Văn hoá là gì? Di sản văn hoá là gì? Có vai trò thế nào?

Văn hoá là gì? Di sản văn hoá là gì? Có vai trò thế nào?
Đánh giá bài viết

Văn hóa chắc hẳn là một khái niệm vừa quen thuộc vừa mơ hồ với tất cả mọi người. Nếu các bạn cảm thấy khó hiểu văn hóa là gì thì hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé!

Văn hóa là gì?

Trên thực tế đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và đầy đủ nhất về sự sâu rộng của văn hóa.

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn
Văn hóa là một phạm trù rộng lớn
  • Văn hóa là gì theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể các hoạt động, sáng tạo, giá trị, truyền thống và thị hiếu được hình thành trong quá khứ và hiện tại, giúp xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
  • Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Văn hóa là toàn bộ sáng tạo và phát minh phục vụ nhu cầu sinh tồn, mục đích sống của loài người, bao gồm: ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, đạo đức, pháp luật, văn học, nghệ thuật, khoa học, các công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng.
  • Theo cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998): Văn hóa là các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
  • Theo cuốn “Xã hội học Văn hóa” của Đoàn Văn Chúc (1997): Văn hóa là tất cả sáng tạo của con người dựa trên thế giới tự nhiên; nơi nào có con người thì nơi đó có văn hóa.
  • Theo “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy thông qua thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội.

Để hiểu một cách đơn giản văn hóa là gì, cho ví dụ, bạn có thể dừng lại ở định nghĩa khái quát này.

Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân, được lưu truyền qua các thế hệ.

Văn hóa bao gồm: văn hóa phi vật chất như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, giá trị… và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, dụng cụ…

Di sản văn hoá là gì?

Muốn tìm hiểu di sản văn hóa là gì, cho ví dụ thì trước tiên cần hiểu rõ khái niệm này. Di sản văn hóa là các sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó:

Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết thông qua truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. 

Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc
Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc

Bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, phong tục tập quán, bí quyết về nghề thủ công, y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống và các tri thức dân gian khác.

Di sản văn hóa vật thể là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, bao gồm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Các khái niệm khác liên quan đến văn hóa

  • Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất dùng để chỉ khả năng sáng tạo của con người thông qua các vật thể, đồ đạc, dụng cụ.

  • Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần bao gồm các tư tưởng, giá trị, lý luận mà con người sáng tạo ra trong cuộc sống hằng ngày. Văn hóa được tạo ra để phục vụ các hoạt động tinh thần của con người như kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tri thức, khoa học nghệ thuật, thị hiếu và nhu cầu về tinh thần.

  • Tiểu văn hóa

Tiểu văn hóa dùng để chỉ văn hóa riêng biệt của một cộng đồng nhỏ, tách biệt nhưng không đối lập với nền văn hóa chung của xã hội.

Tiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số
Tiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số

Ví dụ: văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam như: H’Mông, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Sán Dìu…

  • Văn hóa nhóm

Văn hóa nhóm là tập hợp các giá trị, quan niệm, phong tục tập quán của một nhóm người cụ thể. Các nhóm nhỏ này đều có văn hóa riêng nhằm duy trì hoạt động của nhóm.

Ví dụ: văn hóa nhóm của các tổ chức xã hội, tập đoàn…

Các đặc trưng của văn hóa

  • Văn hóa có tính hệ thống

Tính hệ thống giúp tập hợp, phát hiện mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, quy luật hình thành và phát triển, đặc trưng của văn hóa. Văn hóa góp mặt trong mọi hoạt động, giúp tổ chức xã hội tốt hơn.

  • Văn hóa có tính giá trị

Giá trị văn hóa có thể xem xét ở những góc độ khác nhau, phân thành giá trị vật chất và tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, giá trị nhất thời và giá trị vĩnh cửu.

Văn hóa vật chất có giá trị thẩm mỹ
Văn hóa vật chất có giá trị thẩm mỹ

Trong đó, giá trị theo thời gian giúp con người đánh giá khách quan về các giá trị của văn hóa, tránh phủ nhận hoàn toàn hoặc tán dương cực đoan. 

Văn hóa có giá trị hay không phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử với các chuẩn mực được lấy làm hệ quy chiếu. Văn hóa có thể điều chỉnh, tạo động lực hoàn thiện hoặc duy trì trạng thái cân bằng, định hướng các chuẩn mực của xã hội, đồng thời thích ứng với các biến đổi của xã hội.

  • Văn hóa có tính nhân sinh

Loài người sáng tạo ra các nền văn hóa khác nhau, phục vụ lợi ích của mỗi dân tộc, quốc gia nên có tính nhân sinh. Văn hóa giúp kết nối cộng đồng thông qua các hoạt động như điêu khắc đá, chạm khảm gỗ, đặt tên cho các danh lam thắng cảnh, xây dựng các truyền thuyết…

  • Văn hóa có tính lịch sử

Văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ với các giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử tạo nên chiều sâu, bề dày của bản sắc văn hóa, giúp phân loại, điều chỉnh các giá trị thường xuyên.

Lịch sử tạo nên chiều sâu bề dày của văn hóa
Lịch sử tạo nên chiều sâu bề dày của văn hóa

Truyền thống văn hóa là cốt lõi trong lịch sử phát triển của xã hội, được đúc kết và lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghi lễ, pháp luật…

Chức năng của văn hóa

  • Chức năng nhận thức

Con người khác với các loài sinh vật trên Trái Đất nhờ khả năng tư duy, nhận thức và học tập thay vì sống theo bản năng tự nhiên. Văn hóa chính là yếu tố thể hiện nhận thức, ước mơ vươn tới cuộc sống cao hơn và được kế thừa qua các thế hệ để tạo nên một xã hội nhân bản hơn.

  • Chức năng thẩm mỹ

Văn hóa là cái đẹp, giúp cho xã hội đẹp hơn mà đại diện tiêu biểu chính là các loại hình nghệ thuật. Nghệ thuật luôn hướng đến và tôn vinh cái đẹp, hướng con người đến hành vi đúng đắn, nhận thức tốt đẹp và có khả năng tác động rất lớn đến xã hội.

Văn hóa hướng con người đến các giá trị tốt đẹp
Văn hóa hướng con người đến các giá trị tốt đẹp
  • Chức năng giáo dục

Vốn văn hóa giúp con người nâng cao nhận thức, phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Con người không chỉ lĩnh hội kiến thức, học vấn mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức và lối sống xã hội.

  • Chức năng điều tiết

Văn hóa xã hội với lịch sử và giá trị giúp điều tiết, định hướng, vận hành xã hội ổn định vì mục tiêu chung của cộng đồng. Cụ thể là pháp luật và đạo đức để con người có thể sinh sống hòa thuận với nhau.

  • Chức năng động lực

Văn hóa tạo động lực, định hướng cho xã hội phát triển tốt đẹp, nhân văn hơn. Đó chính là mục tiêu phấn đấu của loài người, giúp nâng cao chất lượng sống của con người cả về vật chất và tinh thần.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan đến văn hóa. Văn hóa được xây dựng từ mỗi cá thể. Hãy cố gắng trở thành một mảnh ghép hoàn hảo để xây dựng một xã hội, thế giới tốt đẹp hơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *