Tầng ozon là gì? Vai trò và các thông tin cần biết về tầng ozon

Tầng ozon là gì? Vai trò và các thông tin cần biết về tầng ozon
5 (100%) 1 vote

Tầng ozon được ví như tấm lá chắn bảo vệ con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Hãy cùng tìm hiểu tầng ozon là gì và vai trò quan trọng đối với sự sống trong bài viết sau đây nhé!

Tầng Ozon là gì?

Ozone (O3) là một dạng của Oxy, nhưng có màu xanh nhạt và mùi khó chịu. Ozon được hình thành từ tia cực tím khi phá vỡ các phân tử O2 tạo thành oxy nguyên tử, kết hợp với các nguyên tử oxy khác tạo thành O3.

Tầng ozon là lớp lá chắn bảo vệ Trái Đất
Tầng ozon là lớp lá chắn bảo vệ Trái Đất

Ozone thường được chia làm hai loại:

  • Loại tốt: được tạo ra từ tự nhiên, nằm ở khu vực tầng bình lưu – lớp không gian 6 đến 30 dặm trên bề mặt Trái Đất.
  • Loại hại: được tạo ra từ các phản ứng hóa học giữa oxit của nitơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thông qua hoạt động của con người, thường nằm ở khu vực tầng đối lưu hoặc mặt đất.

Tầng Ozon (lớp ozon, lá chắn ozon) là lớp nằm sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, hấp thụ 97-99% tia cực tím có hại từ ánh sáng Mặt Trời.

Vai trò của tầng Ozon đối với Trái Đất

Tuy có kích thước khá mỏng manh nhưng tầng ozon đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Vai trò quan trọng nhất là hấp thụ tia cực tím và các loại tia độc hại khác từ Mặt Trời, ngăn chặn chiếu xuống Trái Đất, bảo vệ con người và sinh vật.

Tầng ozon ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất
Tầng ozon ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất

Ngoài ra, vai trò của ozon cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong công nghiệp

  • Khử trùng các loại nước đóng chai
  • Tẩy trắng vải vóc
  • Tạo độ kết dính trong chất dẻo
  • Thúc đẩy quá trình kết tụ của các phân tử
  • Đánh giá tuổi thọ cao su

Trong ngành y tế

  • Khử các tế bào ung thư trong giai đoạn đầu
  • Tiêu diệt các sinh vật gây bệnh trong không khí và nước
  • Cân bằng, hỗ trợ quá trình oxy hóa cơ thể
  • Sản xuất oxy hoạt hóa

Dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng khí ozone có độc không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu hít phải khí ozone có thể gây tổn thương đường hô hấp, gây viêm, ho, ngứa họng, suy giảm chức năng phổi, dẫn đến các bệnh lý như: hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Thậm chí, các bệnh nhân bị rung nhĩ do rối loạn nhịp tim có nguy cơ tử vong cao vì ô nhiễm ozone. Do đó, chúng ta cần thận trọng trước tác hại của ozon và không nên tùy tiện tiếp xúc với loại khí này.

Nguyên nhân gây ra thủng tầng Ozon là gì?

Từ tự nhiên

Mặt trời, gió và tầng bình lưu thay đổi có thể làm suy giảm tầng ozon nhưng chỉ là tác động tạm thời, không vượt quá 2%.

Từ hoạt động của con người

Đây là nguyên nhân chính là suy giảm và thủng tầng ozon. Cụ thể là việc giải phóng quá mức lượng Clo, Brom từ các hợp chất nhân tạo như CFC, halon và một số loại chất khí khác gọi chung là ODS.

Việc con người sử dụng các loại hóa chất độc hại để diệt trừ sâu bọ, sản xuất các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, điều hòa… sẽ tạo ra khí thải bay lên khí quyển, phá vỡ kết cấu của tầng ozon.

Các loại khí thải công nghiệp phá hủy tầng ozon
Các loại khí thải công nghiệp phá hủy tầng ozon

Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến tầng ozon và tác động đến sức khỏe con người. Các khí thải công nghiệp như CO2, NO từ hoạt động sản xuất và khói bụi từ các phương tiện giao thông là các loại khí độc tồn tại rất lâu trong khí quyển, phá hủy tầng ozon nhiều hơn.

Hậu quả của việc suy giảm tầng ozon

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người

  • Nếu tầng ozon bị thủng hoặc bị phá hủy hoàn toàn có thể gây tác động xấu tới mọi sinh vật, trong đó có con người. Các tia UV như UVA và UVB phá hủy cấu trúc tế bào da, có thể gây ung thư da, đục thủy tinh thể và các bệnh lý về mắt. Ngoài ra, còn phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến con người dễ bị mắc bệnh hơn.

Tác động đến hệ động – thực vật

  • Đối với thực vật: ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật.
  • Đối với động vật: làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và giảm khả năng sinh sản của các loài sinh vật biển như: tôm, cua, cá…
Suy giảm tầng ozon gây biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy giảm tầng ozon gây biến đổi khí hậu toàn cầu

Giảm chất lượng của không khí

Suy giảm tầng ozon sẽ làm tăng lượng bức xạ tia tử ngoại UVB đến mặt đất, gia tăng phản ứng hóa học và gây ô nhiễm khí quyển, gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Tác động tới vật liệu

Bức xạ của tia tử ngoại sẽ làm mất độ bền chắc, giảm nhanh tuổi thọ của các loại vật liệu.

Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Nâng cao ý thức của mọi người, thay đổi các thói quen hằng ngày như hạn chế sử dụng xe máy, ô tô, taxi thay vào đó là các phương tiện công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường “không có CFC”, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học…

Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân và các loại khí gây thủng tầng ozon trong hoạt động sản xuất và thay thế bằng các năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió…

Xử lý nghiêm các nhà máy, khu công nghiệp thải khí độc ra môi trường

Áp dụng chính sách đánh thuế rác thải chất ô nhiễm

Sử dụng năng lượng sạch thay thế năng lượng hạt nhân
Sử dụng năng lượng sạch thay thế năng lượng hạt nhân

 

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về tầng ozon. Hãy cùng chung tay nỗ lực bảo vệ tầng ozon cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thế hệ tương lai nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *