Chăm sóc bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp

Chăm sóc bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp
Đánh giá bài viết

Hiện nay, dòng xe hơi có động cơ tăng áp đang dần hạn trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về động cơ này để có cách chăm sóc, bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp hợp lý nhất. Vì vậy, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới người đọc những biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất.

Bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp

Đề nổ máy một thời gian ngắn trước khi di chuyển

Đây là một trong những phương pháp khá cổ điển, đã có mặt hàng chục năm nay. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp rất hữu ích đối với tất cả những dòng xe tăng áp thế hệ mới.

Việc đảm bảo dầu làm mát, bôi trơn hệ thống tăng áp được bơm lên đầy đủ và đạt độ nhớt cần thiết là điều rất quan trọng. Nhất là với các mẫu xe sử dụng bộ tăng áp kích thước nhỏ, quay ở tốc độ cao như: Honda VTEC Turbo, Ford EcoBoost và một số mẫu động cơ Mercedes-Benz trên các dòng CLA, A… 

Đề nổ máy một vài phút trước khi chạy xe

Đề nổ máy một vài phút trước khi chạy xe

Thời gian để động cơ nổ máy có thể từ 3-5 phút là hợp lý. Bởi nhiệt độ tối ưu để dầu lưu chuyển và bôi trơn các thành phần máy thường dao động từ 80-95 độ C. Do đó, trong những ngày thời tiết quá lạnh, thời gian chờ có thể kéo dài hơn một chút.

Bên cạnh đó, với những dòng xe sử dụng hệ thống bơm dầu chủ động cho tăng áp có thể sẽ không cần quá nhiều thời gian chờ. 

Đợi cho động cơ về trạng thái rỗi trước khi tắt máy

Trên một số mẫu xe cao cấp, nhà sản xuất thường được thiết kế hệ thống đầu bơm dầu vận hành thêm một thời gian ngắn kể cả sau khi tài xế tắt máy. Việc này nhằm đảm bảo làm mát các hệ thống nhạy cảm với nhiệt độ của động cơ xuống mức an toàn. 

Tắt máy sau khi để động cơ về trạng thái rỗi

Tắt máy sau khi để động cơ về trạng thái rỗi

Do đó, người dùng nên đảm bảo xe trở về trạng thái vận hành rỗi trước khi vặn chìa khóa với tắt máy. Nhờ vậy mà hộp số và nhiều thành phần truyền động khác trong xe không bị “sốc” khi xe dừng đột ngột.

Hơn nữa, tua bin tăng áp thường xuyên hoạt động ở tốc độ cao nên việc cần để hạ tốc và giảm nhiệt dần dần trong khi vẫn được cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn (kiêm làm mát) là cần thiết.

Với một số tay chơi xe thì việc nhấn ga vài lần để thỏa mãn cảm giác trước khi tắt máy cũng là một thói quen gây hại. Bởi mỗi khi nhấp ga, tua bin tăng áp sẽ tăng tốc. Nhưng cùng với thời điểm tắt máy, dầu sẽ không còn được bơm lên khiến cho các thành phần chuyển động của động cơ chịu ma sát lớn, gây hao mòn.

Thay lọc xăng sau mỗi 15.000km

Nếu như việc thay lọc dầu, lọc gió là việc không còn xa lạ đối với người sử dụng. Tuy nhiên, việc thay lọc xăng lại được rất ít người dùng quan tâm. Việc thay lọc xăng đúng thời điểm có vai trò quan trọng trong đối với những dòng xe hiệu năng cao sử dụng động cơ tăng áp. Bởi động cơ tăng áp thường rất nhạy cảm với tỷ lệ xăng, khí trong hỗn hợp trước khi kích nổ.

Xem thêm: Khi nào cần thay thế lọc xăng ô tô?

Nên thay lọc xăng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Nên thay lọc xăng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Nếu một trong hai thành phần này không được cung cấp đầy đủ đều dẫn đến những phát sinh bất thường trong vận hành và khiến hệ thống tăng áp dễ bị hỏng hóc. Bên cạnh đó, do tuabin tăng áp vận hành nhờ khí thải động cơ nên mọi dị vật hay chất bẩn lọt qua các tuyến lọc đều tác động xấu đến tuổi thọ hệ thống tăng áp. 

Ngoài ra cũng cần lưu ý, mặc dù việc chọn lựa chủng loại lọc khí hay lọc dầu có thể thoải mái nhưng vẫn nên sử dụng đúng lọc xăng do nhà sản xuất xe chỉ định.

Không sử dụng xăng với chỉ số octan thấp hơn khuyến cáo của nhà sản xuất

Nếu sử dụng xăng có chỉ số octan thấp hơn so với chỉ định của nhà sản xuất khuyến cáo có thể khiến hiện tượng sai lệch thời điểm kích nổ diễn ra. Điều này có thể khiến một số động cơ phát sinh lỗi khi vận hành. Dù sự sai lệch chỉ số octane không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của bộ phận tăng áp. Nhưng nó vẫn có những tác động tiêu cực nhất định tới động cơ nếu hiện tượng kích nổ sai thời điểm diễn ra thường xuyên.

Sử dụng xăng có chỉ số octan phù hợp với động cơ

Sử dụng xăng có chỉ số octan phù hợp với động cơ

Nên sử dụng dầu máy toàn phần

Việc thay dầu định kỳ là việc làm thường xuyên nhưng người dùng cũng cần lưu ý, sử dụng những loại dầu tổng hợp toàn phần có chất lượng cao thay vì các loại dầu rẻ mà chất lượng kém. Đã có nhiều loại động cơ tăng áp thường sử dụng chính dầu máy để làm mát bộ phận tăng áp. Nếu chất lượng dầu kém rất dễ làm hỏng động cơ bởi tuabin tăng áp vốn quay với tốc độ lớn hơn tua máy rất nhiều.

Trên một số dòng xe hiệu năng cao khác, nhà sản xuất cũng bố trí cả những bộ phận làm mát bổ trợ như sử dụng nước làm mát, tuy nhiên vai trò của dầu máy không thể bị xem thường.

Bảo dưỡng hệ thống làm mát khí nạp tăng sau mỗi 160.000km

Ngoài việc súc rửa, vệ sinh thông thường các hệ thống làm mát của động cơ, chủ xe cũng cần lưu ý thường xuyên bảo dưỡng hệ thống làm mát khi nạp của bộ phận này.

Tiến hành bảo dưỡng hệ thống làm mát sau quãng đường đi nhất định

Tiến hành bảo dưỡng hệ thống làm mát sau quãng đường đi nhất định

Đây là việc có yêu cầu kinh nghiệm khá cao nên hãy nhờ tới sự trợ giúp của những kỹ thuật viên lành nghề. Nếu có đủ dụng cụ máy nén khí, máy bơm rửa xe … người dùng nên thử áp suất của hệ thống làm mát này nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định nhất.

Kiểm tra định kỳ hệ thống đường khí dẫn cao áp

Hệ thống đường khí dẫn cao áp là một trong những bộ phận dễ bị lãng quên nhất. Hầu hết, các hệ thống tăng áp hiện đại đều vận hành ở mức áp suất hơn 12psi. Chỉ cần một trục trặc nhỏ ở các đường ống dẫn cũng có thể khiến suy giảm áp suất tăng áp.

Do van điều tiết vốn làm nhiệm vụ điều tiết lượng khí cần thiết cấp cho cánh quạt tuabin tăng áp để đạt tới tốc độ quay nhất định. Do việc tạo ra áp suất thường không thể nhận biết hiện tượng rò rỉ áp suất. Nó sẽ ép tua bin chạy nhanh hơn cho tới khi đạt được áp suất cần thiết để động cơ vận hành bình thường.

Việc này khiến tua bin tăng áp phải vận hành ở trạng thái quá tốc liên tục, do đó tuổi thọ tuabin suy giảm nghiêm trọng.

Không di chuyển quá chậm ở cấp số cao

Việc di chuyển quá chậm ở cấp số cao có thể khiến mọi thành phần của hệ truyền động phải chịu áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ. Vì vậy, với xe số sàn có hệ thống tăng áp, người dùng nên tận dụng tối đa khả năng của hộp số. Hay chọn số phù hợp để có đủ lực kéo cần thiết cho tác vụ lên dốc hay xuống dốc thay vì cố đạp ga ở số cao. Điều này sẽ khiến bộ phận tăng áp phải làm việc với cường độ lớn một cách không cần thiết.

Di chuyển với tốc độ không quá nhanh hay quá chậm

Di chuyển với tốc độ không quá nhanh hay quá chậm

Không nhấn nút chân ga, nhất là khi thoát góc cua

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của người điều khiển động cơ tăng áp đó là nhấn nút ga khi họ cảm thấy chiếc xe không đủ lực kéo do hiện tượng trễ tăng áp. Điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn bởi xe có thể vọt lên ngoài tầm kiểm soát. Khi hệ thống tăng áp bất ngờ được kích hoạt cung cấp cho chiếc xe động lực rất lớn. Trường hợp này sẽ rất nguy hiểm nếu người điều khiển phương tiện đang thoát góc cua hoặc trong khi xoay xở ở những nơi đông người.

Trên đây là  những cách sử dụng và là những biện pháp bảo vệ động cơ tăng áp tránh hỏng hóc, giảm tuổi thọ. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ động cơ tăng áp cho chiếc xế yêu của mình luôn hoạt động ổn định, lâu dài nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *