệt giữa hai hình thức này đó là những công ty ODM thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần cứ không trực tiếp tham gia vào sản xuất. Ngược lại, các công ty OEM thì tham gia vào quá trình sản xuất thực tế. Vì thế mà ODM thường phải mua lại nguyên mẫu từ các công ty, doanh nghiệp khác để có thể thu hút được mọi nguồn khách hàng lớn.
Khách hàng sẽ dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên mẫu sau khi được mua lại bởi ODM thì đôi khi nó sẽ được đăng lên website như các “sản phẩm thực”. Do đó, khả năng cao là công ty ODM nếu như bạn thấy rằng công ty đó chỉ đăng các sản phẩm mà không tìm thấy được bất kỳ một hướng dẫn nào về cách đặt mua. Đó chính là một điểm nổi bật, đặc biệt của một công ty ODM.
Lợi thế của OEM trong chiến lược phát triển
Liệu kinh doanh theo mô hình OEM có hiệu quả thực sự so với kinh doanh truyền thống không? Cùng tìm đáp án cho câu hỏi này ngay phần dưới đây để hiểu hơn về lợi thế của OEM nhé!
Sự khác biệt rõ ràng nhất mà ai cũng nhận ra được giữ hình thức kinh doanh theo mô hình OEM với kinh doanh truyền thống đó chính là ở khâu sản xuất. Với phương thức OEM thì chi phí đầu tư ban đầu của cty, doanh nghiệp đó có thể là không lớn bởi có thể bỏ qua được một phần hoặc toàn bộ công đoạn sản xuất. Đây chính là yếu tố tác động đến việc giá của hầu hết những mặt hàng OEM thường thấp hơn những mặt hàng thông thường.
- Các công ty có thể triển khai để đưa ra những ý tưởng kinh doanh khác nhau.
- Dễ dàng đưa các ý tưởng kinh doanh vào thử nghiệm nhiều mặt hàng để mặt hàng đó có thể thâm nhập nhanh chóng vào thị trường.
- Các thành quả nghiên cứu hay công nghệ mới mà công ty đặt hàng nắm giữ rất có thể giúp cho các công ty OEM được tiếp cận để học hỏi và phát triển thêm. Do đó, để tránh trường hợp ăn cắp công nghệ các công ty đặt hàng nên lựa chọn được những công ty sản xuất hay những nhà cung ứng đáng tin cậy.
Các chiến lược để thành công trong việc sản xuất hàng OEM là gì?
Lên ý tưởng về kế hoạch, những phương án để thực hiện kinh doanh
Các công ty sản xuất cần nắm được và có thể lên được những ý tưởng hay, cách triển khai các vấn đề trước khi thực hiện các quá trình sản xuất về OEM mà công ty có nhu cầu đã xây dựng từ trước đó.
Qua đó xây dựng được những sản phẩm cũng như cách thức để sản xuất sẽ được thực hiện như thế nào. Có lẽ đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mô hình sản xuất hàng OEM, là khâu chuẩn bị đầu tiên khi bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
Xây dựng các chiến lược cho việc quảng bá các thương hiệu
Nếu như đã chuẩn bị hoàn thiện từ khâu thứ nhất, bạn có thể đảm bảo được rằng quá trình của mình sẽ thành công hơn khi áp dụng những chiến lược marketing PR cho những mặt hàng được sản xuất theo quy trình OEM.
Lượng người tiêu thụ và biết đến có thể sẽ rất ít nếu như không có chiến lược quảng bá phù hợp bởi mô hình OEM là thuê ngoài sản xuất. Do đó, các chiến lược, quảng bá thương hiệu sẽ quyết định đến việc thành bại toàn tập của mô hình sản xuất OEM này.
Cân nhắc lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp
Một khi đã áp dụng sản xuất hàng OEM, OEM thương hiệu thì đồng nghĩa rằng doanh nghiệp cần lựa chọn được những nhà sản xuất, cung ứng thích hợp. Theo kinh nghiệm từ nhiều nhà kinh doanh thì đầu mối để doanh nghiệp có thể tạo ra những đơn đặt hàng của họ chính là nguồn cung ứng hàng hóa.
Do đó mà cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm cũng như lựa chọn được những nhà cung ứng sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp mới có thể vừa đảm bảo được chất lượng lại vừa đảm bảo tính toàn vẹn về uy tín.
Kết bài
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên bạn đọc đã hiểu OEM là gì? ODM là gì? OBM là gì? Thông qua đó, khi nhìn thấy các thuật ngữ này xuất hiện bạn có thể hiểu được như là thương hiệu OEM trên Tiki là gì,… và phân biệt được sự khác nhau giữa các thuật ngữ này.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết, truy cập website mayruaxegiadinh.com.vn của chúng tôi để cập nhật nhiều hơn những kiến thức hữu ích bạn nhé!