Trùng kiết lị kí sinh ở đâu? Biện pháp phòng tránh trùng kiết lị

Trùng kiết lị kí sinh ở đâu? Biện pháp phòng tránh trùng kiết lị
Đánh giá bài viết

Trong khoảng 40 nghìn loài động vật nguyên sinh đã được biết đến, có đến khoảng một phần trăm sống kí sinh gây cho con người và động vật nhiều bệnh nguy hiểm như: trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về trùng sốt rét, hôm nay mayruaxegiadinh.com.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về trùng kiết lị là gì? Cùng những thông tin cung cấp về đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị, nơi kí sinh của trùng kiết lị, trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nào, trùng kiết lị gây ra bệnh gì và trùng kiết lị lây qua đường nào,….. Theo dõi cùng chúng tôi nhé!

Trùng kiết lị là gì?

Trùng kiết lị được biết đến là loại trùng thuộc loại trùng biến hình và chúng sống ký sinh ở dạ dày con người. Cách thức hoạt động của trùng kiết lị về cơ bản tương tự như trùng sốt rét. Theo đó, trùng kiết lị sẽ tìm cách để xâm nhập được vào cơ thể con người thông qua những hoạt động ăn uống và sinh hoạt thường ngày.

Tìm hiểu trùng kiết lị sống ở đâu?
Tìm hiểu trùng kiết lị sống ở đâu?

Trùng kiết lị kí sinh ở đâu?

Trùng kiết lị phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng thường phổ biến nhất ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Người mắc bệnh từ loại trùng này gây ra chủ yếu là nam vị thành niên và thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Trùng kiết lị kí sinh ở đâu?
Nơi kí sinh của trùng kiết lị là ống tiêu hóa của người

Trùng kiết lị sống kí sinh ở ống tiêu hóa của người và chúng tồn tại ở dạng bào xác khi ở ngoài tự nhiên.

Đặc điểm đặc trưng và cấu tạo của trùng kiết lị

Như đã đề cập ở phần định nghĩa trùng kiết lị là gì thì chúng ta đều đã biết rằng trùng kiết lị là một loại trùng biến hình tuy nhiên bộ phận chân giả của nó lại rất ngắn.

Theo đó, cấu tạo của trùng kiết lị có nhiều điểm tương đồng với cấu tạo của trùng biến hình. Cấu tạo của trùng kiết lị bao gồm: nhân, chất nguyên sinh, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Trong đó, chất nguyên sinh của trùng kiết lị ở dạng lỏng và nó là chất để tạo ra chân giả ở loại trùng này.

Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị.
Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị.

Vòng đời của trùng kiết lị:

Bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại ở ngoài môi trường tự nhiên lên tới 9 tháng. Sau đó, những tế bào của trùng kiết lị sẽ bám vào nhặng hay ruồi,…. và truyền bệnh cho con người thông qua con đường ăn uống.

Khi nhắc đến vòng đời của trùng kiết lị thì ta có thể khái quát nó như sau: Bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn vào đến ruột của con người sau đó chui ra khỏi bào xác và tại đây chúng gây ra những vết loét ở niêm mạc dạ dày. Lúc này, chúng nhanh chóng khiến vật chủ là người và cả động vật bị đau bụng, mất nước và đi ngoài ra máu,….

Nơi kí sinh của trùng kiết lị là ở ruột người. Tìm hiểu vòng đời của trùng kiết lị.
Nơi kí sinh của trùng kiết lị là ở ruột người. Tìm hiểu vòng đời của trùng kiết lị.

Trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nào?

Trùng kiết lị ăn gì? Trùng kiết lị sống kí sinh ở ruột người và gây nên những vết loét ở niêm mạc ruột rồi chúng nuốt hồng huyết cầu ở đây để tiêu hóa chúng. Như vậy, thức ăn của trùng kiết lị chính là hồng huyết cầu và phương thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là dị dưỡng.

Đặc điểm phân biệt trùng kiết lị và trùng sốt rét

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Các đặc điểm so sánh Kích thước( so với hồng cầu) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh
Trùng kiết lị To hơn ( nuốt hồng cầu) Qua đường tiêu hoá Thành ruột người Gây viêm loét ruột và phá huỷ hồng cầu Bệnh kiết lị
Trùng sốt rét Nhỏ hơn (chui vào hồng cầu) Qua máu Ruột và tuyến nước bọt muỗi anophen, máu người Phá huỷ hồng cầu Bệnh sốt rét

Bảng so sánh đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Trùng kiết lị lây qua đường nào?

Bào xác trùng kiết lị theo nước nước, thức ăn mà xâm nhập vào ống tiêu hóa của người rồi bám vào ruột. Sau đó trùng kiết lị bắt đầu chui ra khỏi bào xác và gây ra những vết nở loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu tại đó và tiêu hóa chúng. Sinh sản của trùng kiết lị thường diễn ra rất nhanh và số lượng tăng một cách nhanh chóng.

Bệnh từ trùng kiết lị thường lây truyền qua phân, nghĩa là người mắc bệnh sau khi đi đại tiện nhưng không rửa tay vi khuẩn từ tay người bệnh sẽ lây sang các thành viên còn lại trong gia đình.

Trùng kiết lị cũng có trong phân chó, mèo. Bởi thế mà nhà có nuôi chó mèo thường trẻ nhỏ sẽ rất dễ bị kiết lị. Ngoài ra, ruồi cũng là vật trung gian của sự lây truyền trùng kiết lị. Ruồi bu vào phân của người mắc bệnh hay phân chó, phân mèo đã bị nhiễm vi khuẩn sau đó chúng đậu vào đồ ăn, thức uống của con người dẫn đến nhiễm bệnh.

Trùng kiết lị gây bệnh gì?

Khi trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Rối loạn đại tiện: Đi đại tiện rất nhiều lần trong một ngày nhưng mỗi lần đi lại rất ít phân hoặc không có phân. Hơn nữa, hậu môn có cảm giác đau rát và muốn đi đại tiện một cách khẩn cấp, bức thiết.
  • Tính chất của phân: Phân ra thường rất ít, có dạng lỏng lẫn cùng chất nhầy niêm dịch. Trong một số trường hợp xuất hiện máu tươi lẫn niêm dịch, bọt và hơi và thậm chí chỉ có máu và niêm dịch mà không có phân.
  • Đau và mót rặn: Người bệnh mỗi lần đi đại tiện thường thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng. Đặc biệt, cơn đau xuất hiện tập trung ở vùng đại tràng, sigma và trực tràng kèm theo cảm giác đau với phản xạ mót rặn và đau buốt. Sau khi đi đại tiện thì đau và mót rặn hết tuy nhiên lại xuất hiện rất nhiều lần lặp lại như thế trong một ngày dẫn đến đại tiện nhiều lần.

Một số triệu chứng khác:

+ Sốt nhẹ và sốt cao nếu là do shigella. Đôi khi người bệnh có thể không sốt nhưng chủ yếu là cảm giác đau quặn bụng và mót rặn.

+ Triệu chứng tiêu hóa: Tùy theo từng nguyên nhân mà người bệnh sẽ có một số những biểu hiện như: sôi bụng, buồn nôn hay bán tắc ruột,….

+ Triệu chứng toàn thân: Có thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, suy mòn,…. tùy theo từng nguyên nhân.

Một số biện pháp phòng tránh trùng kiết lị

Để phòng tránh trùng kiết lị/ bệnh kiết lị lây lan chúng ta có thể cải thiện tình trạng vệ sinh chẳng hạn như:

  • Thường xuyên rửa tay. Việc rửa tay trước và sau khi ăn xong hoặc sau khi đụng vào đồ vật là điều cần thiết, chúng ta có thể sử dụng nước rửa tay khô bởi nó khá tiện lợi mang theo được bên mình.
Rửa tay thường xuyên là biện pháp phòng tránh trùng kiết lị hiệu quả.
Rửa tay thường xuyên là biện pháp phòng tránh trùng kiết lị hiệu quả.
  • Cẩn thận khi thay tã lót cho bé bị bệnh: Như đã nói ở trên thì kiết lị là căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan bởi thế mà người thân cũng cần cẩn thận trong việc tiếp xúc với người bệnh. Trong trường hợp này, cần đeo bao tay và rửa sạch tay sau trước và sau khi thay tã.
  • Không nuốt nước khi đang bơi: Hồ bơi công cộng là nơi chứa vô số loại vi khuẩn nguy hiểm và rất có khả năng có thể gặp phải người bị kiết lị trong hồ bơi. Theo đó, bệnh kiết lị có thể sẽ lây lan qua nước hồ.

Ngoài ra, việc ăn uống tại những nơi có người mắc bệnh kiết lị cũng là điều mà chúng ta cần lưu ý để phòng tránh bệnh. Chúng ta cần hạn chế những thức ăn, đồ uống như sau:

  • Thức uống không được đóng chai, niêm phong và nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Các món ăn không hợp vệ sinh thực phẩm, đặc biệt chưa qua kiểm định an toàn thực phẩm điển hình như: đồ ăn thức uống hàng rong, rau củ không phải bạn tự gọt hay trái cây,….
  • Một số đồ ăn khác như: phô mai, sữa tươi hay những chế phẩm từ sữa mà chưa qua tiệt trùng cũng có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh một cách nhanh chóng.
  • Tránh ăn đồ ăn không an toàn, mất vệ sinh, chưa được kiểm định an toàn vệ sinh là một biện pháp phòng tránh trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin mayruaxegiadinh.com.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn về trùng kiết lị. Hy vọng thông qua đó bạn đã nắm rõ được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị, trùng kiết lị kí sinh ở đâu, sự lây bệnh và những biện pháp phòng tránh trùng kiết lị.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, truy cập website để cập nhật nhiều hơn những kiến thức hữu ích về mọi lĩnh vực trong cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *