Over time (OT) là gì? Lương OT tính thế nào?

Over time (OT) là gì? Lương OT tính thế nào?
Đánh giá bài viết

Overtime là nỗi ám ảnh của rất nhiều dân văn phòng, đặc biệt là dân thiết kế và IT, thường phải chạy deadline dự án. Hãy cùng tìm hiểu over time (OT) là gì và cách tính lương chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

OT là gì?

OT là viết tắt của từ “Over Time” trong tiếng Anh có nghĩa là Ngoài giờ, tăng ca hay Tăng ca, làm thêm tiếng Anh là Over Time (OT).

Overtime là làm thêm giờ, tăng ca
Overtime là làm thêm giờ, tăng ca

Đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong các công ty trong ngành công nghệ thông tin (IT) nhất là mảng lập trình. Khi các dự án gần đến deadline, ngày bàn giao nhưng khối lượng công việc còn rất nhiều, đòi hỏi nhân viên phải tăng ca để hoàn thành.

Hoặc trong các công ty liên doanh, các bạn trẻ thường làm tăng ca để được tăng tiền lương vì chế độ đãi ngộ tốt.

Hoặc nhiều người thường xuyên phải OT vì công việc quá tải, lụt việc, nhận quá nhiều trách nhiệm vượt quá năng lực bản thân, không biết phân bổ, sắp xếp công việc hợp lý.

Quy định và chế độ làm thêm giờ mới nhất

Số giờ làm thêm

Theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 106 của Bộ luật Lao động, số giờ làm thêm của người lao động không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.

Số giờ làm thêm cần tuân theo quy định của pháp luật
Số giờ làm thêm cần tuân theo quy định của pháp luật

Nếu công ty áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc (tính cả thời gian làm thêm) không được quá 12 giờ/ngày, 30 giờ/tháng, 200 giờ/năm; trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định nhưng cũng không được quá 300 giờ/năm.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013, nếu đơn vị, tổ chức làm thêm giờ trên 200 – 300 giờ/năm thì người sử dụng lao động phải gửi văn bản thông báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương; nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.

Quy định tiền lương làm thêm giờ

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 97 của Bộ luật Lao động, bảng tính lương làm thêm giờ của người lao động như sau:

  • Trường hợp 1: Làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường

Người lao động được hưởng ít nhất 150% lương của ngày công đó.

  • Trường hợp 2: Làm thêm giờ vào ngày nghỉ cuối tuần

Người lao động được hưởng ít nhất 200% lương của ngày công đó.

  • Trường hợp 3: Làm thêm vào các ngày lễ, Tết

Người lao động được hưởng ít nhất 300% lương của ngày công đó, cộng thêm tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

  • Trường hợp 4: Làm thêm giờ vào ban đêm

Người lao động được hưởng ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực của ngày làm việc bình thường.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hoặc ngày lễ, tết.

Người lao động cần nắm rõ quy định tiền lương làm thêm giờ
Người lao động cần nắm rõ quy định tiền lương làm thêm giờ

Những nguy hiểm khôn lường của làm thêm giờ

Vì tính chất công việc và dự án nên đôi lúc bạn phải làm thêm giờ để hoàn thành tiến độ và chỉ tiêu. Lúc này, bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại năng lượng và tinh thần. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề như:

  • Mệt mỏi và căng thẳng

Làm việc quá sức trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bạn bị suy nhược, tinh thần không còn tỉnh táo. Theo ý kiến của chuyên gia, làm việc quá giờ ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của người lao động, dễ sinh ra cáu kỉnh, khó chịu, khó tập trung trong công việc, hay bị ngất xỉu…

Nếu làm thêm giờ trong thời gian ngắn khoảng 3-4 tuần, năng suất và hiệu quả công việc sẽ tăng lên vì bạn đang tập trung cao độ. Tuy nhiên, nếu liên tục trong thời gian dài sẽ khiến năng suất và hiệu quả giảm sút vì cả thể chất và tinh thần của bạn đã quá mỏi mệt, không còn đủ tỉnh táo để xử lý công việc.

Làm thêm giờ liên tục khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi
Làm thêm giờ liên tục khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi
  • Các rủi ro “rình rập”

Tình trạng thiếu tỉnh táo, không kiểm soát được hành vi của bản thân thường xảy ra với những người thường xuyên phải làm thêm giờ. Chưa kể, bạn có thể bị ngất xỉu, tai nạn đột ngột khi đi ngoài đường…

  • Quên đi các giá trị khác trong cuộc sống

Cuộc sống của một người không chỉ có công việc mà còn có rất nhiều điều tốt đẹp khác như gia đình, bạn bè, tình yêu, sở thích cá nhân… Nếu bạn cứ mải mê làm thêm giờ thì bạn sẽ chẳng còn thời gian cho những điều đó, cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt làm sao!

  • Bệnh tật

Làm việc quá sức liên tục sẽ khiến sức khỏe của bạn suy giảm nhanh chóng, rất dễ mắc phải các bệnh lý về hệ thần kinh, tim mạch, dạ dày…

Những lưu ý khi làm thêm giờ

  • Việc làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người lao động. Do đó, chủ doanh nghiệp cần phải đảm bảo điều kiện môi trường làm việc tốt nhất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, đồ bảo hộ (nếu cần) cho người lao động.
  • Chủ doanh nghiệp phải áp dụng các chính sách lao động, chế độ phúc lợi, lương thưởng phù hợp để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn.
  • Người lao động cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và hiệu quả công việc.

Trên đây là tổng hợp thông tin về overtime (OT). Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn nắm được quyền lợi cũng như các mặt lợi – hại của việc làm thêm giờ! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *