Kỷ luật là một khái niệm thường được nhắc đến trong công việc, học tập và trong nhiều hoạt động của cuộc sống hằng ngày. Tính kỷ luật giúp bạn giải quyết được rất nhiều chướng ngại vật cũng như những khó khăn, thử thách, và được trau dồi bản thân.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể có tính kỷ luật nghiêm khắc để bản thân có thể vượt qua được những rào cản đó. Vậy kỷ luật là gì? Tổ chức kỷ luật ra sao? Kỷ luật bản thân là gì? Vai trò của kỷ luật đối với cuộc sống của mỗi người như thế nào? Cùng tìm hiểu những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Khái niệm kỷ luật là gì?
Đầu tiên, kỷ luật được định nghĩa là những quy tắc xử sự chung của cộng đồng hoặc tổ chức, xã hội đặt ra và những người thuộc cộng đồng, tổ chức hay xã hội đó phải tuân thủ, thực hiện theo để giữ gìn các trật tự sẵn có nhằm mục đích cuối cùng thu được kết quả cao trong công việc, học tập,…
Thường thì khái niệm này được sử dụng chủ yếu tại các cơ quan, doanh nghiệp hay một tổ chức chính trị nào đó; với mục đích hướng đến môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả, các nhân viên có tham gia vào các hoạt động làm việc, vận hành tại những tổ chức này đều phải tuân thủ theo hệ thống kỷ luật đó.
Đương nhiên, có kỷ luật thì cũng có xử phạt đối với các thành viên, cá nhân khi vi phạm kỷ luật. Mức độ xử phạt sẽ tùy vào những vi phạm của những thành viên, cá nhân đó và những hình phạt này thì được gọi chung là hình thức kỷ luật.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng nếu định nghĩa kỷ luật như cách trên đồng nghĩa với việc tạo nếp sống, tác phong cứng nhắc cho con người và thiếu linh hoạt trong nhiều tình huống. Tuy nhiên đó là những cách hiểu sai về định nghĩa kỷ luật.
Do đó, chúng ta có thể định nghĩa kỷ luật bằng một khái niệm khác dễ hiểu hơn. Thực tế, kỷ luật đơn giản là một đức tính, là sự rèn luyện, tạo khuôn nếp để chúng ta sửa chữa những sai trái và thực hiện mọi thứ được hoàn hảo hơn. Đồng thời, kỷ luật cũng thúc đẩy động lực trong chúng ta giúp chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu đến cuối cùng.
Đặc điểm của kỷ luật
Kỷ luật thường mang những đặc điểm cơ bản gồm:
- Nền tảng để tạo ra kỷ luật thường là những chuẩn mực đạo đức xã hội hay hiểu đơn giản hơn là thuần phong mỹ tục.
- Kỷ luật được thể hiện là các quy định trong các văn bản tổ chức, cơ quan nhà nước hay trong các văn bản pháp luật thường mang tính bắt buộc.
- Các quy định về kỷ luật là không giống nhau, ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức khác nhau sẽ có những quy định riêng về kỷ luật khác nhau.
Biểu hiện của người có tính kỷ luật là gì?
Người có tính kỷ luật luôn là người dù có gặp phải gian nan hay bất kỳ khó khăn nào vẫn luôn vững ý chí và giữ vững lập trường, không bỏ cuộc. Tính kỷ luật bản thân được thể hiện qua những hành động nhỏ nhất, thực hiện theo một mục đích tốt nhất nhưng không phải áp dụng một cách cứng nhắc, máy móc mà là vận dụng sáng tạo.
Dưới đây là một số những biểu hiện của người có tính kỷ luật:
Khả năng tự nhận thức
Người có tính kỷ luật đồng nghĩa với việc trong nhận thức của họ luôn tồn tại ý nghĩ rằng họ có thể làm một việc nào đó mà không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào như cảm xúc, hoàn cảnh,… Tức chỉ cần đó là hành động tốt thì dù có buồn chán hay chán nản họ vẫn hoàn thành nó.
Do đó, sự tự nhận thức để xác định hành vi tốt, phù hợp với các mục tiêu giá trị của bản thân; lập ra mục tiêu, mơ ước để thực hiện hoài bão bằng những hành động cụ thể mà không bị các yếu tố khách quan chi phối là biểu hiện đầu tiên được nhận ra ở một người sống có tính kỷ luật.
Nếu không có ý thức hành động chứng tỏ tính kỷ luật trong con người bạn chưa đủ để có thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Bởi vậy để hoàn thành mục tiêu thì việc nhận thức được những hành vi, hoạt động tốt là một điều cần thiết.
Quyết tâm hành động
Những mục tiêu, những ước mơ chỉ viết ra thôi là chưa đủ, quyết tâm thực hiện chúng mới là điều quan trọng. Đây chính là lúc cần phát huy tính kỷ luật. Đặc tính này hoàn toàn có thể được thử nghiệm với mục tiêu ngồi vào bàn học lúc 20h vào tối hôm sau. Tính kỷ luật sẽ được kiểm chứng vào hôm sau nếu bạn có thể học bài đúng giờ đã đề ra hoặc là bạn đang xem phim, đi chơi hoặc nói chuyện phiếm cùng bạn bè,… trong thời gian ấy.
Hãy bắt đầu bằng cách đặt ra những mục tiêu nhỏ và thực hiện dần dần nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc thực hiện quyết tâm lớn. Vì vậy, cũng đừng lo lắng khi bạn đã quyết tâm nhưng vẫn chưa đủ để có thể giữ vững tính kỷ luật nhé.
Can đảm trước mọi thử thách
Lòng can đảm vượt qua những cám dỗ hay cả những khó khăn trong cuộc sống là yếu tố biểu hiện ở một người có tính kỷ luật. Và đôi khi chính bản thân mình mới là thử thách khó vượt qua nhất.
Lòng can đảm xuất phát từ những bước đi nhỏ, những thành công nho nhỏ, lâu dần niềm tin trong bạn cũng mạnh dần lên, củng cố sức mạnh để phát huy mạnh mẽ tính kỷ luật của bản thân mình.
Tự định hướng – Không chờ bị tác động
Bạn đã từng trải qua giai đoạn mông lung không có định hướng như không biết mình phải đi đâu hay làm gì chưa? Khi tình huống này xảy ra với những người có tính kỷ luật thấp họ sẽ buông xuôi, mặc kệ mọi thứ và chấp nhận mọi thứ đến với mình.
Nhưng đối với những người có tính kỷ luật cao, nếu tình huống này xảy ra thì họ luôn mang quyết tâm cao, luôn mang tinh thần tiếp tục chiến đấu để tìm ra lối đi riêng cho bản thân mình. Họ biết cách tự xây dựng cho mình được một lộ trình riêng đồng thời cũng tự biết cách kéo mình ra khỏi những con đường lạc lối.
Kỷ luật có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội?
Những cá nhân có tính kỷ luật cao sẽ hình thành lên những tập thể luôn tồn tại sự kỷ luật trong mọi hoạt động. Và các cơ quan, tổ chức có tính kỷ luật sẽ là những cộng đồng văn minh, phát triển, làm việc theo khuôn mẫu, sống có chuẩn mực, có trách nhiệm với bản thân, đồng nghiệp, tập thể và cả xã hội.
Một khi tính kỷ luật được nâng cao đồng nghĩa với các tệ nạn, hành vi có tác động xấu đến trật tự xã hội cũng được hạn chế; làm giảm tình trạng vi phạm kỷ luật, góp phần nâng cao lối sống văn minh của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Ngoài ra, kỷ luật còn giúp bộ máy Nhà nước trở thành tấm gương cho các cá nhân trong xã hội noi theo và luôn phát triển vững mạnh.
Càng nhiều người có tính kỷ luật thì lực lượng xây dựng tập thể kỷ luật càng trở lên hùng mạnh, là nguồn lực quan trọng cho đất nước, Bởi vậy, để tạo nên thành công của những tổ chức, tập thể hay sự phát triển của xã hội nói chung thì vai trò của kỷ luật là yếu tố không thể bỏ qua.
Kỷ luật tác động tới cuộc đời bạn ra sao?
Trên các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay, bạn có thể dễ dàng nghe được những cuộc phỏng vấn của các CEO tại Việt Nam nói riêng. Những tỷ phú, triệu phú, những người thành công là bởi họ luôn mang trong mình tính kỷ luật trên suốt con đường, hành trình mà họ đi. Bởi vậy, kỷ luật có vai trò như là một công cụ giúp họ đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Sống kỷ luật không giống như nhiều người suy nghĩ rằng nó cứng nhắc hay thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo. Trên thực tế, kỷ luật đúng cách có thể coi như là liều thuốc có khả năng thúc đẩy mạnh tinh thần cũng như hành động trong mỗi chúng ta. Kỷ luật giúp chúng ta tận dụng được tối đa thời gian diễn ra trong một ngày dành cho những việc có ích, không sa đà vào những việc vô bổ, lãng phí thời gian.
Do đó, với mọi mục tiêu đã được đề ra dù là khó hay là dễ, kỷ luật sẽ giúp con người hoàn thành được nó trong mọi hoàn cảnh, trước mọi thử thách. Con người luôn đủ khả năng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống này, tuy nhiên để phát huy khả năng đó thì phụ thuộc vào việc họ có đủ kỷ luật để tạo năng lượng hoàn thành nó hay không mà thôi.
Lời kết
Hiểu kỷ luật là gì một cách đúng nghĩa sẽ giúp cá nhân mỗi người có thể rèn luyện đức tính tốt này để hướng đến thành công trong cuộc sống đồng thời phát triển xã hội văn minh, tạo ra những điều tích cực cho chính chúng ta và cả những người xung quanh.
Hy vọng bài viết chia sẻ về khái niệm kỷ luật là gì của chúng tôi hữu ích đến bạn đọc giúp bạn có cái nhìn tổng quan để có thể vận dụng nó trong cuộc sống hằng ngày.