Giải thích thành ngữ đầu trâu mặt ngựa nghĩa là gì?

Giải thích thành ngữ đầu trâu mặt ngựa nghĩa là gì?
5 (100%) 1 vote

Khi nhắc tới những tên côn đồ hay tay sai người ta thường ví chúng như những kẻ “đầu trâu mặt ngựa” và chắc rằng câu thành ngữ này cũng không xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng câu nói này lại được bắt nguồn từ một truyền thuyết vô cùng đáng sợ.

Cùng tìm hiểu ý nghĩa thật sự “đầu trâu mặt ngựa” là gì cũng như sự thật rùng rợn về “đầu trâu mặt ngựa” trong truyền thuyết như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa có nghĩa là gì?

Đầu trâu mặt ngựa theo Wiki có tiếng hán là Ngưu Đầu Mã Diện nguyên (牛頭馬面). Thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa” được sử dụng là câu nói dùng ám chỉ những người côn đồ hay đánh đấm. Trong xã hội hiện nay, hình ảnh đầu trâu mặt ngựa thường gắn liền với những phường đâm thuê chém mướn hay đòi nợ thuê, bảo kê,….

Đầu trâu mặt ngựa là gì? Hình ảnh đầu trâu mặt ngựa.
Đầu trâu mặt ngựa là câu nói dùng ám chỉ những người côn đồ hay đánh đấm.

Giống như “mèo mả gà đồng” mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước thì “đầu trâu mặt ngựa” đều là những thành ngữ mang ý nghĩa không mấy tốt đẹp. Theo đó, Đầu trâu mặt ngựa mèo mả gà đồng thường dùng trong xã hội chỉ phường ăn cắp cặp với gái làng chơi, những loại người không được tôn trọng trong xã hội.

Sự thật về “đầu trâu mặt ngựa” trong truyền thuyết

Trong thần thoại Trung Quốc thì âm ty hay địa ngục là nơi mà khi nhắc tới đã khiến cho người ta cảm thấy cực kỳ đáng sợ. Cũng giống như địa ngục trong những câu chuyện thần thoại khác, âm ty là nơi diễn ra phán quyết cuối cùng cho việc đánh giá và định đoạt liệu số phận của một linh hồn sẽ ra sao sau khi chết.

Đầu trâu – mặt ngựa là một cặp đôi tiểu thần có trách nhiệm áp giải những linh hồn người chết tới buổi phán xét cuối cùng này. Ngoài ra, cặp đôi này còn kiêm luôn trách nhiệm bảo vệ âm ty.

Đầu Trâu Mặt Ngựa có thân của con người nhưng đầu của trâu và ngựa là bộ đôi tiểu thần làm việc cho Diêm Vương, cai quản âm phủ.
Đầu Trâu Mặt Ngựa có thân của con người nhưng đầu của trâu và ngựa là bộ đôi tiểu thần làm việc cho Diêm Vương, cai quản âm phủ.

Người Trung Quốc thường kể câu chuyện rằng những người hấp hối thường rất hay nhìn thấy hai bóng người lạ mặt ở trên đầu giường của họ. Người thì nói rằng đó chính là Hắc Bạch vô thường, người thì lại nhìn thấy đó là hai vị hán tử cao to, một người có mặt của ngựa một người có đầu của loài trâu và đó chính là Đầu trâu – Mặt ngựa.

Đầu Trâu Mặt Ngựa chịu trách nhiệm đưa linh hồn người chết đến buổi phán xét cuối cùng ở âm phủ.
Đầu Trâu Mặt Ngựa chịu trách nhiệm đưa linh hồn người chết đến buổi phán xét cuối cùng ở âm phủ.

Nhiệm vụ của Đầu trâu và Mặt ngựa cũng giống như thần tối cao Anguta của người Inuit là trừng phạt những người chết từ các tội lỗi mà họ đã gây ra trong thời gian họ sống trên trần gian, để kiếp sau này họ có thể trở lại để làm người.

Đầu trâu Mặt Ngực vốn dĩ có nguồn gốc chỉ là một con trâu và một con ngựa bình thường trên trần gian, 2 sinh vật có cuộc sống vô cùng khổ cực, vất vả (bởi người ta vẫn thường hay nói “kiếp trâu ngựa” là đó mà ra).

Nguồn gốc đầu tiên của Đầu Trâu - Mặt Ngựa là một con trâu và một con ngựa bình thường trên trần gian.
Nguồn gốc đầu tiên của Đầu Trâu – Mặt Ngựa là một con trâu và một con ngựa bình thường trên trần gian.

Sau một thời gian dài tận tụy khổ sở để phục vụ chủ nhân thì trâu và ngựa đã cùng chết rồi cùng đi xuống âm phủ. Bởi cảm phục trước sự tận tụy và trung thành của trâu và ngựa, Diêm Vương thương thay cho số phận cơ cực của chúng mà quyết định giữ chúng lại cho vào biên chế. Từ đó, chúng đã trở thành 2 vị thần để bảo vệ âm phủ và kiêm luôn việc áp giải những linh hồn.

Diêm Vương cảm phục sự trung thành mà biến Đầu Trâu Mặt Ngựa thành 2 vị hộ thần bảo vệ Âm phủ.
Diêm Vương cảm phục sự trung thành mà biến Đầu Trâu Mặt Ngựa thành 2 vị hộ thần bảo vệ Âm phủ.

Hình ảnh Đầu Trâu – Mặt Ngựa theo quan niệm xưa của nhân gian còn mang ý nghĩa sâu xa hơn, chúng tượng trưng cho bệnh tật và tuổi già. Người xưa vẫn thường ví bệnh tật tương tự như một con trâu lầm lì và bướng bỉnh. Cho dù có chăm sóc hết lòng đến đâu thì sức khỏe vẫn không tốt lên và cuối cùng bệnh tật vẫn lầm lì, bướng bỉnh kéo đến và đánh gục người đó.

Con ngựa thì được ví như tuổi già, ngựa chạy càng ngày càng nhanh, không một ai có thể ngăn cản chúng chạy đến đích cuối cùng và cái đích đó như tượng trưng cho cái chết. Và mỗi người chúng ta ngay từ khi mới sinh ra đã cưỡi trên lưng con ngựa đó rồi.

Đầu Trâu Mặt ngựa còn còn tượng trưng cho tuổi già và bệnh tật.
Đầu Trâu Mặt ngựa còn còn tượng trưng cho tuổi già và bệnh tật.

Tóm lại, không một ai trong tất cả chúng ta có thể thoát khỏi bàn tay của Đầu Trâu – Mặt Ngựa cả.

Lời Kết

Như vậy, “đầu trâu mặt ngựa” không chỉ đơn thuần là một câu thành ngữ chỉ những người côn đồ hay đánh đấm mà nó còn mang nhiều hàm ý sâu xa khác, như là vị hộ thần bảo vệ âm phủ hay tượng trưng cho tuổi già và bệnh tật. Cùng với sự thật về “đầu trâu mặt ngựa” trong truyền thuyết, mayruaxegiadinh.com.vn hy vọng bạn đọc đã hiểu chính xác hơn về câu thành ngữ này.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này, truy cập website của chúng tôi để bổ sung thêm những kiến thức bổ ích mỗi ngày bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *