GPA là gì? GPA bao nhiêu là giỏi?

GPA là gì? GPA bao nhiêu là giỏi?
Đánh giá bài viết

Nếu như học sinh sinh viên ở Việt Nam quen thuộc với khái niệm điểm trung bình hay cách tính điểm tích lũy thì trên quốc tế lại phổ biến với điểm GPA. Vậy GPA là gì? Sự khác biệt giữa điểm GPA so với điểm trung bình, điểm tích lũy ra sao? Cách tính điểm GPA là gì?…. mayruaxegiadinh.com.vn sẽ giải đáp những thắc mắc cơ bản liên quan đến GPA qua bài viết sau để bạn có thể nắm rõ được khái niệm về loại điểm này.

GPA là gì?

GPA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Grade Point Average”. Theo cách định nghĩa trong hệ thống giáo dục Mỹ, Canada thì GPA  chính là điểm tích lũy trung bình trong suốt quá trình học tập. Loại điểm này là một tiêu chí mà dựa vào đó để đánh giá được học lực học sinh, sinh viên. Chỉ cần lấy tổng điểm trung bình của tất cả các môn học rồi chia đều cho từng môn sẽ ra điểm GPA.

GPA là gì? Điểm GPA đại học, GPA trung học
GPA là gì? Điểm GPA đại học, GPA trung học

Theo hệ thống giáo dục Mỹ, kết quả học tập của học sinh, sinh viên được đánh giá quy định theo các chữ cái: A, B, C, D, F.

Theo đó, điểm A là điểm cao nhất và điểm thấp nhất là điểm F. Trong đó, điểm A tương đương 4 điểm và là điểm giỏi; điểm B tương đương điểm 3 và là điểm khá; điểm C tương đương 2 điểm và là điểm trung bình; điểm D tương đương 1 điểm và là điểm yếu nhưng đủ để qua môn; điểm F tương đương điểm 0 và là điểm kém, tức là bạn bị trượt môn.

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm GPA là điểm gì, chúng tôi xin chia sẻ thêm một số những khái niệm liên quan tới điểm GPA. Cụ thể như sau:

Weighted GPA là gì?

Đây là loại điểm GPA có trọng lực và được tính theo độ khó của khoa học. Weighted GPA thường sẽ được tính theo thang điểm 0 – 5.0. Có rất nhiều trường học ở Mỹ chia các lớp học ra thành 3 mức độ từ dễ cho đến khó bao gồm:

Regular Classes (Lớp cơ bản): điểm A tương đương 4.0.

Honor Classes (Lớp chuyên sâu): điểm A tương đương 4.5.

IAP – Advanced Placement Classes (Lớp trình độ cao): điểm A tương đương 5.0.

Unweighted GPA là gì?

Đây là điểm GPA không có trọng số và loại điểm này không được tính theo độ khó của khóa học. Unweighted GPA thường được đo trên thang điểm 0 – 4.0. Điều này cũng có nghĩa là dù là lớp cơ bản, lớp chuyên sâu hay lớp nâng cao thì điểm A đều như nhau và đều tương đương điểm 4.0.

GPA out of là gì?

GPA out of được dùng để chỉ thang điểm GPA cùng với con số đại diện cho thang điểm ở phía sau.

Cumulative GPA là gì?

Culmulative hay còn gọi Cumulative Grade Point Average (CGPA) là điểm số trung bình tích lũy. Ở một số trường học nước ngoài, người ta sử dụng cả 2 loại điểm gồm GPA và CGPA trong việc đánh giá năng lực học sinh sinh viên và xét tuyển học bổng. Khi đó, GPA là điểm trung bình của một học kỳ còn CGPA chính là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.

Điểm GPA tương ứng với từng mức độ lớp học.
Điểm GPA tương ứng với từng mức độ lớp học.

GPA bao nhiêu là giỏi? Thang điểm GPA

Thang điểm GPA là gì? Hiểu đơn giản và chính xác nhất theo hệ thống giáo dục nước Mỹ, thang điểm GPA là thang điểm 4. Mỗi quốc gia đều có thể sử dụng một thang điểm riêng trong việc đánh giá và phân loại học sinh sinh viên cũng như có bảng quy đổi chuẩn về thang điểm GPA.

Ở những quốc gia phương Tây điển hình như Mỹ, Úc, Anh sẽ sử dụng thang điểm letter grade (thang điểm tương ứng với chữ cái: A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên. Trong đó, ở mỗi nước lại có thể áp dụng chia nhỏ từng mức điểm thành những mức nhỏ hơn chẳng hạn như: mức A được chia thành các mức nhỏ gồm: A+, A, A-.

Thang điểm GPA bằng chữ là thang điểm thông dụng nhất hiện nay.
Thang điểm GPA bằng chữ là thang điểm thông dụng nhất hiện nay.

Trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 thang điểm là: thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ. Cụ thể như sau:

Thang điểm 10

Thang điểm 10 thường được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông và cả các trường trung cấp/cao đẳng/đại học đào tạo theo niên chế.

Phân loại học sinh

Việc đánh giá kết quả học lực theo kỳ và cả năm học của học sinh theo thang điểm này được tính như sau:

Giỏi: Cần đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Điểm trung bình GPA các môn học ≥ 8,0.
  • Học sinh tại các trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên ≥ 8,0; học sinh những trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán/Ngữ văn ≥ 8,0.
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại ≥ 6,5.

Khá: Cần đáp ứng đủ 3 điều kiện như sau:

  • Điểm trung bình các môn học ≥ 6,5.
  • Học sinh các trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên ≥ 6,5; học sinh các trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán/Ngữ văn ≥ 6,5.
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại ≥ 5,0.

Trung bình: Cần đáp ứng đủ 3 điều kiện như sau:

  • Điểm trung bình các môn học ≥ 5,0.
  • Học sinh các trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên ≥ 5,0; học sinh các trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán/Ngữ văn ≥ 5,0.
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại ≥ 3,5.

Yếu: Điểm GPA của các môn học ≥ 3,5 và toàn bộ các môn học đều phải có điểm trung bình môn ≥ 2,0.

Kém: Là những trường hợp còn lại.

Phân loại sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của học kỳ và năm học, khóa học của sinh viên theo điểm trung bình chung các học phần như sau:

  • Xuất sắc: từ 9-10
  • Giỏi: từ 8 – <9
  • Khá: 7 – <8
  • Trung bình khá: 6 – <7
  • Trung bình: 5 – <6
  • Yếu: 4 – <5 (không đạt).
  • Kém : <4 (không đạt).

Lưu ý: Bảng điểm theo thang điểm 10 chính là một tiêu chí nằm trong các loại giấy tờ bắt buộc bạn cần có khi muốn làm thủ tục xin visa du học Hàn Quốc vì thế bạn hãy hết sức lưu tâm nhé!

Thang điểm chữ

Thang điểm chữ được áp dụng nhằm đánh giá và phân loại kết quả học tập của sinh viên bậc cao đẳng/đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo từng học phần/môn học:

  • Điểm A: loại Giỏi
  • Điểm B+ : loại Khá giỏi
  • Điểm B: loại Khá
  • Điểm C+: loại Trung bình khá
  • Điểm C: loại Trung bình
  • Điểm D+: loại Trung bình yếu
  • Điểm D: loại Yếu
  • Điểm F: loại Kém (không đạt).

Thang điểm 4

Thang điểm 4 dùng để tính điểm GPA học kỳ/năm học cũng như điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc cao đẳng/đại học đang áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Xếp loại học lực của sinh viên theo học kỳ và năm học dựa vào điểm GPA như sau:

  • Xuất sắc: Từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: <2.00

Xếp loại bằng tốt nghiệp của sinh viên dựa vào điểm GPA như sau:

  • Bằng Xuất sắc: Từ 3.60 – 4.00
  • Bằng Giỏi: Từ 3.20 – 3.59
  • Bằng Khá: Từ 2.50 – 3.19
  • Bằng Trung bình: Từ 2.00 – 2.49

Điểm GPA tính như thế nào?

Cách tính điểm GPA bậc đại học

Cách tính điểm GPA bậc đại học của các bạn đang và đã tốt nghiệp có mong muốn đi du học hiện nay chính là dựa vào cách tính điểm GPA của hệ thống giáo dục nước Mỹ.

Ở Việt Nam, ngoài điểm trung bình môn ra thì hầu hết đều được tính như sau:

  • Điểm chuyên cần : 10%
  • Điểm giữa kỳ: 30%
  • Điểm cuối kỳ: 60%

Và tùy thuộc vào từng môn học mà điểm thành phần này được điều chỉnh cho phù hợp (10%, 20%, 70%).

Cách tính điểm GPA bậc THPT

Đối với những bạn mới chỉ tốt nghiệp THPT mà muốn đi du học thì cách tính điểm GPA như sau:

Ví dụ điểm tổng kết trong 3 năm học cấp 3 của bạn lần lượt là: 7.2, 8.8, 9.0 thì điểm GPA của bạn là: GPA = (7.2 + 7.8 + 9.0)/3 = 8.0

Như vậy, nếu tính theo thang điểm 10 thì điểm GPA của bạn sẽ là: 8.0

Với 2 công thức cơ bản như trên, chắc hẳn tới đây bạn đã biết cách tính điểm GPA như thế nào rồi đúng không nào. Cách tính điểm GPA khá dễ dàng vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể tự tính điểm GPA được cho mình.

Hướng dẫn cách quy đổi điểm GPA đúng chuẩn

GPA 4.0 là gì? Cách tính điểm GPA quy đổi chuẩn nhất.
GPA 4.0 là gì? Cách tính điểm GPA quy đổi chuẩn nhất.

Có nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn đang còn băn khoăn với khái niệm GPA là gì và không biết cách để tính điểm GPA quy đổi chuẩn sang các loại điểm tích lũy theo thang điểm khác. Để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc này, dưới đây chúng tôi xin cung cấp bảng quy đổi GPA để bạn có thể quan sát và dễ dàng hơn trong việc tự tính điểm GPA của chính mình.

Một số câu hỏi liên quan đến điểm GPA

Thi GPA là gì? Thi GPA liệu có phải là để tính điểm hay không?

GPA là điểm gì chúng ta cũng đã vừa tìm hiểu ở trên, là điểm trung bình tích lũy của cả một khá học bởi thế mà sẽ không có một kỳ thi GPA cụ thể nào để bạn có được điểm số này cả. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải tham gia vào học cũng như làm bài kiểm tra theo từng môn học trong chương trình học để có được điểm trung bình của mỗi môn rồi sau đó mới tính được điểm GPA của học kỳ và khóa học.

GPA thấp có xin được học bổng du học không?

Đối với hầu hết các trường hợp thì điểm GPA là một trong các điều kiện quan trọng cần đáp ứng để có thể xin được học bổng du học. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tới những điều kiện khác của chương trình học bổng mà bạn đang có dự định “apply”.

Chẳng hạn như: đạt thành tích cao hay giải thưởng trong các cuộc thi, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm tham gia những hoạt động tình nguyện, các hoạt động ngoại khóa,…. Tiêu chí GPA ở mức độ là cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại học bổng khác nhau.

Ảnh hưởng của điểm GPA tới quá trình xét tuyển du học như thế nào?
Ảnh hưởng của điểm GPA tới quá trình xét tuyển du học như thế nào?

GPA thấp liệu có ảnh hưởng gì tới quá trình xét tuyển du học không?

Nếu bạn có dự định đi du học thì cần đáp ứng được điều kiện về GPA mà trường bạn có ý định theo học đưa ra. Thông thường, những trường đại học sẽ yêu cầu sinh viên cần đáp ứng mức GPA tối thiểu là 6.0. Đối với một số chương trình học đặc thù, mức GPA yêu cầu có thể lên đến 7.0.

Do đó, để chắc chắn cho suất du học của mình thì bạn cần phải cố gắng để nâng điểm GPA của mình lên càng cao càng tốt. Điều này sẽ là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xét tuyển hồ sơ du học của bạn.

GPA và CPA khác nhau điều gì?

Ngoài GPA, ở nhiều trường đại học hiện nay trong đó có cả những trường ở Việt Nam còn đang sử dụng thuật ngữ CPA. Bởi vậy mà điều này khiến cho không ít học sinh/sinh viên phải thắc mắc. Để hiểu được sự khác nhau và phân biệt được giữa GPA và CPA chúng ta cần tìm hiểu thêm một thuật ngữ nữa đó chính là CGPA.

CGPA hay Cumullative GPA mà chúng ta đã tìm hiểu trong phần định nghĩa CPA là gì là một cách nói gọn của cụm từ Culmulative Grade Point Average. Thuật ngữ này dùng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Ở một số trường học nước ngoài người ta sẽ sử dụng cả 2 loại điểm gồm GPA và CGPA.

Trong đó, GPA là điểm trung bình của một học kỳ còn CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học. Và CPA cũng tương tự như CGPA vậy. Theo quy định của một số trường đại học, CPA được hiểu chính là điểm trung bình tích lũy trong khi đó, điểm GPA được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ.

Lời Kết

Như vậy, điểm GPA rất quan trọng trong việc đánh giá năng lực học sinh/sinh viên. Hơn nữa, đây cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với những ai đang có dự định xin học bổng/du học tại những nước khác. Tuy nhiên, trên thực tế, điểm GPA không phải là điều quan trọng nhất nên bạn cũng cần tích cực trau dồi thêm kiến thức, cải thiện khả năng tiếng Anh hay tham gia các hoạt động xã hội,….

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm rõ được điểm GPA là gì cũng như cách tính điểm GPA ra sao. Để lại lời nhắn nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì về chủ đề này và đừng quên truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để bổ sung thêm những kiến thức thú vị mỗi ngày nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *