Ti thể là gì? Vai trò, chức năng, cấu trúc và đặc điểm

Ti thể là gì? Vai trò, chức năng, cấu trúc và đặc điểm
Đánh giá bài viết

Ti thể là nhà máy sản xuất năng lượng cho cơ thể, giúp tạo ra năng lượng cho các tế bào. Mặc dù có vai trò quan trọng đối với sự sống con người là thế nhưng ti thể lại ít được biết đến bởi đại đa số mọi người. Cụ thể trong tế bào ti thể có vai trò gì? Những thông tin về cấu trúc, đặc điểm, chức năng của ti thể sẽ được mayruaxegiadinh.com.vn chia sẻ ngay sau đây, đừng bỏ qua nhé!

Ti thể là gì?

Ti thể có tên tiếng Anh là Mitochondria với chức năng giúp biến đổi, chuyển hóa năng lượng trong thức ăn thành nguồn năng lượng mà tế bào sử dụng được. Không chỉ giúp sản xuất năng lượng, ti thể còn có nhiều vai trò quan trọng khác đối với cơ thể con người.

Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ti thể trong tế bào.
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ti thể trong tế bào.

Ti thể có trong hầu hết các tế bào của con người, tạo ra phần lớn ATP (adenosine triphosphate) nhằm mang đến năng lượng cho các tế bào sống.

Đặc điểm cấu trúc của ti thể

Một số đặc điểm cấu trúc cơ bản nhất của ti thể như sau:

  • Ti thể có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng từ 0,75 – 3 micromet. Với kích thước này chúng ta không thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi trừ khi chúng được nhuộm màu.
  • Khác với những cơ quan tế bào khác, ti thể có 2 màng gồm 1 lớp bên trong và bên ngoài với các chức năng khác nhau.
  • Trong cấu trúc ti thể được chia thành các ngăn và khu vực khác nhau, ở mỗi khu vực sẽ có một vai trò riêng biệt. Trong đó:
  • Màng ngoài: Nhẵn, các phần tử nhỏ có thể tự do đi qua màng ngoài. Phần này bao gồm các protein tạo thành các kênh cho phép protein đi qua và một số enzyme với nhiều chức năng khác nhau.
  • Không gian liên màng: Là khu vực giữa màng trong và màng ngoài.
  • Màng trong: Chứa các protein có vai trò khác với màng ngoài. Vì không có protein bên trong vì vậy hầu hết các phần tử đều không thấm nước. Theo đó, các phần tử chỉ có thể đi qua màng trong theo cách vận chuyển đặc biệt. Đặc biệt, màng trong là nơi tạo ra hầu hết ATP trong ti thể.
  • Criate: Là nếp gấp của màng bên trong nhằm giúp tăng diện tích của màng và không gian có sẵn cho các phản ứng xảy ra.
  • Ma trận: Là không gian bên trong của màng trong có chứa hàng trăm enzym. Phần này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ATP.
Trong tế bào ti thể có vai trò gì? Tìm hiểu cấu tạo của ti thể.
Trong tế bào ti thể có vai trò gì? Tìm hiểu cấu tạo của ti thể.
  • Trong cơ thể người, các tế bào khác nhau sẽ có số lượng ti thể cũng khác nhau. Ví dụ trong cơ thể của người trưởng thành, các tế bào hồng cầu không chứa ti thể. Trong khi đó, ở tế bào gan lại chứ tới hơn 2000 ti thể và các tế bào nào có nhu cầu năng lượng cao thì càng có số lượng ti thể lớn. Theo nghiên cứu khoa học, có đến khoảng 40% tế bào chất trong tim được đưa lên bởi ti thể.

Chức năng của ti thể là gì?

Trong tế bào ti thể có chức năng gì? Như đã nói ở phần nội dung trên, vai trò chính của ti thể là chuyển hóa năng lượng có trong các chất dinh dưỡng thành năng lượng ATP – dạng năng lượng mà tế bào có thể sử dụng (thông qua hô hấp tế bào). 

Chức năng chính của ti thể là tạo năng lượng ATP mà tế bào có thể dùng được.
Chức năng chính của ti thể là tạo năng lượng ATP mà tế bào có thể dùng được.

Tuy nhiên, thực tế chỉ có khoảng 3% gen cần thiết để tạo ra ti thể, còn lại được dùng để thực hiện một số chức năng khác như:

  • Xóa bỏ tế bào chết: Sự chết tế bào hay apoptosis là việc thường xuyên xảy ra hàng ngày trong cơ thể của con người. Khi các tế bào đã cũ hoặc bị hư hỏng thì ti thể sẽ giải phóng cytochrome C để kích hoạt caspase – loại enzyme chủ yếu liên quan tới việc phá hủy tế bào.

 

  • Lưu trữ canxi: Canxi là chất không thể thiếu đối với một số quá trình của tế bào như là: giải phóng canxi trở lại tế bào để giải phóng chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone từ tế bào nội tiết.

Bởi canxi có vai trò vô cùng quan trọng nên các tế bào điều chỉnh nó rất chặt chẽ và ti thể cũng góp chức năng của mình bằng cách hấp thụ nhanh chóng các ion canxi và giữ chúng để sử dụng khi cần thiết.

 

  • Giữ ấm cơ thể: Khi gặp lạnh, cơ thể chúng ta tự rùng mình để giữ ấm. Bên cạnh đó, cơ thể còn tạo ra nhiệt theo cách khác là sử dụng mô mỡ gọi là mỡ nâu. Loại mô mỡ này được tìm thấy rất nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh. Ti thể giúp giữ ấm cơ thể chúng ta khi bị cảm lạnh và khả năng này sẽ giảm dần khi chúng ta về già.

Một số bệnh liên quan đến ti thể

DNA trong ti thể dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với phần còn lại của bộ gen do quá trình tự tổng hợp ATP của ti thể. Đồng thời trong quá trình hoạt động thiếu đi các cơ chế tự bảo vệ tương tự như trong tế bào thông thường.

Khi ti thể ngừng hoạt động đồng nghĩa tế bào của cơ thể chúng ta thiếu đi năng lượng. Do đó, tùy thuộc vào loại tế bào mà những triệu chứng có thể rất khác nhau. Theo nguyên tắc chung, những tế bào cần năng lượng lớn nhất như tim và hệ thần kinh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ti thể lỗi.

Một số triệu chứng phổ biến nhất như mất sự phối hợp giữa các cơ và thiếu cơ, vấn đề về thị lực và thị giác, các bệnh về tim gan hoặc thận, các vấn đề về ruột và dạ dày, các vấn đề về thần kinh gồm cả chứng mất trí nhớ. Những bệnh liên quan tới ti thể gồm có: Alzheimer, Parkinson, Huntington hay, mệt mỏi mãn tính, tâm thần phân liệt, tiểu đường, tự kỷ,….

Các bệnh thường gặp liên quan đến ti thể.
Các bệnh thường gặp liên quan đến ti thể.

Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc tăng cường chạy và đi bộ đường dài là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường chất lượng và sức mạnh của ti thể. Có tác dụng tốt để thay đổi sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường hay béo phì. Chính vì vậy, chúng ta nên lưu ý giữ cho cơ thể mình vận động thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như các tế bào trong cơ thể một cách tốt nhất.

Tỷ lệ mắc bệnh ti thể hiện nay là bao nhiêu?

Tỷ lệ bệnh ti thể theo ước tính là khoảng 1/5000 người. Mỗi năm có từ 1000 – 4000 trẻ em ở Mỹ sinh ra mắc bệnh lý về ti thể. Do triệu chứng và nhiều hệ cơ quan bị ảnh hưởng nên các bệnh lý ti thể thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác thông thường hơn.

Triệu chứng của bệnh ti thể sẽ phụ thuộc vào loại tế bào của cơ thể bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ cho đến cấp tính và có thể liên quan đến một hoặc nhiều cơ quan khác nhau, xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ngay cả khi những người trong cùng gia đình và cùng bị bệnh ti thể nhưng các triệu chứng cũng có thể khác nhau.

Bệnh ti thể thường bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh lý thông thường khác.
Bệnh ti thể thường bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh lý thông thường khác.

Như vậy, có thể khẳng định rằng vai trò của ti thể rất quan trọng trong hệ thống sinh học nói chung và trong tế bào nói riêng. Mong rằng những kiến thức mà chúng tôi đã đề cập trong nội dung bài viết này giúp bạn hiểu hơn về ti thể cũng như một số bệnh lý liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ kiến thức tiếp theo của mayruaxegiadinh.com.vn nhé!

Xem thêm: Phân biệt hướng động và ứng động| Sự giống & khác nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *