Dạm ngõ là gì? Tất tần tật các thủ tục về lễ dạm ngõ bạn nên biết

Dạm ngõ là gì? Tất tần tật các thủ tục về lễ dạm ngõ bạn nên biết
Đánh giá bài viết

Dạm ngõ là một trong những nghi lễ truyền thống của Việt Nam, là buổi lễ đầu tiên trong thủ tục cưới hỏi. Tuy nhiên nhiều cặp đôi vẫn chưa hiểu rõ dạm ngõ là gì và ý nghĩa của nghi lễ này, Trong bài viết dưới đây mayruaxegiadinh.com.vn sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin về dạm ngõ, cùng tìm hiểu nhé!

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là tên gọi ở miền Bắc, trong khi đó ở miền Trung gọi là lễ đi nói, còn miền Nam là lễ bỏ rượu. 

Lễ dạm ngõ chính là buổi gặp đầu tiên chính thức của 2 gia đình nhà trai và nhà gái để đề cập, đặt vấn đề hôn nhân cho cặp đôi. Trong lễ dạm ngõ hai gia đình sẽ trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu về gia cảnh, điều kiện của đôi bên để tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới sao cho phù hợp nhất.

Lễ dạm ngõ là hành trình đầu tiên để 2 cặp đôi đến cửa ngõ hôn nhân
Lễ dạm ngõ là hành trình đầu tiên để 2 cặp đôi đến cửa ngõ hôn nhân

Dạm ngõ được coi là cột mốc đánh dấu hành trình đầu tiên của cặp đôi nên cần được chuẩn bị chỉn chu, kỹ càng để mọi việc được “thuận buồm xuôi gió”

Lễ vật trong lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì?

Thông thường, lễ vật dạm ngõ cần chuẩn bị không nhiều, ở mỗi vùng miền nước ta sẽ chuẩn bị những lễ vật khác nhau. Cụ thể: 

Lễ vật lễ dạm ngõ miền Bắc

Ở miền Bắc, lễ dạm ngõ nhà trai sẽ cần chuẩn bị các lễ vật như: trầu cau, trái cây, trà, rượu, trà bọc trong giấy gói đỏ. Bên ngoài của khay lễ vật phủ lớp vải đỏ giống như tráp ở lễ ăn hỏi. Tùy theo từng gia đình, trong lễ dạm ngõ sẽ thêm một số lễ vật khác hoặc hoa trang trí.

Lễ vật trong lễ dạm ngõ thường thấy ở miền Bắc
Lễ vật trong lễ dạm ngõ thường thấy ở miền Bắc

Lễ vật lễ dạm ngõ miền Trung

Lễ vật trong lễ dạm ngõ ở miền Trung được chuẩn bị tương đối đơn giản. Thông thường nhà trai chỉ cần mang qua nhà gái khay trầu, một chai rượu được bọc trong giấy đỏ. Ngoài ra, nhà trai có thể sẽ chuẩn bị thêm một số loại bánh đặc sản vùng miền để làm quà cho buổi lễ gặp mặt đầu tiên với nhà gái.

Lễ vật trong lễ dạm ngõ ở Miền Nam

Ở miền Nam lễ dạm ngõ nhà trai sẽ chuẩn bị một đĩa trầu cau đã được têm cánh phượng, cùng với một cặp rượu, trà và thêm 1 mâm ngũ quả để mang sang nhà gái. 

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ có những ai?

Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt thân mật giữa 2 bên gia đình nên thành phần tham dự sẽ không quá đông. Trong lễ dạm ngõ, đoàn nhà trai sẽ có từ 5-7 người đại diện gồm: bố mẹ nhà trai, chú rể, 1 người lớn tuổi trong họ và họ hàng ruột thịt.

Còn nhà gái sẽ dựa trên số lượng họ nhà trai để chuẩn bị số người vừa đủ hoặc có thể hơn để việc đón tiếp được chu đáo. Trong buổi lễ này, cô dâu, chú rể có thể mời một số bạn bè thân thiết đến để chung vui. 

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ 
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

Ở miền Trung, số lượng người tham dự lễ dạm ngõ thường ít hơn so với lễ dạm ngõ ở miền Nam hay miền Bắc. Thường số người tham dự lễ dạm ngõ ở miền Trung chỉ bao gồm bố mẹ của chú rể.

Trang phục chuẩn bị cho lễ dạm ngõ không cần quá cầu kỳ. Các thành viên trong gia đình 2 bên chỉ cần ăn mặc lịch sự, chỉn chu, kín đáo. Chú rể có thể mặc áo sơ mi trắng, quần tây, cô dâu có thể mặc váy. Tuy nhiên, một số gia đình truyền thống thì cô dâu thường hay mặc áo dài trong lễ dạm ngõ.

Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ như thế nào?

Vào đúng ngày 2 bên gia đình thống nhất, gia đình nhà trai sẽ mang theo sính lễ đến nhà gái và tiến hành các thủ tục trong lễ dạm ngõ.

  • Hai bên gia đình gặp gỡ, chào hỏi nhau, tiến hành giới thiệu các thành phần tham dự gồm những ai. Người lớn nhất bên gia đình nhà trai sẽ đại diện để phát biểu lý do buổi lễ. Sau đó trình tráp chạm ngõ lên và bày tỏ mong muốn, xin phép chú rể được chính thức qua lại với cô dâu.
  • Nhà gái cũng sẽ cử đại diện một người đứng lên để đáp lời phát biểu của nhà trai. Và bày tỏ thái độ của gia đình bên nhà gái.
  • Khi 2 bên đã đồng ý và đi đến thống nhất thì nhà gái sẽ dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ thắp hương để thông báo đến gia tiên, đồng thời cầu mong phúc từ tổ tiên.
Trình tự thực hiện trong lễ dạm ngõ
Trình tự thực hiện trong lễ dạm ngõ
  • Tiếp đến 2 bên gia đình sẽ tiến hành bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức thủ tục tiếp theo như: sính lễ chuẩn bị trong ngày lễ ăn hỏi, các thủ tục của lễ cưới như ngày giờ, địa điểm tổ chức, số tráp,…
  • Cuối cùng nhà gái có thể mời gia đình nhà trai ở lại để ăn bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu hai bên không có điều kiện và thời gian thì nhà gái có thể chỉ mời nước, hoa quả, bánh kẹo mà không nhất thiết phải thiết đãi cơm.

Một số kiêng kỵ cần lưu ý trong lễ dạm ngõ

Để tránh những điều không may có thể xảy đến cuộc sống của vợ chồng sắp cưới thì chú ý không nên tổ chức lễ dạm ngõ vào những ngày, giờ xấu có sao Cô Thần, Quả Tú,… Ngoài ra, nếu tuổi vào năm Kim Lâu được xem là năm xấu thì cũng không thích hợp để tổ chức lễ dạm ngõ, lễ hỏi hay lễ cưới.

Theo quan niệm của ông cha ta, nếu một trong 2 gia đình đang mang tang thì cũng không được tổ chức lễ dạm ngõ, thường mang đến những điềm xấu.

Khi mời người thân tham dự lễ dạm ngõ, cả nhà trai và nhà gái nên tránh những người trong gia đình đơn thân, mất chồng hoặc vợ, hoặc là gia đình hiếm muộn….

Trong ngày diễn ra lễ dạm hỏi nên tránh không để làm rơi vỡ đồ đạc nhất là làm gãy đũa. Vì đây được xem là một tín hiệu không may mắn đối với tương lai của cặp đôi sắp cưới.

Một số câu hỏi về lễ dạm ngõ có liên quan

Lễ dạm ngõ có cần coi ngày không?

Lễ dạm ngõ được xem là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Việc xem ngày để tổ chức lễ dạm ngõ cũng không bắt buộc hay khắt khe, gia đình nào cẩn thận thì có thể đi xem ngày. 

Những gia đình cẩn thận hay coi ngày để chọn ra ngày đẹp
Những gia đình cẩn thận hay coi ngày để chọn ra ngày đẹp

Tuy nhiên, 2 gia đình nên thỏa thuận với nhau để chọn ra ngày đẹp, hợp tuổi với cả cô dâu và chú rể. Tốt nhất nên có sự chuẩn bị chu đáo nhất, tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của 2 gia đình.

Dạm ngõ trước khi tổ chức đám cưới bao lâu?

Thời gian tổ chức dạm ngõ trước khi tổ chức đám cưới là bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức trước lễ cưới từ 1-3 tháng, để 2 bên cùng nhau tìm hiểu và chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn nhất. Tuy nhiên cũng có lễ dạm ngõ được tổ chức trước lễ cưới từ vài tháng đến 1 năm bởi khoảng cách địa lý giữa 2 gia đình.

Lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi có gì khác nhau?

Khác với lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi là ngày mà nhà trai mang sính lễ đến nhà gái để hỏi cưới cô dâu. Kể từ đây, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của 2 bên họ hàng. Lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi đều được tổ chức ở nhà gái nhưng sẽ có sự khác biệt về lễ vật, cách tổ chức, thành phần tham dự, nghi lễ….

Lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ là 2 lễ khác nhau 
Lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ là 2 lễ khác nhau

Do đó, chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là, dạm ngõ là tiền đề của hôn nhân còn lễ ăn hỏi là bước tiếp theo của hành trình đó, kết thúc là một đám cưới viên mãn của cặp đôi.

Cách trả lễ dạm ngõ như thế nào?

Lễ dạm ngõ được tổ chức dưới sự đồng ý của 2 gia đình và nhà trai mang lễ đến nhà gái để ngỏ lời cho đôi bạn trẻ chính thức tìm hiểu nhau. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó dẫn đến 2 người chia tay thì theo phong tục xưa, gia đình nhà gái phải mang trả lại lễ vật mà nhà trai đã mang sang dạm ngõ. 

Tùy theo phong tục của từng vùng miền sẽ có cách trả lễ dạm ngõ khác nhau. Một số địa phương, nhà trai sẽ bắt đền số tiền lớn gấp nhiều lần số tiền lễ vật mà nhà trai chuẩn bị trước đó. Do đó, khi muốn từ hôn, gia đình nhà gái nên đến nhà trai để nói chuyện và thống nhất. Cách trả lễ dạm ngõ sẽ dựa theo sự thống nhất giữa 2 gia đình và theo phong tục của từng địa phương.

XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin về dạm ngõ là gì và những điều cần biết về lễ dạm ngõ mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng trong cuộc đời mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *