Tam tòng tứ đức – tam cương ngũ thường là gì?

Tam tòng tứ đức – tam cương ngũ thường là gì?
Đánh giá bài viết

Tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường là những chuẩn mực đạo đức ứng xử mà xã hội đặt ra cho con người, chắc chắn những người trong xã hội thời ấy phải tuân theo. Trong đó tam tòng tứ đức được xem là chuẩn mực của phụ nữ còn tam cương ngũ thường là chuẩn mực của cánh mày râu. Vậy tâm tòng tứ đức là gì? Tam cương ngũ thường là gì? mayruaxegiadinh.com.vn  xin phép được giải thích cho các bạn trong bài viết sau đây.

Tam tòng tứ đức là gì?

Tam tòng tứ đức đã từng là khuôn phép, chuẩn mực được đặt ra, yêu cầu người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện. Xã hội cũ cho rằng chỉ những người phụ nữ làm theo tam tòng tứ đức  mới được coi là một người phụ nữ có giáo dưỡng. Tam tòng tứ đức một thời trở thành nền tảng xã hội, quy phạm đạo đức được dùng để đánh giá phẩm hạnh một người phụ nữ.

Tam tòng tứ đức là gì trong xã hội phong kiến?
Tam tòng tứ đức là gì trong xã hội phong kiến?

Vậy tam tòng là gì?

Tam tòng trong tiếng Trung được viết là 三从 sān cóng. Tam 三 sān là ba, chữ tòng 从 cóng trong 顺从 shùncóng nghĩa là thuận theo, suy ra tòng có nghĩa là nghe theo, thuận theo, vâng lời, làm theo. Tam tòng dùng để chỉ ba điều mà người phụ nữ xưa bắt buộc, chắc chắn phải nghe theo và làm theo. Đó là :

  • Tại gia tòng phụ  (在家从父 zài jiā cóng fù): Có nghĩa là con gái khi còn ở nhà phải nhất nhất nghe theo cha mẹ. Trong xã hội xưa có một người con gái ngoan ngoãn, được mọi người đánh giá là con nhà giáo dưỡng thì phải biết nghe theo lời bố mẹ, làm theo những lời bố mẹ mà chủ yếu ở đây là người cha đề ra.
  • Xuất giá tòng phu (出嫁从夫 chū jià cóng fū) : Có nghĩa là con gái khi đã được ngả đi lấy chồng rồi thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng mình. Người phụ nữ phải có trách nhiệm vun vén, tạo dựng hạnh phúc gia đình, là hậu phương giúp chồng làm lên nghiệp lớn.
  • Phu tử tòng tử (夫死从子 fū sǐ cóng zǐ) : Có nghĩa là nếu chẳng may người chồng qua đời thì phải theo con. Tòng tử được hiểu là nếu người chồng có mất đi thì người phụ nữ phải ở vậy nuôi dưỡng con trưởng thành và tất cả các việc trọng đại đều do con trai quyết định, nghe theo những gì con trai đề ra.

Như vậy, tam tòng ở đây chính là tòng phụ, tòng phu và tòng tử. Có thể thấy tam tòng trong xã hội cũ như một sợi dây vô hình trói buộc cuộc đời của người phụ nữ, họ từ khi sinh ra đến khi mất đi không có được cái quyền tự quyết định vận mệnh và cuộc sống của mình, lúc nào cũng phải nghe theo tuân theo những người đàn ông.

Tam tòng trong xã hội hiện đại ngày nay cần phải được hiểu một cách khái quát và rộng hơn. Là người phụ nữ cũng là con cái nên việc nghe lời bố mẹ là điều đúng nhưng trong hiện tại việc nghe lời nên được đi kèm với chính kiến cá nhân riêng. Khi đã lấy chồng thì dù cho ở thời nào người vợ vẫn cần tôn trọng, để có thể dung hòa và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nếu chồng qua đời thì người phụ nữ ngày nay có quyền tự quyết định chính cuộc đời của mình dù có đi thêm bước nữa vẫn là một điểm tựa vững chắc cho con cái.

Còn tứ đức là gì?

Tứ đức trong tam tòng tứ đức là gì? Đối với một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của nền nho giáo như Việt Nam thì có lẽ cụm từ tứ đức đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tứ 四 sì chính là bốn, đức 德 dé tức là đạo đức, tứ đức chính là bốn đạo đức mà một người phụ nữ nên có. Đó là những đức sau:

Tứ đức là Công - Dung - Ngôn - Hạnh
Tứ đức là Công – Dung – Ngôn – Hạnh
  • Công (功 gōng): Chính là công lao, sự nghiệp, việc lớn. Có nghĩa là người phụ nữ phải khéo léo trong công việc, đảm đang, tháo vát. Nhưng trong quan niệm xưa cũ, sự nghiệp lớn của người phụ nữ chính là chăm sóc con cái, gìn giữ, vun vén cho gia đình hòa thuận hạnh phúc.
  • Dung (容 róng): Dung ở đây là dung mạo. Dung mạo không chỉ dành để nói đến ngoại hình mà còn chỉ cách ăn mặc, cách chăm chút, trang điểm. Người phụ nữ có “dung” là một người phụ nữ có dung mạo biết cách ăn mặc trang nhã, phù hợp và đoan trang.
  • Ngôn (言 yán) : Ngôn chính là lời nói. Ngôn có mặt trong tứ đức là bởi vì xã hội xưa cho rằng người phụ nữ cần phải biết cách ăn nói sao cho thật nhẹ nhàng, khéo léo, không nói to, thô tục, hỗn hào.
  • Hạnh (德 dé): Hạnh ở đây chính là đức hạnh, đây được coi là đức quan trọng nhất của người phụ nữ. Một người phụ nữ đức hạnh sẽ biết cách để giáo dục con cái, biết cách dung hòa các mối quan hệ trong gia đình. Cư xử chuẩn mực với mọi người, có hiếu và hết lòng với bố mẹ chồng với gia đình bên chồng.

Ý nghĩa tam tòng tứ đức là gì?

Do chịu ảnh hưởng trong suốt nhiều thế kỷ, phụ nữ Việt Nam hiện nay vẫn còn bị chi phối bởi tứ đức, tuy nhiên khi thế giới hội nhập phụ nữ có quyền sống thỏa mái với khao khát, đam mê và cá tính của bản thân không phải trói mình trong bất kỳ quy tắc nào miễn là những điều đó không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức, trái với luân thường đạo lý.

Ý nghĩa tam tòng tứ đức
Ý nghĩa tam tòng tứ đức

Những quy định trên đã được các triều đình phong kiến phương Đông sử dụng để giáo dục người phụ nữ nhằm mục đích bảo vệ các trật tự xã hội, giữ ổn định nếp sống của gia đình dòng tộc và phân định rõ vai trò, đẳng cấp của mỗi giới.

Bên cạnh đó, thuyết tam tòng tứ đức cũng được xây dựng theo hình thức huấn ca gia đình, hương ước làng xã Việt Nam và trong văn học dân gian tiêu biểu như là ca dao, tục ngữ, dân ca nhằm giáo dục về đạo đức cho người phụ nữ. Sự ảnh hưởng của thuyết trên biểu hiện qua hai bình diện cả tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực thể hiện ở giáo dục ý thức cho người phụ nữ luôn tôn trọng kỷ cương, nề nếp gia đình để giữ ổn định trật tự xã hội, giúp cho giá trị của người phụ nữ từ đó được nâng cao, không phân biệt đẳng cấp, địa vị, giàu nghèo.

Nó cũng góp phần tích cực trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt đẹp cho người phụ nữ, góp phần làm nên những phẩm chất đạo đức truyền thống quý báu rất riêng của người phụ nữ Việt Nam: Nhẫn nại, hy sinh, chịu thương chịu khó, tần tảo một nắng hai sương, thuỷ chung son sắc, cả đời hết lòng vì chồng vì con; vị tha, nhân hậu, giản dị, trọng nghĩa trọng tình; hiếu thảo; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, dòng tộc.

Góp phần giáo dục người phụ nữ hoàn thiện bản thân theo 4 đức Công – Dung – Ngôn – Hạnh đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại (không chỉ là đảm đang công việc gia đình mà còn tham gia vào hoạt động, công việc xã hội và góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của xã hội).

Tam cương ngũ thường là gì?

Tam cương ngũ thường nghĩa là gì? Tam cương ngũ thường hay tam cang ngũ thường chính là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được thầy Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo, bên cạnh tam tòng tứ đức mà nữ giới phải tuân theo. Khổng tử đã nói rằng một xã hội có duy trì được tam cương ngũ thường mới là một xã hội bình an, hạnh phúc. Và chúng ta không thể phủ nhận rằng nền văn hóa Trung Hoa nói chung và nho giáo nói riêng đã có sự ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam, vì vậy tam cương ngũ thường cũng là một trong những chuẩn mực dân tộc ta từng tuân theo, thậm chí đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng.

Tam cương ngũ thường còn gọi là tam cang ngũ thường
Tam cương ngũ thường còn gọi là tam cang ngũ thường

Tam cương là gì?

Tam cương trong tiếng Trung được viết là 三纲 sāngāng. Tam nghĩa là ba (三/ sān), cương chính là giềng mối (纲/gāng). Giềng chính là những sợi dây ở mép lưới đánh cá, nhờ có nó mà lưới chắc chắn hơn và các mối dây cũng được liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Giềng mối cũng chính là mối chính liên kết với các mối khác, có thể hiểu theo nghĩa bóng là các mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó để điều chỉnh các mối quan hệ nhỏ khác.

Như vậy chúng ta có thể hiểu đơn giản tam cương chính là chỉ ba mối quan hệ lớn chính, chủ chốt trong xã hội:

  • Quân thần cương (tức 君为臣纲 jūn wéi chén gāng): chính mối quan hệ vua-tôi, luôn phải trung thành với với vua, với đất nước.
  • Phụ tử cương (tức 父为子纲 fù wéi zǐ gāng): mối quan hệ cha-con, có thể thấy trong xã hội cũ, vua chúa và đất nước sẽ được đặt cao hơn chữ  hiếu.
  • Phu phụ cương (tức 夫为妻纲 fū wéi qī gāng): mối quan hệ giữa vợ-chồng.

Theo như tam cương, những người trên (vua-cha-chồng) sẽ phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bao bọc những người dưới là thần-con-vợ). Ngược lại, người dưới phải có trách nhiệm tôn trọng, yêu thương, trung thành, phục tùng và  hiếu thuận với người trên. Theo Khổng Tử nếu giữ được các mối quan hệ như vậy thì gia đình sẽ luôn hạnh phúc, êm ấm, quan hệ vua- dân hài hòa, đất nước thịnh vượng yên bình, ổn định.

Ngũ thường là gì?

Nhân - lễ - nghĩa - tín - đức là ngũ thường
Nhân – lễ – nghĩa – tín – đức là ngũ thường

Ngũ thường tiếng Trung được viết là 五常 wǔcháng. Ngũ (五/ wǔ) chính là năm, thường (常/ cháng) cũng là thường thường, thường có, thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của con người. Như vậy có thể hiểu ngũ thường chính là năm điều thường xuất hiện trong cuộc sống của con người, nó cũng hình thành nên đạo đức mà mỗi người phải có. Đó chính là:

  • Nhân ( tức 仁 rén) : nhân chính là người, phải học cách làm người. Để làm người tốt trước hết cần phải có cái tâm, cái tâm biết yêu thương muôn loài, muôn vật, muôn người. Trước khi muốn thành tài thì phải thành người được đã.
  • Lễ (tức 礼 yì): lễ trong lễ độ, lễ phép. Lễ răn dạy con người ta phải luôn cư xử cho phải phép, tôn trọng và hòa nhã với mọi người. Biết kính trên nhường dưới, luôn cư xử có phép tắc, hợp các chuẩn mực đạo đức.
  • Nghĩa (tức 义 lǐ): là chính nghĩa, tình nghĩa, sự công tâm và công bằng. chữ nghĩa trong ngũ thường răn dạy con người phải cư xử sao cho thật công bằng, tuân theo lẽ phải, theo cái tình cái lý.
  • Trí (tức 智 zhì): trí ở đây là trí trong trí tuệ, trí khôn. Trí thể hiện sự sáng suốt, anh minh, minh bạch. Người có trí là người luôn giữ được sự sáng suốt, biết cách nhìn nhận, đối nhân xử thế, phân biệt đúng sai, phải trái, tốt xấu.
  • Tín (tức 信 xìn): tín chính là sự tin tưởng, tín nhiệm và niềm tin. Tín trong ngũ thường răn dạy con người ta làm người phải biết giữ chữ tín, đề cao chữ tín, nói lời phải giữ lấy lời.

Như vậy ta có thể kết luận tam cương là dùng để chỉ ba mối quan hệ trọng yếu, quan trọng trong xã hội: vua- tôi, cha-con, vợ- chồng. Ngũ thường để chỉ năm đạo đức mà một người thường có và nên có là  nhân-nghĩa-lễ-trí-tín.

Ý nghĩa tam cương ngũ thường

Rõ ràng là trong xã hội xưa cũ khi pháp luật chưa ra đời, xã hội sẽ vận hành theo tam cương ngũ thường, có thể nói tam cương ngũ thường có ý nghĩa nhất định trong việc giúp duy trì sự ổn định và bình an của xã hội thời đó.

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của tam cương ngũ thường trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy rằng xã hội hiện nay đã có pháp luật nhà nước, thế nhưng sự răn dạy bằng đạo đức là không thể thiếu chính vì vậy tam cương ngũ thường vẫn còn những giá trị nhất định. Bởi trong xã hội phức tạp, rối ren như hiện nay giữa người với người càng cần phải có sự tin tưởng, tôn trọng và chân thành hòa nhã.

Sau khi phân tích tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường ở các phần trên chúng ta có thể thấy trong xã hội cũ chuẩn mực tam tòng tứ đức của người phụ nữ, tam cương ngũ thường sẽ nghiêng về người đàn ông hơn. Ngày nay có thể nhận ra các quan niệm này vẫn còn không ít vai trò hay giá trị những phạm vi cũng đã được mở rộng và thay đổi. Tam cương tứ đức, tam cương ngũ thường không còn của riêng phái nào, có thể tứ đức của người đàn ông,…để cho hợp với thời cuộc hơn.

Bài viết trên là những ý kiến phân tích liên quan đến tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường, hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được tam cương ngũ thường là gì? Tam tòng tứ đức là gì? Nắm được những giá trị, chuẩn mực đạo đức quý báu đồng thời thay đổi những quan niệm đã xưa cũ không còn hợp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *