Cảm biến oxy là một trong những bộ phận quan trọng trong việc phát hiện những lỗi ô tô của bạn đang mắc phải. Đôi khi, một số hư hỏng ở hệ thống phun nhiên liệu cũng sẽ làm sáng đèn cảm biến oxy. Do đó, việc hiểu chính xác về bộ phận này là cần thiết để biết được chung có thực sự hỏng hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc hiểu cụ thể hơn về vấn đề trên.
Cảm biến oxy trên xe ô tô là gì?
Cảm biến oxy là một trong những hệ thống cảm biến giúp phát hiện những lỗi trên ô tô có thể mắc phải trước khi chúng trở nên nặng hơn. Bộ phận này thường được gán ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống động cơ xe hơi. Nếu có bất kỳ bộ phận nào đó gặp trục trặc, đèn check engine sẽ báo sáng cảnh báo cho người dùng.
Cảm biến oxy trên ô tô
Cũng từ đó mà người thợ có thể nhanh chóng phát hiện ra vị trí hư hỏng và tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, tùy từng loại xe và hãng xe khác nhau mà sẽ có nhiều loại cảm biến khác nhau lắp đặt trên xe. Những loại cảm biến được sử dụng nhiều nhất đó là: Cảm biến trục cam, cảm biến khí nạp, cảm biến vị trí bướm ga và cảm biến oxy.
Công dụng của cảm biến oxy
Cảm biến oxy trên xe hơi đảm nhiệm vai trò như một chiếc máy đo lượng khí oxy còn dư trong khí thải động cơ. Từ đó, dữ liệu này sẽ được truyền về bộ kiểm soát và điều khiển trung tâm – ECU. Sau đó ECU sẽ tính toán và đưa ra những điều chỉnh nhiên liệu và lượng không khí nạp vào động cơ sao cho đạt hiệu suất cao nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế thì lượng oxy được nạp vào động cơ sẽ thay đổi theo từng giây. Bởi có rất nhiều yếu tố tác động đến lượng oxy như: nhiệt độ bên trong động cơ, nhiệt độ môi trường, tải trọng động cơ hay độ cao của địa hình so với mực nước biển,…Do đó, nếu cảm biến oxy bị hỏng sẽ khiến ECU không đưa ra được những thông tin xử lý chính xác, gây ra tình trạng lãng phí nhiên liệu và giảm tuổi thọ của động cơ.
Cảm biến oxy có công dụng vô cùng quan trọng
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý làm việc của cảm biến oxy cũng khá đơn giản. Sự tiếp xúc của lượng oxy trong khí thải với đầu dò cảm biến khi khí xả động cơ đi qua đường ống có lắp đặt cảm biến oxy sẽ tạo nên một dòng điện thế. Dòng điện thế này tỷ lệ nghịch với lượng oxy còn trong khí thải và truyền về ECU.
Nếu lượng oxy thải ra từ động cơ cao thì dòng điện thế phát sinh trên sẽ ở mức khoảng 0,1V. Ngược lại, nếu lượng oxy thải ra thấp thì dòng điện sinh ra từ cảm biến đạt khoảng 0,9V. Dựa vào dòng điện này mà ECU sẽ điều chỉnh lại thời gian cho phép phun nhiên liệu sao cho thích hợp để giúp lượng xăng và oxy trong động cơ để đạt tiệm cận ở mức lý tưởng, nâng cao hiệu suất động cơ.
Cấu tạo của cảm biến oxy
Trên thị trường hiện nay phổ biến hai loại cảm biến oxy đó là loại nung nóng và loại không nung nóng. Trong đó:
Cảm biến nung nóng là dòng cảm biến có lắp đặt một điện trở ở phía trong để sấy nóng bộ cảm biến. Điều này giúp cảm biến có thể nhanh chóng làm việc ở mức nhiệt cao (600 đến 650 độ F hoặc 315 đến 343 độ C), nhờ đó có thể ngay lập tức sản sinh điện thế và truyền về ECU.
Các loại dung dịch rửa xe máy, ô tô chuyên dụng phổ biến hiện nay
Cấu tạo của cảm biến oxy
Cảm biến không nung nóng là cảm biến không lắp đặt điện trở chỉ có thể đợi thiết bị tự nóng lên đến nhiệt độ làm việc yêu cầu. Đây chính là một khuyết điểm lớn của loại cảm biến này. Bởi chúng phải mất thời gian quá lâu cho việc hoạt động. Trong khi đó, khi mới bắt đầu di chuyển, xe sẽ phải chạy với lượng hòa khí – nhiên liệu không đạt chuẩn.
Như vậy, cảm biến oxy là một trong những bộ phận có vai trò quan trọng trên ô tô. Đây là bộ phận cần được kiểm tra và thay thế khi có bất cứ hỏng hóc nào. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp người đọc có thêm những kiến thức hữu ích nhất.