Bài văn khấn Thổ Công và gia tiên mùng 1, ngày rằm chuẩn nhất

Bài văn khấn Thổ Công và gia tiên mùng 1, ngày rằm chuẩn nhất
5 (100%) 1 vote

Vào ngày mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng, các gia đình Việt theo phong tục truyền thống thường sửa biện hương hoa, chuẩn bị lễ vật để cúng thần linh, tổ tiên mong một tháng mới may mắn, tốt lành. Ngoài chuẩn bị đồ lễ cúng đầy đủ thì một trong những nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua đó là văn khấn thổ công gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

Dưới đây mayruaxegiadinh.com.vn sẽ cung cấp tới bạn những thông tin ý nghĩa, lễ và bái cúng, văn khấn thổ công và gia tiên chuẩn nhất, đảm bảo đúng lễ nghi cầu bình an và vạn sự tốt lành cho gia tiên tổ tiên cũng như gia chủ.

Ý nghĩa của việc cúng mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Cúng Thổ công và Gia tiên ngày mùng 1 ngày rằm hàng tháng có ý nghĩa gì?
Cúng Thổ công và Gia tiên ngày mùng 1 ngày rằm hàng tháng có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm của người Việt Nam từ lâu đời nay, ngày mùng 1 được gọi là ngày sóc và nguyên nghĩa của từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Và vì là ngày bắt đầu của một tháng nên ngày mùng 1 được gọi là ngày sóc. Còn ngày Rằm thì được gọi là ngày vọng. Nguyên nghĩa từ vọng nghĩa là nhìn xa trông rộng và là ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa thì cho rằng trong ngày này thì mặt trăng và mặt trời có lẽ nhìn rõ nhau và thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Theo đó, con người trở nên sáng suốt trong sạch vì thế mà đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục vướng bận trong lòng.

Đối với người Việt ta, ngày Sóc và ngày vọng được xem là 2 ngày để tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Bên cạnh đó, 2 ngày này còn có ý nghĩa “Cát tường” là ngày tốt nhất trong tháng khi xem ngày tốt xấu là thấy.

Do đó, theo truyền thống thì việc cúng bái vào ngày mùng 1 và ngày Rằm hoặc cúng vào chiều ngày 29,30 và có thể là chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Lễ vật cúng ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Chuẩn bị lễ vật cúng thổ công và gia tiên ngày mùng 1 ngày rằm hàng tháng.
Chuẩn bị lễ vật cúng thổ công và gia tiên ngày mùng 1 ngày rằm hàng tháng.

Ở mỗi nơi sẽ có việc chuẩn bị lễ và văn khấn với phong tục cũng như cách thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản đều chung quy về mục đích chính nhằm thể hiện lòng thành, sự kính cẩn tới những người đã khuất, cội nguồn của mình. Và thường thì lễ và văn khấn thổ công gia tiên ngày rằm hay ngày mùng 1 đều được thực hiện phần lớn tại nhà.

Đối với việc sắm lễ vật cúng thổ công gia tiên ngày rằm hàng tháng thường không cần quá cầu kỳ mà lại khá đơn giản so với những ngày lễ cúng khác như: ngày lễ rằm tháng giêng, cúng rằm tháng 7 hoặc rằm tháng 8, mùng 1 tết,… Tùy vào điều kiện, tâm tình của con cháu để sắm lễ vật, có thể là những sản vật của nhà tự làm nên hoặc mua sắm đồ tươi ngon nhất để dâng lên kính ông bà tổ tiên.

Việc cúng rằm và mùng 1 thường để mong sự thanh tịnh nên gia chủ nên chọn lễ chay là hợp lý với lễ vật gồm: hương, hoa quả và bánh kẹo. Nếu gia đình nào muốn cúng thêm lễ thì có thể lựa chọn cả lễ chay cùng mặn cũng không sao. Ví dụ như lễ mặn gồm: thịt luộc hay gà luộc, rượu cùng các món mặn. Tuy nhiên cần lưu ý, lễ vật không được lựa chọn các loại quả xanh, quả phải tươi và không dùng nước lã.

Đối với phong tục đốt vàng mã, quan niệm này thường thì trần sao âm vậy để mong ông bà có thể an nhàn không cần lo lắng đến tiền bạc, có chi phí. Đối với đạo Phật việc đốt vàng không được quan niệm là báo hiếu tuy nhiên dù sao thì đây cũng là truyền thống nên vẫn được mọi người lưu giữ cho đến ngày nay.

Nhìn chung việc sắm lễ cúng thổ công và gia tiên ngày mùng một hay ngày rằm chủ yếu vẫn là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị. Chúng ta có thể sắm lễ chay cúng mùng 1 và ngày rằm đơn giản tuy nhiên vẫn cần đảm bảo những thủ tục cơ bản để có một ngày lễ cúng mùng 1, cúng rằm đảm bảo báo hiếu và cát lành.

Văn khấn thổ công thổ địa và gia tiên mùng 1 hàng tháng

Để có thể thực hiện được nghi lễ cúng thổ công gia tiên ngày rằm, ngày mùng 1 hàng tháng chắc chắn bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật ra thì chúng ta cần phải biết cách cúng sao cho đúng nghi lễ bằng việc chuẩn bị văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm mùng 1 chu đáo và chỉnh chu.

Việc chuẩn bị văn khấn thổ công ngày mùng , ngày rằm cũng như văn khấn gia tiên ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng để thỉnh mời ông bà, tổ tiên về chứng kiến. Tùy theo khả năng mà gia chủ có thể sử dụng văn cúng nôm hoặc văn khấn gia tiên bằng âm hán,…. để làm rằm, mùng một.

Trong gia đình người Việt thường gồm 2 loại bàn thờ là: thờ thổ công (ông Công) và cúng thờ gia tiên. Trong đó, nghi lễ cúng thổ công cần được thực hiện trước rồi tiếp đó đến thỉnh mời gia tiên sau.

Văn khấn thổ công và văn khấn gia tiên vào ngày rằm mùng một hàng tháng là khác nhau. Đặc biệt, bài văn khấn mùng 1 ngày rằm hàng tháng khi khấn ở ngoài chùa thì thường sẽ khác so với lễ khấn, cúng tại nhà. Dưới đây mayruaxegiadinh.com.vn sẽ giới thiệu tới bạn một số bài văn khấn, bài cúng nôm mùng 1 ngày rằm hàng tháng cho thổ công và gia tiên tại nhà và lễ chùa bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Văn khấn Thổ Công ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng

Văn khấn Thổ Công hàng ngày, mùng 1, ngày rằm hàng tháng
Văn khấn Thổ Công mùng 1, ngày rằm hàng tháng

Văn khấn Thổ Công hàng ngày

Văn khấn Thổ Công hàng ngày
Văn khấn Thổ Công hàng ngày

Văn khấn Thổ Công và gia tiên.

Văn khấn Thổ Công và gia tiên.
Văn khấn Thổ Công và gia tiên.

Một số lưu ý khi sử dụng đồ lễ sau cúng mùng 1, cúng rằm

Đồ lễ sau khi cúng cần phải được nâng niu và biết cách để sử dụng, tránh không bất kính, lãng phí lộc gia tiên và các vị thần.

  • Đối với lễ chùa: Đồ lễ sau khi khấn xong cần chờ hết tuần hương mới có thể xin thụ lộc về nhà và tán lộc cho chùa.
  • Đối với lễ cúng Thổ Công và gia tiên mùng 1 ngày rằm hàng tháng: Chỉ cần chờ hết hương là có thể hạ nước, hoa quả. Phần nước thì rải xuống đất hoặc hất lên trời, lên mái nhà.

Nếu muốn uống nước này thì cần phải đổ sang một cốc khác thì mới được phép uống, tuyệt đối không sử dụng bằng cốc đã dùng để thờ. Không để hoa héo lên bàn thờ, cho vào túi ni lông riêng biệt trước khi bỏ hoa rồi mới bỏ vào thùng rác.

Lời Kết

Lễ cúng mùng 1 ngày rằm hàng tháng là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người dân nước ta. Thông qua đó, con cháu thể hiện được hiếu đạo thành kính đối với người đã mất, thần linh và thổ địa. Đây là lễ thường được các gia đình thực hiện khá đầy đủ mà không quá cầu kỳ nhằm đảm bảo được sự thanh tịnh.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây về lễ cúng mùng 1, ngày rằm hàng tháng hữu ích với bạn đọc. Đồng thời, thông qua một số gợi ý về văn khấn Thổ Công và gia tiên bạn có thể áp dụng để nghi lễ cúng trở nên cung kính, đúng mục đích nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *