Bão áp thấp nhiệt đới là gì? Phân biệt bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới

Bão áp thấp nhiệt đới là gì? Phân biệt bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới
Đánh giá bài viết

Bão áp thấp nhiệt đới thường được gọi chung là xoáy nhiệt đới, là thuật ngữ thông dụng mà chúng ta vẫn thường xuyên được nghe trong các bản tin thời tiết. Vậy bản chất của bão áp thấp nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành bão áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng của chúng ra sao?… Cùng tìm hiểu những kiến thức liên quan về bão áp thấp nhiệt đới là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Lý thuyết về bão áp thấp nhiệt đới là gì?

Bão áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới, là một vùng xoáy hình thành trên các vùng biển nhiệt đới và có đường kính lên tới hàng trăm ki-lô-mét.

Bão áp thấp nhiệt đới là gì?
Bão áp thấp nhiệt đới là gì?

Bão là gì?

Bão là một loại hình thời tiết cực đoan, là thuật ngữ để chỉ trạng thái nhiễu động của khí quyển. Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu đều là chỉ riêng đến bão nhiệt đới.

Bão nhiệt đới là gì? Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh lúc này nó liên tục phát triển để tạo một nguồn năng lượng đủ để thu hút gió cùng hơi nước thì lúc đó bão nhiệt đới được hình thành.

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Định nghĩa

Áp thấp nhiệt đới là một hiện tượng thời tiết phức hợp có dạng một vùng xoáy với đường kính lên tới hàng trăm kilomet, được hình thành chủ yếu trên những vùng có khí hậu nóng như biển nhiệt đới và diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc trên đất liền.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới là gì?

Các điều kiện trên bề mặt khí quyển bao gồm: khí áp, nhiệt độ, hơi nước, gió,… chính là những tác nhân để hình thành nên áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu nóng như đại dương hay trên biển nhiệt đới.

Hình ảnh áp thấp nhiệt đới ở biển Đông đang tiến vào Việt Nam
Hình ảnh áp thấp nhiệt đới ở biển Đông đang tiến vào Việt Nam

Quá trình hình thành áp thấp nhiệt đới là gì?. Khi một vùng không khí nóng lên tại các vùng lân cận, khí áp sẽ giảm kéo theo sự hút gió từ các phía khí áp cao hơn và hút vào tâm áp thấp tạo thành gió xoáy nhờ tác động của lực Coriolis ( lực lệch hướng do Trái Đất tự quay) đồng thời sẽ tạo ra hơi nước (thăng động).

Hướng gió lệch về bên phải tạo nên xoáy nghịch nhiệt đới ở bán cầu Bắc và hướng gió lệch sang bên trái so với hướng chuyển động hình thành xoáy thuận nhiệt đới ở bán cầu Nam (do lực Coriolis).

Hiện tượng nhiễu động điện xảy ra khi hai hướng gió ngược chiều nhau ở cả hai bán cầu đột ngột thay đổi khi ở các vùng khí hậu ôn đới. Đó chính là quá trình tạo nên áp thấp nhiệt đới.

Phân biệt bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới

Bão và và áp thấp nhiệt đới mang những điểm tương đồng nhau nhưng cũng đồng thời khác nhau và điểm khác chính nhất được dựa theo cấp độ gió.

Gió được chia thành 13 cấp từ cấp 0 đến cấp 12. Đây là sự phân chia cấp gió của Francis Beautfort – Đô đốc Hải quân người Ireland và dựa theo cấp gió ta có thể phân biệt được:

  • Gọi là áp thấp nhiệt đới khi cường độ gió đạt cấp 6 -7, tức là yếu hơn 63 km/giờ.
  • Gọi là bão nếu cường độ gió đạt hơn cấp 8, tức là mạnh hơn 64 km/giờ.

Ở cường độ gió từ trên cấp 8, bão được gọi là bão lớn với cuồng phong (typhoon) khi gió mạnh hơn 118 km/giờ (tương đương cấp 12,64 knots). Khi gió mạnh hơn 240 km/giờ (tương đương trên 130 knot) tức cấp 4 trong thang bão Saffir-Simpson hoặc cấp 15 thang bão Beaufort thì bão được gọi là siêu bão hay bão rất to (super typhoon, super cyclonic storm, very intense tropical cyclone, intense major hurricane).

Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới cũng có thể trở thành bão nếu trong quá trình hình thành chúng phát triển đủ mạnh.

Áp thấp nhiệt đới cũng có thể mạnh dần và trở thành bão nhiệt đới.
Áp thấp nhiệt đới cũng có thể mạnh dần và trở thành bão nhiệt đới.

Rãnh áp thấp là gì?

Rãnh áp thấp được hình thành do sự hội tụ của hai đới gió tín phong đông bắc và đông nam hoặc đông bắc và tây nam gần vị trí xích đạo, và tùy theo mùa mà đôi khi nó cũng có thể dịch chuyển lên vị trí có vĩ độ cao hơn.

Đây là dải thời tiết xấu đồng thời là nguyên nhân hình thành bão, áp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh dưới cấp 6. Tuy cường độ của rãnh áp thấp không mạnh bằng áp thấp nhiệt đới cường độ mạnh cấp 6 đến cấp 8 và bão với cường độ mạnh trên cấp 8 nhưng khả năng tồn tại lâu ngày của nó cũng không thua kém gì.

Rãnh áp thấp có thể khiến thời tiết xấu và tình hình lũ diễn biến phức tạp cho một số khu vực bởi khả năng gây mưa rào, mưa vừa và mưa to kéo dài ngày của nó.

Khí áp thấp là gì?

Trước tiên, ta hiểu “khí áp” là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất, có tỉ trọng thay đổi tùy theo tình trạng của không khí (co lại hay mở ra) vậy nên khí áp hình thành khác nhau tạo nên các đai áp cao và đai áp thấp. Vì vậy, khí áp thấp chúng ta nên hiểu đơn giản là một loại khí áp mang tính chất nóng, ẩm.

Áp thấp nhiệt đới là gì? Khí áp thấp là gì?
Áp thấp nhiệt đới là gì? Khí áp thấp là gì?

Không khí có trọng lượng trung bình 1,3g/1 lít không khí, tuy trọng lượng nhẹ nhưng khí quyển có chiều dày trên 60.000km vậy nên với trọng lượng đó của khí quyển cũng tạo nên một sức ép lớn đến bề mặt của Trái Đất.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì?

Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự đổi hướng của tín phong bán cầu Bắc với tín phong bán cầu Nam khi vượt xích đạo hội tụ cùng đới gió tây xích đạo mở rộng.

Đây là một dải thời tiết xấu và thường hoạt động trong khu vực nội chí tuyến; hoạt động di chuyển dựa vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời có thể di chuyển lên Bắc hay xuống Nam.

Dải hội tụ nhiệt đới thường nằm ở phía nam xích đạo khi vào mùa đông
Dải hội tụ nhiệt đới thường nằm ở phía nam xích đạo khi vào mùa đông

Dải hội nhiệt đới thường gây ra mưa giông lớn trên diện rộng tại những khu vực mà nó hoạt động.

Điều kiện hình thành bão áp thấp nhiệt đới

Điều kiện để hình thành bão nhiệt đới đó là xuất hiện đồng thời 3 yếu tố chính gồm: nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy (dưới tác động của lực Coriolis).

Điều kiện hình thành bão áp thấp nhiệt đới là gì?
Điều kiện hình thành bão áp thấp nhiệt đới là gì?

Chỉ có khu vực trên biển trong dải vĩ độ 5- 20 độ vĩ hai bên xích đạo có mức nhiệt dao động từ 26 – 27 độ C mới đảm bảo được lượng hơi nước được cung cấp đủ nhở lượng nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển.

Ảnh hưởng của bão áp thấp nhiệt đới

Bão áp thấp nhiệt đới là gì mà các quốc gia ven biển đều ám ảnh khi có thông tin về sự xuất hiện của nó? Bởi mỗi một trận bão áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền kéo theo đó là hàng trăm milimet nước chỉ trong 24h và gây ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng của bão áp thấp nhiệt đới.

Ở vùng núi nói riêng, khi bão áp thấp nhiệt đới đổ bộ do lượng nước lớn cùng đặc thù địa hình dốc dẫn đến tốc độ nước chảy mạnh rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ảnh hưởng đến chính tính mạng của con người.

Tại những vùng ven biển, bão áp thấp nhiệt đới kèm theo triều cường là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt và khi bão kèm theo gió giật mạnh, lốc xoáy làm thiệt hại lớn không chỉ về tài sản, phá hủy nhiều công trình, nhà cửa, cây cối, mùa màng, động vật chăn nuôi, gia súc gia cầm,….mà nguy hiểm hơn hết đó là tính mạng của con người.

Ảnh hưởng của bão áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam

Do đặc điểm vị trí địa lý với địa hình đặc thù nằm trong vùng nhiệt đới vì vậy mà Việt Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những cơn bão áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh mẽ đổ bộ vào.

Mùa bão ở Việt Nam thường tập trung trong khoảng thời gian chính từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm, có những cơn bão xuất hiện sớm vào tháng 5 thường bắt đầu từ miền Bắc và di chuyển dần về phía Nam có những cơn bão xuất hiện muộn vào tháng 12 và khu vực chịu ảnh hưởng của bão thường xuyên và nhiều nhất theo thống kê là khu vực vùng ven biển miền Trung.

Ảnh hưởng của bão áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam
Ảnh hưởng của bão áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam

Bão áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào đất liền gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người vì vậy mà việc dự đoán chính xác về thời gian và đường đi của bão là điều vô cùng cần thiết.

Hiểu được những hậu quả mà nó đem lại, chúng ta cần tiến hành những biện pháp phòng ngừa, đối phó khi bão xảy ra. Tàu thuyền hoạt động trên biển cần cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên, tuân thủ đúng quy định khi vận hành trên biển và làm theo sự hướng dẫn kịp thời từ cơ quan chức năng khi gặp phải bão áp thấp nhiệt đới trên biển nhằm tránh những thiệt hại không đáng có.

Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu kiến thức về bão nhiệt đới là gì cũng như những nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới, tác hại và ảnh hưởng của nó đến đời sống của con người. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trong bài hữu ích với bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *