Cây anh túc có mấy loại? Hoa anh túc khô ngâm rượu được không?

Cây anh túc có mấy loại? Hoa anh túc khô ngâm rượu được không?
5 (100%) 5 votes

Cây anh túc vốn là một loài hoa rất đẹp với những bông hoa có đủ sắc màu sặc sỡ tương tự như màu hoa tuylip. Đây là loài cây quen thuộc với bà con Tây Bắc bởi nó được xem như là thần dược không thể thiếu trong đời sống của họ. Cây hoa anh túc có nhiều loại và nhiều tác dụng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại cây này trong bài viết sau.

Tổng quan về cây anh túc

Cây anh túc là cây gì?

Cây anh túc hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: A phiến, thẩu, cây nàng tiên, phù du, á phiện, trẩu, cây thuốc phiện, có tên khoa học là Papaver somniferum. Loại cây này được xem như một loại dược liệu quý, trong y học nó được dùng làm thuốc giảm đau tốt nhất. Tuy nhiên, chiết xuất từ cây anh túc có khả năng gây nghiện nặng vì vậy mà được khuyến cáo không được lạm dụng quá mức.

Anh túc là tên gọi khác của cây gì? Hình ảnh cây anh túc. 
Anh túc là tên gọi khác của cây gì? Hình ảnh cây anh túc.

Cây anh túc mọc ở đâu?

Nguồn gốc của cây hoa anh túc là từ Ấn Độ, Hy Lạp và các nước Trung Á. Loại cây này hiện nay bị cấm trồng ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lý do là vì cây hoa anh túc có chứa những chất gây nghiện gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người như: codein, morphin, papaverin.

Cây hoa anh túc có đặc điểm gì?

Cây anh túc thuộc dạng thân thảo có chiều cao khoảng từ 1-1,5m, lá anh túc hình bầu dục mọc ôm lấy thân cây. Hoa anh túc có màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp và khá đặc biệt. Khác với những loại hoa khác, mặc dù đều cùng một thân cây nhưng lại ra nhiều những bông hoa với màu hoa khác nhau như: trắng, đỏ, vàng, tím,….

Hình ảnh hoa anh túc tím, hoa anh túc đỏ, hoa anh túc trắng, hoa anh túc xanh, cây hoa anh túc vàng,...
Hình ảnh hoa anh túc tím, hoa anh túc đỏ, hoa anh túc trắng, hoa anh túc xanh, cây hoa anh túc vàng,…

Cây hoa anh túc thường được trồng vào khoảng tháng 10 -11 âm lịch hằng năm, thời gian gieo trồng cho tới khi ra hoa, lấy quả, mủ trong khoảng 3 tháng và tuổi thọ trung bình là khoảng 2 năm. Quả của cây anh túc thường được người ta phơi khô để làm thuốc phiện.

Sử dụng cây anh túc làm gì?

Theo Y học cổ truyền, nhựa của quả anh túc chưa chín thường được thu thập để làm thuốc. Những quả anh túc sau khi đã rút nhựa được gọi bằng cái tên cù túc xác hay anh túc xác. Hoa anh túc có vị đắng, hơi chua và chát, tính bình, có chứa độc tố. Tác dụng chính được tận dụng của cây anh túc chính là cầm máu, chữa tiêu chảy lâu ngày và trị nôn.

Theo Y học hiện đại, nhựa của anh túc có chứa nhiều: morphin, papaverin, narcotin, codein,…. với nhiều công dụng như:

  • Giúp giảm đau: Morphin và codein là 2 chất có chứa khả năng giảm đau trung ương cực mạnh, làm dịu cơn đau và nâng ngưỡng chịu đau cho bệnh nhân. Trong đó, morphin là chất giảm đau thuộc bậc 3 (theo phân bậc của Tổ chức Y tế thế giới WHO về điều trị đau năm 1986). Chính vì vậy mà morphin được ứng dụng trong điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau chứng đau cho bệnh nhân ung thư.
  • Tác dụng đối với hệ tiêu hóa: Nếu chỉ sử dụng với liều lượng thấp, morphin có thể dẫn tới tình trạng táo bón bởi nó làm giảm phản ứng co cơ và tăng trương lực thành ruột và giảm dịch tiết tiêu hóa.
  • Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Morphin có trong cây anh túc có thể làm giãn tĩnh mạch ngoại vi và giải phóng histamin. Từ đó dẫn tới hiện tượng hạ huyết áp. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp hoặc thiếu máu cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng chiết xuất từ cây anh túc.
  • Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin khiến cho cơ bàng quang và đường tiểu dễ bị kích thích tăng trương lực.
  • Đối với hệ hô hấp: Morphin có trong hoa anh túc có khả năng khiến cho hệ hô hấp bị ức chế nặng. Trong trường hợp liều dùng thấp, morphin sẽ giúp giảm ho, hạn chế cơn đau, trong khi codein thì có tác dụng long đờm và ít gây ra các tác dụng phụ. Để tránh xảy ra hiện tượng suy hô hấp, liều điều trị hô hấp của morphin chú ý cần phải ít hơn liều giảm đau.
Cây anh túc làm gì? Tìm hiểu tác dụng của cây hoa anh túc.
Cây anh túc làm gì? Tìm hiểu tác dụng của cây hoa anh túc.

Cây anh túc có mấy loại?

Dựa vào màu sắc của hoa và hạt, dựa vào hình dáng, kích thước mà cây anh túc được chia thành 4 loại chính gồm các thứ sau:

  • Thứ nhẵn: Cây phân bố chủ yếu ở khu vực Trung Á, hoa có màu tím, quả hình tròn, phình rộng, hạt màu tím đen.
  • Thứ trắng: Cây phân bố chủ yếu ở khu vực Ấn Độ và Iran, hoa có màu trắng, quả hình elip, hạt màu trắng và có ánh vàng.
  • Thứ đen: Cây phân bố chủ yếu ở khu vực châu Âu, hoa có màu tím, quả có hình tròn, hạt màu xám.
  • Thứ lông cứng: Cây mọc hoang dại ở khu vực phía Nam của châu Âu, hoa có màu tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông.

Trong số các loại cây anh túc, cây thứ trắng được trồng chủ yếu để lấy nhựa và thứ đen được dùng để lấy dầu. Với mỗi loại sẽ có một công dụng và mục đích trồng khác nhau.

Phân biệt cây anh túc và cây cần sa

Cây anh túc và cần sa đều là 2 loại cây có chứa chất gây nghiện và bị cấm trồng tự phát ở nước ta từ lâu. Tuy nhiên 2 loại cây này không phải là một và không giống nhau. Vậy cây cần sa và cây anh túc khác nhau ở điểm gì?

Cây cần sa và cây anh túc khác nhau ở điểm gì?
Cây cần sa và cây anh túc khác nhau ở điểm gì?

Cây anh túc là cây thân cỏ, mọc thẳng, thường xuất hiện ở nơi có khí hậu mát mẻ. Phần nhựa tiết ra từ cây được gọi là thuốc phiện sống và khi hút nó sẽ gây ra cho con người sự hưng phấn, khoái lạc, giúp cơ thể được thư giãn, giảm đau nhức, mệt mỏi. 

Tuy nhiên cần duy trì và tăng dần liều lượng ở các lần sau thì mới đạt được cảm giác như những lần hút trước. Và dần dần người nghiện sẽ bị suy sụp tinh thần, mất ý chí, cơ thể mất cảm giác và khó điều khiển được trạng thái tinh thần.  Khi sử dụng cây anh túc trong một thời gian dài sẽ gây ra cho người dùng một số tình trạng như: Viêm đường ruột, viêm dạ dày, táo bón, phát ban, tiểu tiện ra abumin, sưng phù phổi,….

Khác với cây anh túc, cây cần sa được trồng ở những nơi có nhiệt độ cao và thường dùng để chế tạo cần sa thảo mộc, cần sa nhựa và cần sa tinh dầu. Đây là loại cây có tính gây nghiện chỉ xếp sau cây anh túc. Khi sử dụng cần sa, người dùng sẽ bị thay đổi tâm lý một cách đột ngột, hay cười to lên, khóc than vãn hoặc có một số hành động mất kiểm soát khác.

Ngoài ra, cây cần sa còn khiến người dùng thường xuyên gặp ảo giác, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và hay gặp phải ác mộng. Từ đó dẫn tới cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách dẫn đến thể trạng gầy gò, ốm yếu và rối loạn hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, cần sa cũng là một loại dược liệu có tác dụng lớn trong y học, nó được sử dụng để điều trị mất ngủ lâu ngày, gan, dạ dày,….

Xem thêm

Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh gì? Phân loại

Cây anh túc ngâm rượu có tác dụng gì?

Rượu cây anh túc mang mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn, khi uống có vị ngọt nhẹ. Loại rượu này hay còn được gọi là rượu 138. Tuy nhiên, bởi cây anh túc có chứa chất gây nghiện nên việc sử dụng anh túc ngâm rượu để uống hay chỉ dùng để thoa ngoài ra cũng có thể gây nghiện với người sử dụng.

Theo y học, cũng có một số loại thuốc có chứa hàm lượng ít anh túc sử dụng để chữa đau bên ngoài. Tuy nhiên, một số người nói rượu anh túc có thể tăng cường sinh lý cho phái mạnh là phản khoa học và điều này còn ngược lại, sử dụng rượu 138 còn gây yếu sinh lý.

Rượu quả anh túc có tác dụng gì? Cách ngâm rượu anh túc khô.
Rượu quả anh túc có tác dụng gì? Cách ngâm rượu anh túc khô.

Uống rượu ngâm cây anh túc còn có nguy cơ gây ngộ độc, tác động xấu đến hệ thần kinh và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với sức khỏe con người bởi trong loại rượu ngâm này thường có chứa chất gây nghiện sẽ ngấm nhanh vào máu. Nhiều người khi mới uống rượu thì thấy khỏe người nên lầm tưởng đó là tác dụng tốt của rượu. 

Tuy nhiên, việc sử dụng lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, thiếu máu,…. Một khi nghiện rượu này rồi thì khó mà thoát ra được, một khi thiếu cơ thể sẽ vật vã, thèm không chịu đựng được,….

Thành phần bào chế thuốc phiện chính của cây hoa anh túc chính là nhựa và chưa có một nghiên cứu nào về tác dụng của loại cây này khi ngâm rượu, ngược lại nó chỉ gây hại cho hệ thần kinh, nguy hiểm đối với người sử dụng. Bởi vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng loại rượu ngâm này.

Nhựa cây anh túc là thành phần bào chế thuốc phiện.
Nhựa cây anh túc là thành phần bào chế thuốc phiện.

 

Những thông tin trong bài viết trên đây chỉ có tính tham khảo dựa trên một số tài liệu y học. Theo các quy định hiện hành tại Việt Nam, việc tự ý gieo trồng hay sử dụng cây có chứa chất ma túy như hoa anh túc, cần sa,… là phạm pháp và sẽ bị xử phạt. Vì vậy, bạn cũng cần rất cẩn thận với loại cây này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *