Vĩ độ là gì? Kinh độ là gì? 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km?

Vĩ độ là gì? Kinh độ là gì? 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km?
Đánh giá bài viết

Vĩ độ và kinh độ là các phép đo vị trí trên Trái Đất để xác định tọa độ địa lý của bất cứ điểm nào trên bản đồ. Vậy vĩ độ là gì? Tính chất của kinh độ vĩ độ là gì? Cách để đọc vĩ độ và kinh độ như thế nào? Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu chi tiết về kinh độ và vĩ độ trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu kinh độ là gì? Vĩ độ là gì?
Tìm hiểu kinh độ là gì? Vĩ độ là gì?

Tìm hiểu về vĩ độ là gì?

Vĩ độ được ký hiệu bằng “φ” (chữ cái phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp là khoảng cách góc của điểm bất kỳ trên Trái Đất được đo ở phía Bắc hay phía Nam của đường xích đạo và kết quả được tính theo độ, phút và giây. Trong đó, đường xích đạo là đường đi vòng quanh Trái Đất và nằm giữa 2 cực Bắc, Nam còn vĩ độ là những đường chạy dọc từ đông sang tây.

Tìm hiểu khái niệm vĩ độ là gì
Tìm hiểu khái niệm vĩ độ là gì

Các tổng giá trị tăng về phía Bắc của được xích đạo được coi là dương và ngược lại được xem là âm đối với các tổng giá trị ở phía nam của đường xích đạo. Ví dụ như: Một điểm có vĩ độ 30oN được đưa ra cho thấy nó nằm ở phía Bắc của đường xích đạo. Và điểm có vĩ độ -30o hoặc -30oS đồng nghĩa rằng nó ở một vị trí phía Nam của đường xích đạo.

Cách tính vĩ độ

Vĩ độ cho đến hiện nay vẫn được đo bằng độ, phút và giây. Vậy 1 vĩ độ bằng bao nhiêu km? 1 vĩ độ vẫn khoảng 69 dặm tương đương 111km trong khi đó 1 phút là khoảng 1,15 dặm tương đương 1,85km và 1 giây vĩ độ thì chỉ hơn 100 feet (30m).

Ví dụ: Vị trí ở Paris, Pháp có tọa độ 48o51’24″N. Nhìn tọa độ địa lý này ta có thể xác định: 48o chỉ ra rằng nó nằm gần vĩ tuyến 48 và phút, giây cho biết mức độ gần (khoảng cách) với đường đó còn N thì chứng tỏ nó nằm ở phía Bắc của đường xích đạo.

Vĩ độ ngoài được đo bằng độ phút và giây còn được đo bằng độ thập phân như vị trí của Paris trên bản đồ trong định dạng này trông giống như 48.856o.

Mặc dù độ, phút và giây là định dạng thường nhật nhất cho vĩ độ nhưng cả hai định dạng đều đúng. Mặt khác, cả hai định dạng này đều cho phép mọi người định vị được các điểm trên Trái Đất trong phạm vi inch và được chuyển đổi lẫn nhau.

Một hải lý mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều trong các ngành vận tải và hàng không là một loại dặm được dùng bởi các thủy thủ và hoa tiêu đại diện cho một phút vĩ độ. Song song của vĩ độ thường cách nhau 1 khoảng là 60 hải lý (nm).

Cuối cùng, các khu vực được mô tả là có vĩ độ cao là những khu vực có tọa độ cao và rất xa trong khi những khu vực có vĩ độ thấp có tọa độ thấp hơn hoặc gần xích đạo hơn.

Ví dụ: Vòng Bắc Cực: vĩ độ cao là 66o32’N. Bogota, Colombia với vĩ độ 4o35’53″N ở vĩ độ thấp.

Tìm hiểu về kinh độ là gì?

Kinh độ là gì là một khái niệm cũng nhận được sự thắc mắc của nhiều người. Chúng ta có thể hiểu đơn giản kinh độ là các điểm hoạch định địa lý nhằm xác định vị trí của các hướng đông và tây trên Trái Đất.

Các điểm được ký hiệu bằng chữ Hy Lạp λ (đánh vần là lambda) và được đo bằng độ. Các nhà khoa học đã thực hiện đo bằng góc đông hoặc góc tây so với kinh tuyến gốc để thiết lập kinh độ của các điểm trên Trái Đất.

Tìm hiểu khái niệm kinh độ là gì
Tìm hiểu khái niệm kinh độ là gì

Cách tính kinh độ

Kinh độ được biểu thị bằng phép đo góc bắt đầu từ 0o cho đến + 180o về phía đông và bắt đầu từ 0o cho đến -180o về phía tây. Mỗi kinh độ được phân tách cách nhau bằng 60 phút, mỗi phút được chia lần lượt thành 60 giây.

Giây được ghi bằng số thập phân đối với mục đích chính xác như là: Điểm có kinh độ 23o27,5’E cũng được viết dưới dạng phân số thập phân như sau: 23.45833oE. Phần góc cũng có thể chuyển được thành radian được dùng trong tính toán như một phần được ký hiệu là (pi) hoặc 2π (một phần không dấu).

Trong tính toán, người ta dùng các ký hiệu “-” (âm) và “+” (dương) để thay cho các hậu tố tây/đông. Trong đó, dấu dương (+) dùng để biểu bị các vị trí ở phía đông và dấu âm (-) thì biểu thị các vị trí phía tây của đường kinh tuyến gốc.

Để xác định kinh độ của một điểm bất kỳ trên Trái Đất, chênh lệch giữa thời gian tại địa điểm đó với thời gian phối hợp chung (UTC) được tính toán như sau:

  • Một ngày có 24 giờ và trong một đường tròn có 360 độ vậy nên Mặt Trời di chuyển trên bầu trời có tốc độ: 360o/24h = 15o/h.
  • Theo đó, nếu múi giờ của một người bất kỳ là 4 giờ và nhanh hơn UTC thì đồng nghĩa người này ở gần với kinh độ: 4h x 15o/h = 60o.

Một vài thuật ngữ liên quan về vĩ độ và kinh độ

  • Kinh tuyến gốc: Là kinh tuyến 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin – uýt ở vùng ngoại ô thành phố Luân Đôn
  • Kinh tuyến Đông: Là các đường kinh tuyến nằm phía bên phải so với kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0 độ).
  • Kinh tuyến Tây: Là các đường kinh tuyến nằm phía bên trái so với kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0 độ).
  • Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến gốc là đường lớn nhất trên Địa cầu chia quả địa cầu thành hai nửa bằng nhau gồm: bán cầu Bắc và Bán cầu Nam. Vĩ tuyến gốc hay còn được gọi là đường xích đạo.
  • Vĩ tuyến Bắc: các đường nằm từ đường xích đạo đến cực Bắc gọi là vĩ tuyến Bắc.
  • Vĩ tuyến Nam: các đường nằm từ đường xích đạo đến cực Nam gọi là vĩ tuyến Nam.

Kinh độ vĩ độ của Việt Nam

Việc  biết rõ kinh độ vĩ độ của Việt Nam là điều quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam. Theo đó, nếu ai hỏi kinh độ vĩ độ của Việt Nam là gì, đặc biệt là bạn bè, những người ngoại quốc thì bạn sẽ mạnh dạn mà chỉ ra Việt Nam có kinh độ là gì và vĩ độ là gì đúng không nào?

Việt Nam là một quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á ở ven biển Thái Bình Dương có đường biên giới trên đất liền kéo dài 4.550km. Vị trí của nước ta tiếp giáp lần lượt như: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với Lào và Cam-pu-chia.

Xác định điểm cực trên đất liền Việt Nam có: kinh độ là gì? Vĩ độ là gì?
Xác định điểm cực trên đất liền Việt Nam có: kinh độ là gì? Vĩ độ là gì?

Tọa độ kinh độ vĩ độ của Việt Nam được thể hiện cụ thể như sau:

  • Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn được biết đến với cái tên núi Rồng (Long Sơn) được xác định là điểm cực Bắc của Việt Nam. Tại vị trí này có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển và có tọa độ là: 23o21′ vĩ Bắc, 105o18′ kinh Đông.

Nhưng trên thực tế, qua những số liệu đã đo đạc được thì cột cờ Lũng Cú không chính xác là điểm cực Bắc của nước ta mà điểm chính xác còn nằm cách nó khoảng 2km nữa ở tọa độ: 23o22′ vĩ Bắc và 105o20′ kinh Đông.  Tuy nhiên, từ trước đến nay trong tâm thức của mỗi người Việt thì cột cờ quốc gia Lũng Cú này mãi luôn là một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền Tổ Quốc.

Tọa độ kinh độ của Việt Nam - điểm cực Bắc: Cột cờ Lũng Cú.
Tọa độ kinh độ của Việt Nam – điểm cực Bắc: Cột cờ Lũng Cú.
  • Về cực Đông của phần diện tích đất liền nước ta từ trước đến nay vẫn xảy ra rất nhiều tranh cãi xoay quanh 2 địa điểm gồm: Mũi Đôi (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và Mũi Điện (dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh, Phú Yên) rằng đâu mới đúng là điểm cực Đông của Việt Nam.

Nhiều nhóm du lịch đã sử dụng thiết bị định vị GPS khi đặt trên đến Mũi Đôi (Khánh Hòa) và hầu đa đều khẳng định rằng đây mới chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam (tính trên diện tích phần đất liền). Theo đó, nếu xét Mũi Đôi là điểm ngoài cùng về phía Đông trên phần đất liền của Việt Nam thì có kinh độ Đông 109o27’55” xa hơn về phía Đông so với vị trí của Mũi Điện với độ kinh Đông 109o27’06”.

Tọa độ kinh độ của Việt Nam - điểm cực Đông: Mũi Đôi (Khánh Hòa).
Tọa độ kinh độ của Việt Nam – điểm cực Đông: Mũi Đôi (Khánh Hòa).
  • Cực Tây của diện tích đất liền Việt Nam tại A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nơi có cửa khẩu A Pa Chải, ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung cũng nằm tại đây. Điểm cực Tây này có tọa độ là 22o25′ vĩ Bắc, 102o11′ kinh Đông.

Điểm cực tây tại A Pa Chải, Việt Nam được đánh dấu bởi cột mốc biên giới có hình tam giác có 3 mặt được ghi bằng ngôn ngữ Việt – Lào – Trung, được Trung Quốc xây dựng và đặt tại bản Tá Miếu, xã Sín Thầu.

  • Cuối cùng, điểm cực Nam của diện tích Đất Liền Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau nằm cách Cà Mau khoảng hơn 100km,  thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau.

Khuôn viên du lịch Mũi Cà Mau sở hữu mốc tọa độ quốc giá (GPS 0001) và biểu tượng Mũi Cà Mau có biểu tượng con tàu lướt sóng hướng ra biển khơi là 2 công trình đánh dấu vị trí của mũi đất này. Tọa độ địa lý vị trí này có được ghi bên cánh buồm của biểu tượng mũi Cà Mau tọa độ 8o37’30” vĩ độ Bắc và 104o43′ kinh độ Đông.

Lời Kết

Như vậy, chúng tôi đã vừa cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin về vĩ độ là gì kinh độ là gì cũng như những kiến thức thực tế về kinh độ vĩ độ của Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn vĩ độ kinh độ là gì để có thể xác định được những vị trí, điểm hay đọc được những tọa độ địa ký của chúng trên bản đồ địa lý.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết của chúng tôi, truy cập website mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhiều hơn những kiến thức hữu ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *