Ngưu lang chức nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích ngưu lang chức nữ

Ngưu lang chức nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích ngưu lang chức nữ
Đánh giá bài viết

Nếu như Valentine là một ngày lễ tình nhân của các nước phương Tây nổi tiếng trên khắp thế giới thì ở phương Đông cũng có ngày Valentine của riêng mình. Một số nước ở phương Đông coi ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau là ngày tình yêu hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam.

Để hiểu rõ về ngày lễ đặc biệt này, cùng mayruaxegiadinh.com.vn theo dõi trong bài viết ngay sau đây nhé!

Ngưu Lang Chức Nữ là gì, là ai?

Ngưu Lang Chức Nữ có tên theo Hán tự là: 牛郎織女. Vậy Ngưu Lang Chức Nữ tiếng Anh là gì? Theo tiếng Anh là: The Weaver Girl and the Cowherd và có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam chính là Ông Ngâu Bà Ngâu. Và đây là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngưu Lang Chức Nữ là ai?
Ngưu Lang Chức Nữ là ai?

Câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ nổi lên từ thời nhà Hán qua lễ Thất Tịch và tiếp theo dòng chảy văn hóa câu chuyện này đã lan truyền qua những nước khác gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Vì sự phổ biến và tính văn hóa cao mà câu chuyện này đã trở thành một trong “Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa”, trong đó gồm có Bạch Xà Truyện, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Mạnh Khương Nữ và Ngưu Lang Chức Nữ.

Truyện cổ tích này thực chất có sự liên quan tới những sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải ngân hà cùng hiện tượng mưa ngâu thường diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam và ở Trung Quốc được gọi là ngày lễ Thất Tịch.

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào?

Theo truyền thuyết, ngày Ngưu Lang Chức Nữ diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 7  m lịch hàng năm. Đây là một câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng bị ngăn cản và theo đó thì cứ mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ chỉ được gặp nhau duy nhất một lần vào ngày này.

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày 7/7
Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày 7/7 âm lịch

Ngày này dường như trở thành ngày lễ tình nhân của một số quốc gia phương Đông. Hằng năm, những quốc gia này sẽ tổ chức ngày lễ Thất Tịch theo cách riêng mang đặc trưng của họ. Tuy nhiên, chung quy lại đều mang ý nghĩa về tình yêu và nhắc nhở những cặp tình nhân cần biết trân trọng và giữ gìn tình yêu của mình.

Ngưu Lang Chức Nữ có phải là ngày lễ Thất tịch không?

Như đã đề cập ở trên thì chúng ta đều biết Thất Tịch chính là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 7  m lịch hàng năm theo văn hóa phương Đông. Lịch sự ra đời của ngày lễ này lại gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ hay nói cách khác, ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau chính là ngày lễ Thất Tịch.

Hình ảnh Ngưu Lang Chức Nữ - chòm sao Ngưu Lang Chức Nữ.
Hình ảnh Ngưu Lang Chức Nữ – chòm sao Ngưu Lang Chức Nữ.

Trong ngày này, chòm sao Ngưu Lang Chức Nữ trên trời rất sáng vậy nên cũng có giai thoại cho rằng nếu các cặp tình nhân ngắm sao cùng nhau thì sẽ được ở bên nhau suốt đời. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia phương Đông khác nhau thì sẽ có những hoạt động diễn ra khác nhau để thể hiện ý nghĩa về tình yêu vào ngày này.

Tìm hiểu sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ ở Việt Nam

Ngưu Lang được kể lại là một vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì mê mệt một tiên nữ tên là Chức Nữ phụ trách việc dệt vải nên đã bỏ bê việc chăn trâu và đã để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hoàng.

Chữ Nữ cũng mê mệt Ngưu Lang vì tiếng tiêu của chàng nên trễ nải việc dệt vải. Bởi thế mà cả 2 đã khiến Ngọc Hoàng giận giữ và họ đã bị bắt phải ở cách xa nhau, một người đầu sông ngân và một người cuối sông.

Sự tích về Ngưu Lang Chức Nữ bị chia cắt.
Sự tích về Ngưu Lang Chức Nữ bị chia cắt.

Sau đó, vì thương tình nên Ngọc Hoàng đã ban ơn cho Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau duy nhất 1 lần vào mỗi năm và chính vào ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Đặc biệt, ngày này là thời điểm mà Trời và Đất rất gần nhau.

 Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt khi tiễn biệt nhau và nước mắt của họ rơi xuống trần rồi hóa thành những cơn mưa. Những cơn mưa này được người dưới trần gian gọi tên là mưa ngâu. Do đó, tháng 7 âm lịch không chỉ được biết đến là tháng cô hồn mà còn được gọi là tháng mưa ngâu.

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở cầu gì? Vì Sông Ngân trên thiên đình thời bấy giờ không có bất kỳ một cây cầu nào nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp được nhau.

Những đội thợ mộc ở trần thế được tiến cử lên trời cho việc xây cầu. Tuy nhiên, trong lúc làm việc họ không quan tâm đến ai, mạnh ai lấy làm và không nghe ai nên xảy ra cãi nhau chí chóe. Điều này làm ảnh hưởng đến thời gian thi công nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn chưa xong.

Vì quá bực tức mà Ngọc Hoàng đã bắt tội những đội thợ mộc này hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại để làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp được nhau. Do đó, cứ tới tháng 7 hàng năm là loài quạ lại họp nhau để cùng chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều.

Khi gặp nhau, chúng nhớ lại chuyện xưa nên thường lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Và đây được xem như là hạn hàng năm của loài Quạ vậy.

Khi Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu tới nơi hẹn thì nhìn xuống ở dưới chân một đám đen lúc nhúc lấy làm gớm ghiếc bèn ra lệnh cho đàn chim Ô Thước mỗi khi lên trời phải nhổ sạch lông đầu đi. Theo đó, cứ tới tháng 7 Âm lịch hàng năm thì loài quạ lông xơ xác và đầu của chúng cũng rụng hết lông.

Hình ảnh Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
Hình ảnh Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở cầu Ô Thước

Tuy nhiên, sau một thời gian dài vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng nên Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài thật sự cho những người thợ mộc đồng thời ra lệnh cho họ phải hoàn thành một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp được nhau.

Theo một dị bản khác, tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước bởi quạ (chim Ô) và chim Khách (chim Thước) kết cánh tạo ra.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc

Có một chàng trai trẻ tuổi tên là Ngưu Lang khi đang chăn bò thì thấy 7 cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ. Được người bạn đồng hành cùng một con bò đực cổ vũ mà chàng ta đã lấy trộm váy áo của những cô tiên rồi chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra.

Tìm hiểu sự tích Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc.
Tìm hiểu sự tích Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc.

Những nàng tiên đã tiến cử cô em út xinh đẹp nhất trong số họ ra để lấy lại váy áo. Nàng tiên út này tên là Chức Nữ và phải làm theo lời của những người chị. Tuy nhiên vì Chức Nữ đã bị Ngưu Lang nhìn thấy thân thể trần tục của mình nên nàng đành chấp thuận với lời cầu hôn của chàng.

Sau khi kết hôn, Chức Nữ đã chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời và Ngưu Lang cũng cho thấy mình là một người chồng tốt vì thế mà họ đã sống bên nhau rất hạnh phúc.

Tuy nhiên, Thiên Hậu đã biết sự việc và cho rằng một kẻ phàm nhân tầm thường như Ngưu Lang lại dám cưới một nàng tiên xinh đẹp như Chức Nữ nên bà đã rút kẹp tóc của nàng và dùng nó để vạch ra một con sông rộng lớn trên bầu trời nhằm cắt đôi tình mãi mãi và con sông này tên là sông Ngân.

Trên thực tế, người ta nhìn thấy các sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang nằm ở 2 bên của dải Ngân Hà.

Theo đó, chức Nữ vĩnh viễn phải ngồi bên 1 bờ sông và buồn bã dệt vải còn Ngưu Lang thì chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu cảnh gà trống nuôi 2 con.

Rồi đến một hôm, tất cả các con quạ cảm thấy thương hai họ nên chúng đã bay lên trời để làm cầu (Ô kiều) để giúp đôi vợ chồng này có thể được gặp nhau trong một đêm và đó chính là ngày mùng 7 của tháng 7 Âm lịch. Vì vậy, ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau chính là ngày 7 tháng Bảy  m lịch hàng năm.

Tuy nhiên, Ngọc Hoàng vì thương tiếc cho đôi vợ chồng nên đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi tháng được gặp nhau một lần. Và trong thời gian đó Ngưu Lang đã tìm ra được quả “Hoa Tiên” (là quả mà Hằng Nga đã từng ăn) nên Vương Hậu cùng Ngọc Hoàng đã cho phép Ngưu Lang Chức Nữ cùng ở bên nhau và nuôi con mãi mãi không phải chia lìa.

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang – Chức Nữ là gì?

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Ý nghĩa của ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau là gì?

  • Tại các nước Châu Á, ngày 7/7 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Tình Yêu.
  • Câu chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ hết sức nổi tiếng ở những nước Phương Đông khi nhắc tới những câu chuyện tình yêu. Họ trở thành một đại diện điển hình cho tình yêu xa cách nhưng vĩnh cửu. Bởi vậy người ta thường nói rằng trong ngày Thất Tịch thường có mưa ngâu và đây là những giọt nước mắt hạnh phúc đoàn tụ nhưng cũng có người cho rằng đó là những giọt nước mắt của trời vì sự thương cảm ho Ngưu Lang Chức Nữ.
  • Ngày Ngưu Lang Chức Nữ còn có nhiều tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau: Lễ hội Qixi (Trung Quốc), Tanabata (Nhật Bản), Lễ hội Chilseok (Hàn Quốc) và khi du nhập vào Việt Nam thì có tên là ngày lễ Thất Tịch.
  • Ngoài ra, ngày này cũng còn một số cái tên khác như: Ngày của những số 7, Ngày của những kỹ năng, Lễ hội Chim Ô Thước, Lễ hội của những cô con gái hoặc Ngày sinh nhật của nàng tiên thứ 7.
  • Giống với những nước Phương Tây, ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau cũng là này được dành cho các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, ở Phương Đông thì ngày này mang xu hướng hướng về tâm linh nhiều hơn.
  • Những cặp đôi yêu nhau vào ngày này sẽ đến chùa làm lễ cùng nhau với ước nguyện tình yêu của mình là mãi mãi, thủy chung, son sắt.
  • Vào ngày Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ rất sáng và những người yêu nhau khi cùng ngắm sao được tin rằng họ sẽ bên nhau mãi mãi.
  • Đặc biệt, Chức Nữ có thể là một cô gái rất khéo tay mà vào ngày này thường có rất nhiều cô gái chưa lấy chồng cầu nguyện cho Chức Nữ. Họ mong muốn mình cũng có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh nhất là thêu thùa, dệt vải.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ diễn ra ở các quốc gia như thế nào?

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, Ngưu Lang Chức Nữ là một trong những ngày lễ rất quan trọng của họ. Và cũng chính nơi đây được xem là cái nôi của ngày lễ Thất Tịch. Vào ngày ngày, những cặp đôi yêu nhau thường chọn ngắm mưa cùng nhau để thể hiện mong muốn về một tình yêu vĩnh cửu.

Ngoài ra, những cô gái còn độc thân chưa chồng sẽ trưng bày những vật dụng do tự tay mình làm để thể hiện sự khéo léo của bản thân. Điều này cho thấy rằng họ thực sự muốn lấy được một người chồng tốt. Cũng có rất nhiều cuộc thi được tạo ra để những cô gái này thỏa sức thể hiện tài năng của bản thân như: thi tạo hình dưa hấu hay thêu thùa,….

Truyện Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc và nét đặc trưng của ngày lễ này tại đây.
Truyện Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc và nét đặc trưng của ngày lễ này tại đây.

Một số nơi ở Trung Quốc còn tổ chức các hoạt động để làm bánh bột nhào. Trong hoạt động này, mỗi nhóm gồm 7 người và giấu 1 cây kim, 1 đồng xu cùng 1 tờ giấy đỏ vào mỗi chiếc bánh. Cứ như vậy, ai ăn vào chiếc bánh có đồng xu sẽ giàu sang phú quý, ai ăn vào chiếc bánh có cây kim sẽ trở nên khéo léo và vào tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và hạnh phúc.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày Lễ Thất Tịch còn được gọi với tên là Chilseok. Ngày lễ này ở Hàn Quốc mang ý nghĩa khác với ở Trung Quốc một vài điểm. Lễ Chilseok thường sẽ diễn ra vào mùa mưa, khi mà người Hàn Quốc đã trải qua một khoảng thời gian dài với thời tiết khắc nghiệt rất nóng. Vào ngày này, người Hàn Quốc thường tắm dưới nước mưa (còn gọi nước Chilseok) để cầu mong có được một sức khỏe tốt.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ diễn ra như thế nào tại Hàn Quốc.
Ngày Ngưu Lang Chức Nữ diễn ra như thế nào tại Hàn Quốc.

Đặc biệt, ngày này còn được biết đến như là một lễ hội với mục đích cho người tham gia được thưởng thức những thức đồ ăn từ lúa mì. Lý do là vì người Hàn Quốc cho rằng khi lễ Chilseok qua đi đồng nghĩa những cơn gió lạnh sẽ ập tới và sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu được dùng rất nhiều trong lúc diễn ra lễ hội bởi chúng là những loại rất phát triển ở thời điểm này.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ ở Việt Nam

Ngưu Lang Chức Nữ ở Việt Nam còn được gọi ngày lễ Thất Tịch hoặc ngày ông Ngâu bà Ngâu. Riêng cái tên ngày ông Ngâu bà Ngâu là bắt nguồn từ những cơn mưa ngâu vào ngày này. Và người ta thường cho rằng mưa ngâu chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp được nhau.

Theo sử sách ghi lại, vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) khi đã sang tuổi 42 rồi nhưng vẫn chưa có hoàng tử để truyền ngôi vị nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Nhờ vậy mà nhà vua đã sinh ra Hoàng tử Càn Đức và là vua Lý Nhân Tông sau này. Từ câu chuyện đó, hằng năm người ta vẫn tổ chức ra một lễ hội cầu duyên ở chùa Hà dành cho mọi người.

Nét đặc trưng của ngày Ngưu Lang Chức Nữ/ Lễ Thất Tịch/ Ngày ông Ngâu bà Ngâu tại Việt Nam.
Nét đặc trưng của ngày Ngưu Lang Chức Nữ/ Lễ Thất Tịch/ Ngày ông Ngâu bà Ngâu tại Việt Nam.

Những năm gần đây, giới trẻ Việt vẫn truyền nhau rằng vào ngày Thất Tịch nếu ăn chè đậu đỏ sẽ gặp may mắn trong chuyện tình cảm. Nghĩa là, những người cô đơn ăn chè đậu đỏ sẽ tìm được nửa kia của đời mình và những người yêu nhau thì họ được ở bên nhau đến trọn đời.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ nên tặng quà gì?

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau được coi như ngày lễ tình nhân của phương Đông vì vậy thật đặc biệt khi bạn cùng nửa kia của mình có thể ở bên nhau. Có thể cùng nhau đi dạo chơi trên các con phố hay cùng nhau vào chùa làm lễ hoặc cùng nhau ngắm sao. Thật lãng mạn phải không nào?

Lễ Thất Tịch còn là dịp dành cho các cặp đôi “yêu xa” hay những người yêu nhau nhưng chưa thể đến bên nhau. Họ sẽ dành ngày này để gửi thiệp, tặng quà cùng những lời chúc hoặc dành tặng cho nhau những điều bất ngờ nhỏ nhoi để nuôi dưỡng, ủ ấm cho tình yêu của mình.

Các cô gái vào những ngày này thường tự tay mình làm những món đồ ý nghĩa dành tặng cho chàng trai mà mình đem lòng yêu thương. Hoặc những cặp đôi cũng có thể tìm những nơi có sao sáng nhất để ngồi ngắm sao cùng nhau. Họ dành tặng nhau các món đồ như: hoa hồng hay chocolate giống như các nước phương Tây.

Không nên làm việc gì vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Theo tâm linh, mọi người không nên làm 2 việc sau vào ngày Thất Tịch gồm: hôn nhân và làm nhà.

Hôn nhân là một chuyện quan trọng trong đời mỗi người nên người xưa thường kiêng cưới cũng như không có gặp nhau nói chuyện về cưới xin vào ngày 7/7. Mọi người quan niệm rằng dù Ngưu Lang – Chức Nữ rất yêu nhau nhưng họ vẫn không thoát khỏi thực tế là không thể trở thành một đôi vợ chồng hạnh phúc. Tại vì họ chỉ có thể được gặp nhau duy nhất một lần trong một năm và đó là vào ngày Thất Tịch.

Ngoài ra, một lý do nữa là trong thời gian này thời tiết không được thuận lợi, thường xuất hiện mưa Ngâu nên sẽ bất tiện cho cả 2 bên gia đình. Trời mưa cũng làm cho không khí trở nên ảm đạm và thiếu sự vui vẻ, đặc biệt làm cho việc phục vụ trở nên khó khăn hơn bình thường.

 Những điều kiêng kỵ cần lưu ý vào ngày này.
Những điều kiêng kỵ cần lưu ý vào ngày này.

Còn về chuyện làm nhà, trong tháng 7 còn có ngày Rằm tháng 7 – xá tội vong nhân theo quan niệm của mọi người thì những vong nhân này sẽ đi khắp nơi nên nếu làm nhà sẽ gây ảnh hưởng đến phần âm trạch của gia đình đó. Và phần nữa cũng bởi vì thời tiết, thời tiết thời điểm này mưa nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tiến trình thi công.

Trên đây chỉ là một số những việc không nên làm trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ mà chúng tôi đã tập hợp lại. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất tâm linh và khoa học vì vậy mọi người không nên quá nặng nề về vấn đề này.

Tìm hiểu mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ý nghĩa của mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ là gì?

Ngưu Lang Chức Nữ là một ngày đặc biệt có nguồn gốc và cũng là phong tục, tập quán của Trung Quốc. Do đó, một số nơi tại Việt Nam dù mọi người rất nô nức chờ đợi ngày lễ này tuy nhiên cũng có những cách thể hiện khác nhau tùy vào bản sắc dân tộc ở mỗi nơi.

Mâm cỗ cúng ngày Ngưu Lang Chức Nữ có ý nghĩa là gì
Mâm cỗ cúng ngày Ngưu Lang Chức Nữ có ý nghĩa là gì

Theo quan niệm của mọi người thì Chức Nữ là một nàng tiên khéo tay còn Ngưu Lang là một người chăn trâu lương thiện vì vậy mà mâm cỗ cúng được mọi người đặt vào buổi tối.

Hơn nữa, Ngưu Lang và Chức Nữ cũng là các vị thần được nhân cách hóa từ tín ngưỡng thờ những hiện tượng tự nhiên của người xưa mà trong trường hợp này được coi là tín ngưỡng thờ sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ. Và buổi tối chính là thời điểm mà những vì sao đó tỏa sáng nhất.

Mâm cỗ cúng được mọi người dâng lên với hy vọng Chức Nữ ban phát cho những cô gái sự khéo tay của mình và Ngưu Lang sẽ tặng sự khỏe mạnh của mình cho những chàng trai. Đặc biệt, cầu mong cho chuyện tình duyên của những cô gái chàng trai được suôn sẻ, những người độc thân mau chóng tìm được một nửa còn lại của đời mình.

Mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ gồm những gì?

Mọi người nên chuẩn bị hoa tươi cùng quả tươi trong mâm cỗ. Ngoài những hoa quả đó còn có một số đồ đặc trưng cho ngày này điển hình như sau:

  • Lá mạ non: một trong những lễ vật đặc sắc trong ngày này chính là lá mạ non. Các bó mạ xanh sẽ được bày bán rất nhiều ở chợ và được bọc xung quanh là những giấy đỏ.
  • Theo quan niệm dân gian, bó lá mạ non này sau ngày cúng sẽ được đem đi phơi để dành và khi trẻ em trong gia đình không được khỏe thì chỉ cần dùng nó để nấu nước cho bé uống nhằm cầu mong cho bé được mau khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng ở ngày xưa bởi với điều kiện y tế rất phát triển như hiện nay thì hầu như không ai còn tin vào những điều này nữa.
  • Mâm cỗ ngày Ngưu Lang Chức Nữ gồm những gì? Bánh Phục Linh – một loại bánh đặc trưng vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ.
  • Một số loại bánh đặc trưng điển hình như: bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, củ ấu hay đậu phộng rang nguyên vỏ.
  • Đặc biệt một thứ không thể thiếu trên mâm cỗ ngày lễ Thất Tịch đó chính là “thau Thất Tỷ”. Đây là một cái thau được đan bằng nan tre và dán giấy. Bên trong thau này có hình ảnh cây cầu Ô Thước, hình tượng Ngưu Lang cùng giày dép, quần áo và đồ trang sức.

Lời Kết

Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp và vừa chia sẻ tới bạn những thông tin liên quan về ngày Ngưu Lang Chức Nữ. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi có thể giúp bạn có nhiều hơn những thông tin hữu ích về ngày lễ đặc biệt này, biết được Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau vào ngày nào, Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở đâu, Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở cầu gì và sự tích Ngưu Lang Chức Nữ cũng như ý nghĩa của ngày này đối với những quốc giá khác nhau.

Cuối cùng, mayruaxegiadinh.com.vn chúc các bạn đang yêu nhau mãi mãi bên nhau, hạnh phúc suốt đời và những bạn còn đang độc thân sớm tìm thấy hạnh phúc bên nửa kia của đời mình. Hãy trân trọng và dành cho nhau những khoảnh khắc tuyệt vời nhất và đừng quên theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn nữa bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *