Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp thế nào?

Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp thế nào?
Đánh giá bài viết

Biến đổi khí hậu là hiện tượng gây tác động tiêu cực tới hệ sinh thái toàn cầu vì thế đây là một mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển ví dụ như Việt Nam. Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, đời sống mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự tồn vong của toàn cầu.

Ngày nay, cả thế giới đang rất nhức óc khi phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Trong số khoảng 20 năm trở lại đây được ghi nhận là nóng nhất kể từ khi bắt đầu thống kê, tuy nhiên 5 năm nóng kỷ lục nhất cũng chính là 5 năm vừa qua.

Theo các nhà khoa học đã công bố rằng tình trạng này đã và đang tiếp tục tàn phá Trái Đất nếu chúng ta không có giải pháp chống biến đổi khí hậu. Vậy ta cần hiểu biến đổi khí hậu là gì? Biểu hiện của biến đổi khí hậu ra sao? Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu như thế nào?

Biến đổi khí hậu là gì? Khái niệm biến đổi khí hậu toàn cầu

Biến đổi khí hậu là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự thay đổi của khí hậu bởi tác động chủ yếu của con người làm thay đổi những thành phần của khí quyển Trái Đất. Và khi sự thay đổi này kết hợp cùng một số yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên thì dẫn tới những biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói đơn giản hơn thì biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển và thủy quyển tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của Trái Đất.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của Trái Đất.

Biến đổi khí hậu toàn cầu là gì? Biến đổi khí hậu hay còn được gọi tên khác là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây là hiện tượng về sự thay đổi của khí hậu trong những khoảng thời gian có thể xác định và so sánh được.

Hiện tượng biến đổi khí hậu trước đây chỉ xuất hiện ở một số khu vực và trong một giai đoạn nhất định bởi sự biến đổi của tự nhiên gây ra. Các yếu tố tự nhiên này như: sự biến đổi của các dạng hải lưu, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất hay sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển,…. Tuy nhiên, sau này bởi sự tác động của con người, hàm lượng phát thải khí CO2 tăng cao vì thế mà hiện tượng này xảy ra với tần suất thường xuyên hơn và trên phạm vi toàn cầu.

Các loại biến đổi khí hậu

Tuy không được phân loại cụ thể nhưng biến đổi khí hậu xảy ra sẽ tác động tới nhiều yếu tố điển hình như: khí quyển (lớp xung quanh Trái Đất), thủy quyển (nước trong bề mặt và trên Trái Đất), sinh quyển (hệ thống động thực vật), thạch quyển ( vỏ Trái Đất và vỏ Đại dương) và băng quyển (lớp băng trên Trái Đất) trong hiện tại và thậm chí còn gây ra nhiều hậu quả khác nghiêm trọng hơn trong tương lai.

  • Dao động khí quyển: Đây là sự biến động của khí hậu dưới bất kỳ dạng thay đổi nào nếu có tính hệ thống, thường xuyên và cả không thường xuyên trong một giai đoạn.
  • Hiệu ứng nhà kính: Là biện pháp giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển dựa vào sự hấp thụ và phát xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây những chất khí. Cùng với đó, nhiệt lượng thoát ra từ Trái Đất tới không trung sẽ được giữ lại một cách tự nhiên.
  • Nước biển dâng: Là sự dâng lên của mực nước đại dương trên toàn cầu tuy nhiên hiện tượng này không phải do thủy triều hoặc bão.
  • Nóng lên toàn cầu: Là thuật ngữ được dùng để chỉ sự tăng dần của nhiệt độ trên Trái Đất trong từng giai đoạn lịch sử bởi những chất khí nhà kính (những chất làm giảm lượng bức xạ của Trái Đất thoát ra vũ trụ) tích tụ trong khí quyển gây ra.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?

Như vậy chúng ta đã biết biến đổi khí hậu là gì và khi nào nó xảy ra? Biến đổi khí hậu được biết qua một số biểu hiện như sau:

  • Hiện tượng nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính.
  • Hạn hán
  • Lượng mưa gia tăng.
  • Những thiên tai: mưa lớn, bão, lũ lụt, sạt lở đất,
  • ….
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu hiện nay 
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu hiện nay

Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả gì?

Với những tình trạng vừa đề cập ở trên, biến đổi khí hậu mang lại những hiệu ứng tiêu cực tới sự phát triển của mọi loài sinh vật đối mặt mang tính thời gian đã được khái quát trong 1o vấn đề mang tính toàn cầu:

Mất đa dạng sinh học

Sự thay đổi hệ sinh thái sẽ dẫn tới việc mất đa dạng sinh học. Đây là một trong những nguyên tố chính của tác hại biến đổi khí hậu, khi mà lượng khí CO2 có trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn gây ô nhiễm không khí và làm cạn kiệt dần lượng nước ngọt, môi trường sinh thái bị hạn hẹp.

Đặc biệt, điều này còn gây mất đa dạng sinh học, những sinh vật động vật thậm chí đang trên đà nguy cơ bị diệt vong. Một thực tế rằng trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay tăng lên kỷ lục.

Bệnh dịch ngày một gia tăng

Biến đổi khí hậu còn gây ra một số loại ô nhiễm không khí, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh không chỉ xuất hiện ở con người mà còn có ở sinh vật. Môi trường bị ô nhiễm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sôi nảy nở của những sinh vật gây hại.

Thiên tai kéo dài

Biểu hiện của biến đổi khí hậu rõ ràng nhất chính là thời tiết. Như đã đề cập ở trên, thời tiết càng cực đoan thì càng kéo theo nhiều thiên tai, hậu quả mà chúng để lại vô cùng nguy hiểm như: bão, sóng thần hay cháy rừng do khô hạn, hạn hán,…. Cụ thể, các đợt nắng nóng kéo dài và tăng đỉnh điểm tại Việt Nam cao gấp 4 lần so với trước đây.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu không chỉ gây thiệt hại về của cải vật chất mà còn thiệt hại về người và sinh vật.

Các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng nặng nề

Biến đổi khí hậu diễn ra khiến cho các nguồn tài nguyên của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt nguồn tài nguyên rừng và nước bị thiếu hụt trầm trọng. Khi mà các khu rừng bị cháy hoặc tình trạng hạn hán kéo dài bởi thay đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu làm cạn kiệt tài nguyên nước.
Biến đổi khí hậu làm khô hạn, cạn kiệt nguồn nước

Tiêu biểu nhất là các đợt cháy rừng của Úc và Amazon bởi nóng hạn hán thời gian dài và thiếu nguồn nước nặng nề. Điều này đã khiến cho khu rừng bị cháy nghiêm trọng và trong phạm vi rất lớn gây thiệt hại nhiều của cải vật chất, tính mạng cũng như sự đa dạng sinh học.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây ra hiện tượng băng tan làm cho mực nước biển dâng cao. Và nếu việc này có tiếp tục tái diễn mà không có sự ngăn cản nào từ con người thì theo dự đoán, vào những năm 2050 thì sẽ xảy ra nhiều thành phố bị nhấn chìm trong nước.

Khả năng gây ra chiến tranh

Như đã đề cập tới ở trên, tình trạng khí hậu thay đổi gây ra nhiều thiên tai và làm hao mòn, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Điều này có thể là lý do dẫn tới nhiều nguồn xung đột, chiến tranh lớn nhỏ xảy ra để tranh giành nhiều nguồn tài nguyên nhằm mục đích khắc phục sự khan hiếm của lương thực cũng như đất đai để sinh hoạt.

Ngoài các tác động trực tiếp tới môi trường chung thì biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng, môi trường và đặc biệt đến sức khỏe của con người và cả các sinh vật trên Trái Đất.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào?

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp Việt Nam rất nghiêm trọng.

  • Biến đổi khí hậu có khả năng sẽ là yếu tố có khả năng góp phần đáng kể vào tình trạng mất an ninh lương thực trong tương lai, thông qua cách giảm sản lượng lương thực và tăng giá lương thực. Từ đó thực phẩm có thể trở nên đắt hơn khi những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu đã tác động làm tăng giá năng lượng.
  • Bên cạnh đó, nước cần cho sản xuất lương thực có thể cũng trở nên khan hiếm hơn bởi việc sử dụng nước cho cây trồng ngày càng nhiều nhưng hạn hán cũng gia tăng.
  • Cạnh tranh về đất đai có thể sẽ gia tăng trong tương lai khi một số khu vực có khí hậu không phù hợp cho sản xuất. Hơn nữa, những hiện tượng thời tiết cực đoan kèm theo biến đổi khí hậu có thể sẽ khiến cho năng suất nông sản giảm đi một cách đột ngột dẫn tới giá cả tăng nhanh.
  • Chẳng hạn như, những đợt nắng nóng diễn ra vào mùa hè năm 2010 đã dẫn tới thiệt hại về sản lượng ở những khu vực sản xuất chính bao gồm: Nga, Ukraine, Kazakhstan. Từ đó góp phần đẩy giá các loại lương thực chính tăng đáng kể.
  • An ninh lương thực toàn cầu phụ thuộc vào cả sản xuất đủ lương thực lẫn tiếp cận lương thực. Nó được định nghĩa là trạng thái khi: mọi người, mọi lúc đề cần có khả năng tiếp cận về mặt thể chất lẫn kinh tế đối với thực phẩm đủ chất, an toàn, bổ dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như sở thích thực phẩm của họ để đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh (FAO, 1996).
  • Đối với an ninh lương thực thì rào cản chính là tiếp cận lương thực. Đủ lương thực được sản xuất trên toàn cầu nhằm cung cấp cho toàn bộ dân số thế giới hiện tại, tuy nhiên hơn 10% đang bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là gì?

Sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên

Sự thay đổi của những yếu tố tự nhiên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì là thuộc về yếu tố tự nhiên nên rất khó để có thể ngăn chặn hiện tượng này. Tuy nhiên, đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ làm thay đổi khí hậu trên toàn cầu và một số thay đổi nhỏ có thể gây ra hiện tượng này như sau:

  • Thay đổi cường độ sáng và xuất hiện điểm đen mặt trời

Từ khi mặt trời được hình thành (khoảng 4,5 tỷ năm) cho tới nay, cường độ sáng của nó đã tăng lên tới 30%. Ngoài ra, những điểm đen mặt trời cũng góp phần vào việc làm thay đổi bức xạ tới Trái Đất.

  • Sự thay đổi của những dòng hải lưu

Các dòng hải lưu ở đại dương luôn di chuyển một cách liên tục. Theo đó, chúng sẽ mang theo các dòng nước nóng đi khắp hành tinh và góp phần làm nhiệt độ của nước biển tăng cao.

  • Sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất

Trái Đất của chúng ta vẫn quay quanh mặt trời ở trục nghiêng 23.5 độ và chỉ số này đang thay đổi theo thời gian đã gây ra một số tác động đến nhiệt độ trên Trái Đất. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra rất chậm nên nó chỉ góp phần nhỏ gây ra vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

Sự tác động từ hoạt động của con người

Ngoài nguyên nhân từ sự thay đổi của một số yếu tố tự nhiên thì nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay chính là bởi những hoạt động của con người.

Theo tính toàn của các nhà khoa học, chính con người là đối tượng đang khiến cho nhiệt độ của Trái Đất tăng nhanh hơn gấp 170 lần so với tự nhiên. Những hoạt động này bao gồm: quá trình công nghiệp hóa, phá rừng, sử dụng phương tiện giao thông, sản xuất năng lượng.

  • Quá trình công nghiệp hóa

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, con người thực hiện mọi hoạt động đã liên tục xả thải trực tiếp khói bụi, khí CO2, SO2, NO2, CO,…. ra môi trường. Các loại khí này có tác dụng giữ nhiệt và gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ của Trái Đất ngày một tăng cao hơn. Hơn nữa, những loại khí này còn góp phần tạo ra các cơn mưa axit gây nguy hại cho con người và cả động, thực vật.

quá trình sản xuất công nghiệp xả thải trực tiếp khói bụi, khí CO2, SO2, NO2, CO,...ra môi trường
Quá trình sản xuất công nghiệp xả thải trực tiếp khói bụi, khí CO2, SO2, NO2, CO,…ra môi trường
  • Phá rừng

Rừng được ví như là lá phổi xanh của Trái Đất, nó giúp hút khí CO2 đồng thời thải ra O2. Việc chặt phá rừng khiến lượng khói bụi cũng như khí CO2 thải ra không được xử lý làm xuất hiện hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, phá rừng cũng khiến cho lũ lụt và sạt lở xảy ra nhiều hơn.

  • Sử dụng các phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông không còn xa lạ gì với chúng ta, phục vụ nhu cầu di chuyển của con người và nó càng ngày càng tăng cao về số lượng. Trong quá trình hoạt động, những phương tiện này liên tục xả thải khói bụi ra ngoài môi trường làm thay đổi thành phần tự nhiên của không khí, dẫn tới ô nhiễm môi trường và góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính.

  • Sản xuất năng lượng

Các vụ rò rit hay nổ hạt nhân và quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng tạo ra hàng tấn lượng khí bụi và khí nhà kính. Điều này góp phần trực tiếp làm thay đổi hệ thống khí quyển và cả nhiệt độ.

Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay như thế nào?

Biến đổi khí hậu trên thế giới

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và gây ra hậu quả xấu không chỉ riêng với con người mà còn gây hại cho toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái Đất. Theo IPCC, mực tăng trung bình 1,5 độ đồng nghĩa sẽ khiến 20-30% loài có nguy cơ tuyệt chủng bởi chúng không kịp thích nghi được với sự thay đổi chóng mặt của thời tiết và nhiệt độ. Trong khi đó, một số loài khác thì đang phải học cách thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, kích thước cơ thể để có thể tồn tại.

Theo một nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Josh Van Buskirk, Robert Mulvihill và Robert Lieberman cho thấy rằng, sự suy giảm chiều dài cũng như chiều dài cánh của hơn 60 loài chim khiến chúng ta nhận thấy rõ ràng hơn về tình trạng báo động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Năm 2020, thế giới cũng chịu nhiều biến động mà từ trước tới nay chưa từng có tiền lệ đó là cháy rừng thiêu rụi các khu vực rộng lớn ở Úc, Siberia, Bờ Tây Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Sự việc này đã tạo ra những đám khói bay vòng quanh thế giới. Ngoài ra, ở nhiều khu vực châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á,…. thường xuyên xuất hiện lũ lụt một cách bất chợt.

Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2020, ở Trung Quốc đã trải qua tới 21 trận lũ lụt và con số này gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước, thiết lập kỷ lục lịch sử mới kể từ năm 1998. Lũ lụt cũng diễn ra ở thủ đô Jakarta (Indonesia) rất nghiêm trọng vào tháng 01/2020, gây thiệt hại lớn khiến ít nhất hơn 60 người thiệt mạng, 60.000 người cần phải sơ tán.

Hơn nữa, bão xoáy diễn ra với số trận vượt mức kỷ lục của những năm trước đó, điển hình trận bão Amphan đổ bộ vào gần biên giới Ấn Độ – Bangladesh (20/05). Đây là một trận bão nhiệt đới được ghi nhận gây nhiều thiệt hại nhất ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương từ trước đến nay, với mức thiệt hại được báo cáo ở Ấn Độ với con số lên khoảng 14 tỷ USD (theo Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO năm 2020).

Hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến cho ít nhất 3.500 người đã thiệt mạng bởi ảnh hưởng của thiên tai và hơn 13,5 triệu người mất nhà cửa. Hơn thế, tính riêng 10 thảm họa thời tiết khủng khiếp nhất trong năm 2020 đã gây ra thiệt hại lên tới 150 tỷ USD trên toàn thế giới và ảnh hưởng nặng nề tới các nước, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp và khả năng hồi phục kinh tế chậm.

Điều này dẫn tới hệ lụy mất an ninh lương thực gia tăng trở lại kể từ năm 2014. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) công bố số liệu mới nhất, có gần 690 triệu người tương đương 9% dân số thế giới bị suy dinh dưỡng, khoảng 750 triệu người đã phải trải qua hiện trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào năm 2019.

9% dân số thế giới bị suy dinh dưỡng và có tới khoảng 750 triệu người đã phải trải qua hiện trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào năm 2019.
9% dân số thế giới bị suy dinh dưỡng và có tới khoảng 750 triệu người đã phải trải qua hiện trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào năm 2019.

Đặc biệt, số người rơi vào tình trạng khủng hoảng, khẩn cấp và đói kém đã và đang gia tăng lên gần 135 triệu người tính trên 55 quốc gia. Theo dự báo, có tới khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ gặp khó khăn về nước sạch, khoảng 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực trong những năm tiếp theo.

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu tình hình khí hậu xấu đi, đừng vị trí thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018 và đứng thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) (David Eckstein et al., 2017). Điều này tác động rất lớn tới nền kinh tế cũng như sự phát triển lâu dài, bền vững của Việt Nam. Một số hệ lụy không lường mà nó gây ra như: gia tăng mực nước biển, nhiệt độ tăng cao hay hiện tượng bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán, mất mùa,….

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận liên tiếp những kỷ lục mới về nhiệt độ và lượng mưa, thể hiện rõ nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng ta vẫn còn nhớ kỷ lục được ghi nhận vào mùa khô năm 2015 – 2016 và ngay sau đó vào khoảng 2019-2020 là một năm kinh hoàng với người dân nơi đây khi mà lượng nước từ thượng nguồn chảy về khu vực này làm thiếu hụt trầm trọng khiến tình trạng xâm nhập mặn ở mức đáng báo động, cao nhất trong lịch sử.

Điều này đã làm thiệt hại khoảng 58.400ha lúa, 6.650ha cây ăn quả và 8.715ha nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khiến khoảng 96.000 hộ với 430.000 người dân đang bị thiếu nước sinh hoạt.

Nhiệt độ tăng cao còn làm cho mực nước biển dâng lên một cách nhanh chóng. Theo trạm quốc gia Hòn Dấu, số liệu được ghi nhận trong vòng 50 năm thì mực nước biển dâng khoảng 20cm. Tình hình này chắc chắn còn kéo dài và khi nước biển dâng thêm 100cm nữa thì đồng nghĩa Việt Nam sẽ mất đi 40.000km2 diện tích đất và 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này gây tổn thất đối với GDP khoảng 10% và theo dự kiến, điều này sẽ xảy ra vào năm 2100.

Ngoài ra, qua từng thời năm thì hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Trong tổng kết của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, nếu tính từ đầu năm 2021 cho tới nay thì Việt Nam đã xảy ra 8 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; 109 trận động đất nhẹ và 316 trận mưa đá, dông lốc, sét; 140 trận mưa lớn, lũ cục bộ và trong đó có tới 9 trận lũ ống, lũ quét và 157 vụ sạt lở bờ sông; 6 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc và 7 đợt nắng nóng. Theo ước tính, giá trị thiệt hại rơi vào khoảng 1.428 tỷ đồng.

Biến đổi khí hậu không chỉ gây thiệt hại về của mà còn gây ra nhiều mất mát đau thương về người. Biến đổi khí hậu làm lây lan nhanh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét,…. gia tăng bệnh về tim mạch, phổi hay da liễu. Theo thống kê ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do thời tiết cực đoan gây ra xếp thứ 11 trên toàn thế giới và gây thiệt hại tới 0,678% GDP của cả nước.

Chống biến đổi khí hậu như thế nào?

Các nhà khoa học đã dự báo ngay cả khi loài người có thể ngừng hoàn toàn và ngay lập tức việc xả thải khí CO2 ra ngoài môi trường thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất vẫn tiếp tục sẽ tăng từ mức cao hơn bình thường 0,8 độ C, hiện nay thì lên mức 1,6 – 1,8 độ C. Nhiệt độ mới cao hơn mức bình thường của Trái Đất này sẽ còn kéo dài trong 500 năm nữa bởi các đại dương vốn đã bị ấm lên cần có thời gian để hạ nhiệt.

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 2 độ C nữa tức là tới ngưỡng gây thảm họa. Thế giới cần ngay lập tức loại bỏ hoàn toàn việc thải khí CO2 ra môi trường. Dưới đây là một số biện pháp khả thi được đưa ra bởi Tạp chí Sciencetific America mà chúng ta nên quan tâm tới:

Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Hạn chế đốt than, dầu cũng như khí thiên nhiên là một trong số những biện pháp khả thi nhất được các chuyên gia khuyến cáo. Hiện nay, dầu là một loại nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu mà người ta có thể sản xuất ra điện.

Theo nghiên cứu của những chuyên gia Năng lượng Mỹ, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một giải pháp nào hoàn hảo để thay thế nhiên liệu hóa thạch dù cho đây là nguồn nhiên liệu gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Do đó, dù sớm hay muộn thì việc tìm ra một nguồn nguyên liệu khác để thay thế cho dầu là điều rất quan trọng và cần thiết, càng sớm càng tốt. Một số nhiên liệu có thể thay thế như nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay những nguồn năng lượng khác.

Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

 

Cải tạo và nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở là yếu tố chiếm tới gần ⅓ lượng phát tán khí gây ra hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu, tính riêng ở Mỹ đã là 43%. Do đó, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng chẳng hạn như tăng cường hệ thống bảo ôn hay xây dựng các loại nhà “môi trường”, xây dựng cầu thang điều chỉnh nhiệt,… dẽ là giải pháp giúp tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu, đồng thời giảm mức phát tán khí thải hiệu quả.

Bên cạnh đó, những công trình giao thông điển hình như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư một cách thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm thiểu nhiên liệu cho các phương tiện giao thông mà nó còn giúp giảm cả lượng khí phát tán độc hại. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng những loại lò đốt trong công nghiệp, ví dụ như: lò khí hóa than hay lò dùng trong sản xuất xi măng,…. cũng sẽ làm giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Làm việc ở gần nhà

Theo các nhà khoa học, với mỗi 1 gallon nhiên liệu (tương đương khoảng 4,5 lít) để cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9kg khí CO2 phát tán. Theo đó, làm việc gần nhà mà không cần dùng đến xe, đi bộ hoặc đi xe đạp sẽ là giải pháp vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt kinh tế môi trường.

Giảm tiêu thụ

Một trong số các phương án kinh tế nhất chính là tiết kiệm giảm chi tiêu. Điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta còn có thể áp dụng để làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chẳng hạn như giảm sử dụng những loại bao gói thì sẽ làm giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn tái chế.

Một trong số những vấn đề bức xúc nhất hiện nay có thể kể đến là việc sử dụng quá nhiều những loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic, nguyên nhân gây nên hiệu ứng “ô nhiễm trắng”,….

Ăn uống điều độ, tăng cường rau củ quả

Việc ăn uống thông minh, tăng cường rau và hoa quả được xem là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều tuy nhiên về mặt môi trường thì việc làm này lại có ý nghĩa khác.

Theo đó, người ta thường khuyến khích việc canh tác hữu cơ, chính là gieo trồng những loại rau, hoa quả không sử dụng phân hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn được loại thực phẩm vừa cân bằng được dưỡng chất lại vừa ngon miệng mà không thiếu tính bảo vệ môi trường quả thật không hề đơn giản, trong khi những hãng sản xuất lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thịt vừa không tốt cho cơ thể, trong khi riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất, thải ra môi trường những loại chất gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.

Tăng cường ăn rau củ quả, hạn chế ăn thịt vừa tốt cho sức khỏe lại bảo vệ môi trường.
Tăng cường ăn rau củ quả, hạn chế ăn thịt vừa tốt cho sức khỏe lại bảo vệ môi trường.

Chặn đứng hoạt động phá rừng

Theo số liệu được thống kê bởi Bộ Môi trường Mỹ, trên Thế giới mỗi năm bình quân có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra vượt quá 1,5 tỷ tấn khí thải CO2 thải vào môi trường và chiếm tới 20% lượng khí thải nhân tạo gây ra hiện trạng hiệu ứng nhà kính. Do đó, việc chặn đứng nạn phá rừng là việc làm sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.

Tiết kiệm điện năng

Tiết kiệm điện năng được xem là một trong số những giải pháp kinh tế khả thi nhất với mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt gia tăng sử dụng những thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như: các loại pin nạp hay bóng đèn compact,…

Theo các chuyên gia của Bộ Môi trường Mỹ, ở quốc gia này mỗi nhà chỉ cần thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng thành bóng đèn compact và ứng dụng trên toàn quốc sẽ tiết kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu gia đình khác.

Mỗi cặp vợ chồng nên sinh một con

Trên Thế giới hiện nay đã có khoảng 7 tỷ người và theo như dự báo của LHQ thì con số này sẽ tăng lên 9 tỷ đến giữa thế kỷ 21. Như vậy, việc gia tăng này kéo theo nhu cầu về thực phẩm, quần áo cũng như những nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay.

Với mức tiêu thụ quá lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán rất lớn gây hiệu ứng nhà kính, nhất là ở những quốc gia đang phát triển. Việc áp dụng phương pháp mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực và được coi là một phương án phát triển bền vững, khả thi nhất trong tương lai.

Khai phá nguồn năng lượng mới

Việc tìm kiếm những nguồn năng lượng mới với mục đích để thay thế nhiên liệu hóa thạch là một thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Và một số nguồn năng lượng trở thành ứng viên sáng giá nhất đó chính là ethanol từ cây trồng, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hydro từ quá trình thủy phân nước hay nhiên liệu sinh học,….

Ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất

Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung tiến hành các thử nghiệm mới như kỹ thuật phong bế mặt trời hay quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất,…. với mục đích làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Ngoài những giải pháp này ra thì các nhà khoa học còn tính tới kỹ thuật phát tán những hạt sulfate vào không khí nhằm để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển tương tự như quá trình phun nhan thạch của núi lửa hay lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chênh lệch ánh sáng của mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ Trái Đất bằng những màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời và cũng có thể tạo ra những đại dương có chứa sắt hoặc những giải pháp nhằm tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng có thể hấp thụ lượng khí CO2 nhiều hơn bình thường,….

Ứng dụng công nghệ mới để bảo vệ Trái Đất để chống lại biến đổi khí hậu.
Ứng dụng công nghệ mới để bảo vệ Trái Đất để chống lại biến đổi khí hậu.

 

Kết Luận

Như vậy, chúng ta đều biết rằng những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt. Do đó, mỗi chúng ta cần đẩy nhanh việc thực hiện hóa các giải pháp nhằm chống lại biến đổi khí hậu để góp phần ổn định đời sống người dân, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Hy vọng rằng bài viết về chủ đề biến đổi khí hậu là gì mà mayruaxegiadinh.com.vn đã chia sẻ trên đây hữu ích với bạn đọc. Và qua một số giải pháp nhằm hạn chế biến đổi khí hậu, mỗi chúng ta hãy hành động ngay từ bây giờ vì một Trái Đất tốt đẹp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *